Đánh giá tổng quan về tình hình xuất khẩu hàng may mặc trong công ty

Một phần của tài liệu 23 ebook VCU vận DỤNG một số PHƯƠNG PHÁP THỐNG kê PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc tại CÔNG TY CP MAY và TM mỹ HƯNG nguyen thi hau k41d4 (Trang 29)

- Nhân tố về vốn vật chất hay sức mạnh về tài chính

3.2.1. Đánh giá tổng quan về tình hình xuất khẩu hàng may mặc trong công ty

3.2.1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần may và TM Mỹ Hưng

a. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên gọi: Công ty CP may và TM Mỹ Hưng

Tên giao dịch tiếng Anh: MyHung Garment and trading Joint Stock Company. Viết tắt: Myhung co..JSC

Địa chỉ : Km 24 – Quốc lộ 5A xã Dị sử -huyện Mỹ hào – Tỉnh Hưng yên.

Công ty CP may và TM Mỹ Hưng là một đơn vị sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, hoạt động riêng biệt có 1 trụ sở nằm trên quốc lộ 5A thuộc xã Dị sử - Mỹ hào – Hưng yên.

Từ khi thành lập cho đến nay công ty đã và đang cung cấp sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước những sản phẩm có uy tín cà chất lượng tốt. Hiện nay sản phẩm của công ty đang có mặt trên một số thì trường lớn như: Nhật, Hồng Kông,Mỹ…hàng năm đóng góp khoảng 0.002% - 0.003% vào tổng giá trị kim ngạch xuất khảu của ngành dệt may.

Sản phẩm của công ty luôn đảm bảo được những tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng và đặc biệt là thời hạn bàn giao hàng. Không những thế công ty đã hoàn thành

trách nhiệm đối với ngân sách Nhà nước và người lao động, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

b. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty

- Chức năng, nhiệm vụ:

Công ty CP may và TM Mỹ hưng có chức năng, nhiệm vụ chính là sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng may mặc, và các công việc liên quan đến ngành may theo các phương thức sau:

+ Nhận gia công toàn bộ: nhận nguyên vật liệu, phụ liệu của khách hàng để gia công toàn bộ cho khách hàng thành thành phẩm.

+ Sản xuất hàng xuất khẩu theo hình thức FOB + Sản xuất hàng nội địa (sản xuất bao bì Carton) - Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Là một công ty có quy mô sản kinh doanh nhỏ, hoạt động độc lập, chỉ chuyên nhận sản xuất và gia công xuất khẩu cho nước ngoài một số mặt hàng chủ yếu là: Nịt bụng, áo sơ mi nam dài tay, áo sơ mi nam cộc tay và áo jacket

Thị trường xuất khẩu chính của công ty là: Nhật bản, Hồng Kông, Mỹ.

Công ty chỉ có một địa điểm vừa là trụ sở giao dịch vừa là nơi diển ra các hoạt động sản xuất, không có đơn vị trược thuộc.

Do đặc điểm của công ty là sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nguyên phụ liệu do khách hàng chuyển đến, công ty chỉ quản lý về mặt chất lượng, do đó các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất gia công chỉ bao gồm chí nhân công, chi phí nguyên phụ liệu, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản và các chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp khác gắn với hợp đồng xuất khẩu. Các khoản chi phí này đều được tập hợp theo từng mã hàng của mỗi đơn đặt hàng .

S

Ơ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

- Hội đồng Quản Trị: là cơ quan quản lý cao nhất của công ty. HĐQT có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định các vấn đề về lợi ích và quuyền lợi công ty, dự kiến phân phối lợi nhụân và chi lãi cổ phần

- Giám đốc: là nguời điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm truớc hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đuợc giao.

- Phó giám đốc: có quyền chỉ đạo kiêm tra các phân xuởng theo đúng quy trình công nghệ sản xuất, đảm bảo cả chât luợng và số lượng cho hệ thống bán hàng và chịu trách nhiệm truớc giám đốc và sản phẩm làm ra .

- Phòng kế toán : có chức năng hạch toán kế toán , tham mưu cho giám đóc về lĩnh vực tài chính, kế hoạch vay vốn ngân hàng ,nhằm đảm bảo cân đối tài chính , phục vụ cho việc kiểm tra sử dụng , bảo quản các loại vật tư tiền vốn. Cung cấp tài liệu cho việc điều

Phòng kỹ thuật Phòng kế toán Phòng KCS Phòng cơ điện Phó giám đốc GIÁM ĐỐC Phân xưởng sản xuất Phòng XNK+ kho HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Tổ cắt Xuởng may I Xuởng may II Xuởng may III Xưởng nịt bụng Phòng tổ chức hành chính

hành sản xuất kinh doanh, kiêm tra và phân tích các chính sách hoạt động kinh tế phục vụ cho công tác thống kê và thông tin kinh tế.

- Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ thiết kế dây chuyền công nghệ may từng loại sản phẩm của mỗi mã hàng khác nhau, lập tiêu chuẩn kỹ thuật ,thiết kế, giác sơ đồ cắt và ban hành mẫu chuẩn cho sản xuất hàng loạt

- Phòng xuất nhập khẩu + kho: đảm bảo về công tác kế hoạch và nhập khẩu. Trực tiếp

giao dịch với khách hàng giúp Giám đốc đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế, lập chứng từ thanh toán, hoàn tất thủ tục thanh toán với khách hàng trong và ngoài nước. Chịu trách nhiệm cung ứng nguyên phụ liệu, công cụ dụng cụ, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ sản xuất bằng nguồn nguyên liệu nhập khẩu hoặc mua tại thị truuờng trong nuớc

- Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra đánh giá chất luợng cũng như mẫu mã sản phẩm có đúng với thiết kế, yêu cầu hay không. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất luợng và quy cách về sản phẩm sản xuẩt ra.

- Tổ cắt: có nhiệm vụ chuyên cắt các mẫu mà phòng kỹ thuật đưa xuống

- Các phân xuởng khác: đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt, liên tục, đảm bảo tiến độ giao hàng theo đơn dặt hàng đã ký kết.

3.2.1.2. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp

a. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp bao gồm:

- Vốn: nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu được góp bởi cổ phần của các cán bộ công nhân viên trong công ty nên không lớn lắm dẫn đến việc đầu tư vào trang thiết bị máy móc còn hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ.

- Lao động: Do số lượng lao động trong công ty tương đối ổn định nên cũng đảm bảo tốt tiến độ sản xuất. Trong nhưng năm gần đây, do trình độ người lao động dần được nâng cao, giúp cho công ty liên tục hoàn thành và hoàn thành vươt mức các kế hoạch sản xuất, và kê hoạch xuất khẩu.

- Nguồn hàng và mức độ tin cậy của nhà cung cấp: Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là sản xuất và nhận gia công xuất khẩu, nên nhận hầu hết các nguyên liệu chính

từ nước đặt gia công nên nguồn cung câp nguyên vật liệu của công ty là tương đối ổn định. Ngoài ra để sản xuất phục vụ tự xuất khẩu, Công ty thường xuyên phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu, phụ liệu từ nước ngoài về để sản xuất, vì vậy cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan, làm cho tiến độ sản xuất cũng bị ảnh hưởng.

- Sức cạnh tranh về giá: Việc xây dựng đơn giá phù hợp, đủ bù đắp toàn bộ chi phí sản xuất và các chi phí liên quan khác, đảm bảo mang lại cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận đủ lớn là rất quan trọng, nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách hàng và đối thủ cạnh trạnh. Chính vì điều này mà đã làm ảnh hưởng lớn tới chiến lược giá cả của công ty.

- Chất lượng sản phẩm và sự am hiểu thị trường: Chất lượng hàng hóa không chỉ thu hút khách, làm tăng khối lượng tiêu thụ mà còn là điều kiện để doanh nghiệp nâng giá một cách hợp lý mà vẫn đảm bảo uy tín. Sự am hiểu về thị trường và thói quen tiêu dùng của người bản xứ là điều rất quan trọng dối với việc ra các quyết định sản xuất hàng xuất khẩu của doanh nghiệp.

b. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

- Các cộng cụ chinh sách vĩ mô: Những năm gần đây do thực hiện cơ chế mở cửa và việc Việt nam chính thức trở thành thành viên của WTO đã tạo nhiều điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu phục vụ cho sản xuất.

Tỷ giá và các chính sách đòn bẩy khác cũng ảnh hưởng sâu săc tới quy mô và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty.

- Các yếu tố khoa học công nghệ: Với sự phát triển ngày càng cao của công nghệ hiện đại, công ty dần đang áp dụng các công nghệ mới vào dây chyền sản xuất của mình thể hiện ở năng xuất lao động ngày càng cao.

3.3. Kết quả phân tích và xử lý dữ liệu3.3.1. Phân tích dữ liệu sơ cấp 3.3.1. Phân tích dữ liệu sơ cấp

Sau khi tổng hợp 20 phiếu điều tra phỏng vấn về tình hình xuất khẩu và việc tổ chức công tác phân tích thống kê tình hình xuất khẩu hàng hóa trong công ty cổ phần may và TM Mỹ Hưng cho thấy kết quả như sau:

3.3.1.1.Về công tác phân tích thống kê tình hình xuất khẩu hàng hóa trong công ty.

- Ở câu hỏi 1: có có 70%(14/20 phiếu )số người cho rằng công tác phân tích thống kê tình hình xuất khâu hàng hóa trong công ty là cần thiết, số còn lại 30%(6/20 phiếu)số người cho rằng công tác này là không cần thiết.

