Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của hỗn hợp thảo dược Tỏi và Gừng với các tỷ lệ khác nhau

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng kháng khuẩn của dịch ép một số loại thảo dược đối với vi khuẩn pseudomonas spp gây bệnh lở loét trên cá bông bớp (bostrichthys sinensis) (Trang 55 - 57)

- Phân lập vi khuẩn Pseudomonas spp gây bệnh lở loét trên cá Bống

3.4.Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của hỗn hợp thảo dược Tỏi và Gừng với các tỷ lệ khác nhau

Gừng với các tỷ lệ khác nhau

Trong quá trình tiến hành thí nghiệm chúng tôi đã thử nghiệm kết hợp các loại thảo dược với nhau tuy nhiên hợp chất giữa Tỏi và Gừng tạo ra kích thước vòng vô khuẩn lớn nhất. Trên cơ sở đó thử nghiệm hợp chất Tỏi và Gừng ở các tỷ lệ phối trộn khác nhau nhằm tìm ra công thức có khả ngăng tiêu diệt vi khuẩn mạnh nhất. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.12. Khả năng kháng khuẩn của hỗn hợp Tỏi - Gừng đối với Pseudomonas spp

Nồng độ pha loãng

Đường kính vòng vô khuẩn (mm)

Mức kháng khuẩn (theo tiêu chuẩn Bauer – Kirby,

1997)

75%: 25% 25,85± 0,54 a Cao

25% : 75% 17,45 ± 0,42 c Trung bình

(Ghi chú: Các chữ cái trong cùng một cột khác nhau biểu thị sự sai khác

có ý nghĩa thống kê (P<0,05))

Hình 3.19. Đường kính vòng vô khuẩn của hỗn hợp dịch ép từ Tỏi và Gừng đối với Pseudomonas spp

Hình 3.20. Vòng kháng khuẩn của hỗn hợp dịch ép từ củ Tỏi và củ Gừng Từ bảng 3.8 và hình 3.9 cho thấy ,khả năng diệt vi khuẩn của hỗn hợp này rất tốt. Hỗn hợp với tỷ lệ 75% Tỏi với 25% Gừng cho hiệu quả cao nhất (25,85mm), tỷ lệ 50 % Tỏi với 50% Gừng cũng có khả năng kháng khuẩn tốt (25,16mm), tỷ lệ 25% Tỏi với 75% Gừng cho khả năng kháng khuẩn trung bình (17,45mm) (sự sai khác đường kính vòng vô khuẩn giữa các nồng độ có ý nghĩa thống kê (P<0,05)).

Khả năng kháng khuẩn mạnh của dịch ép hỗn hợp Tỏi và Gừng được giải thích trên cơ sở sự tương tác thuốc. Trong quá trình phối trộn 2 loại dịch ép này có thể do tính chất hóa học khác nhau hoặc do tác dụng dược lý khác nhau mà giữa chúng có sự tương tác lẫn nhau theo chiều hướng có lợi (tăng khả năng kháng khuẩn). Kết quả bảng 3.19 cho cũng cho thấy tỷ lệ phối trộn đã ảnh hưởng đến hiệu quả kháng khuẩn của hợp chất này.

Chúng tôi thử nghiệm hợp chất này trên vi khuẩn Pseudomonas lần đầu cho kết quả khả quan có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng kháng khuẩn của dịch ép một số loại thảo dược đối với vi khuẩn pseudomonas spp gây bệnh lở loét trên cá bông bớp (bostrichthys sinensis) (Trang 55 - 57)