Như vậy có thể thấy đa số người được hỏi đều cho rằng công tác phân tích thống kê tình hình xuât khẩu hàng hóa trong doanh nghiệp là cần thiết.

- Ở câu hỏi 2: trong số các vai trò được liệt kê của công tác phân tích thống kê tình hình xuất khẩu hàng hóa trong việc xây dựng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh nói chung va tình hình xuất khẩu hàng may mặc nói riêng thì:

có 10% (2/20 phiếu)số người được hỏi cho rằng công tác này giúp cho việc tính toán cụ thể các chỉ tiêu, 30%(6/20 phiếu)cho rằng công tác này giúp cho người quản lý nắm được thực trạng tình hình kinh doanh của công ty tông qua các số liệu thống kê, có 10%(2/20 phiếu) cho rằng công tác này lại giúp tìm ra các nhân tố tác động tới các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh từ đó giúp tìm ra biện pháp thúc đẩy hay khắc phục, có 40% (8/20 phiếu) số người lại cho rằng công tác này cung cấp các số liệu quan trọng trong việc lập các kế hoạch kinh doanh, còn lại 10% (2/20 phiếu) thì cho rằng thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa trong doanh nghiệp là một bộ phân nghiên cứu quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Như vậy qua kết quả khảo sát như trên có thế thấy phần lớn số ngườ được hỏi cho rằng công tác này giúp cung cấp các số liệu quan trọng cho việc lập các kế hoạch kinh doanh, chỉ có một số ít cho rằng công tác phân tích thống kê tình hình xuất khẩu hàng

hóa trong doanh nghiệp giúp tìm ra các nhân tố tác động tới một số chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu. Đây có thể nói là một trong những vai trò quan trọng nhất cuả công tác này. - Ở câu hỏi 3: chỉ có 20%(4/20 phiếu) số người được hỏi cho rằng công tác phân tich sthoongs kê tình hình xuât khẩu hàng hóa trong công ty đã được thực hiện tốt, còn 80% cho rằng chưa tốt.

- Ở câu hỏi 4: có 70%(14/20 phiếu)số người được hỏi cho rằng việc tổng hợp số liệu thống kê và lên kế hoạch kinh doanh của công ty được thực hiện theo định kỳ hàng năm, còn lại 30% cho rằng công việc này được thực hiện hàng tháng.

- Ở câu hỏi 5: khi được hỏi về phương pháp thống kê đang dùng để phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa công ty đang áp dụng là phương pháp nào, chỉ có 10%(2/20 phiếu) nói đó là phương pháp dãy số thời gian còn lại 90% (18/20 phiếu)không biết là phương pháp nào.

Chứng tỏ phần lớn những người được hỏi đều không quan tâm tới việc phân tích các chỉ tiêu thống kê trong xuất khẩu.

- Ở câu hỏi 6: khi hỏi về khó khăn trong công tác phân tích thống kê tình hình xuất khẩu hàng hóa trong công ty thì thu thập được các ý kiến như sau:

+ Khó khăn trong việc thu thập dữ liệu thống kê. Ở đây bộ phận kế toán của công ty chịu trách nhiệm ghi chép, thống kê hàng hóa xuất khẩu theo từng đơn đặt hàng và chỉ tổng hợp lại vào cuối tháng. Do vậy việc lâp kế hoạch kinh doanh trong dài hạn của công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tổng hợp số liệu thống kê.

+ Phương pháp phân tích các chỉ tiêu thống kê còn hạn hẹp, chưa hiểu rõ.

+ Công ty mới chỉ xây dụng 2 chỉ tiêu thống kê trong xuất khẩu là doanh thu xuất khảu và khối lượng xuất khẩu.

- Ở câu hỏi 7: khi hỏi các đề xuất giúp cho công tác phân tích thống kê tình hình xuất khẩu hàng hóa trong công ty đạt hiệu quả, thu được một số ý kiến::

+ Bộ phận chịu trách nhiệm tổng hợp các số liệu liên quan đến xuất khẩu cần tổng hợp các số liệu thống kê theo năm để giúp cho công tác lập kê hoạch kinh doanh trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

+ Tìm hiểu thêm một số phương pháp thống kê để có thể phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiệu doanh thu xuât khẩu nhằm, qua đó giúp chủ động hơn triong việc ra các quyết dịnh kinh doanh

+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả họa động xuất khẩu theo từng mặt hàng, từng thị trường.

3.3.1.2. Về tình hình xuất khẩu hàng hóa trong công ty.

- Câu hỏi 1: có 100% số người được hỏi cho rằng hình thức xuất khâu của công ty là tự sản xuất và gia công hàng xuất khẩu.

- Câu hỏi 2:100% số người được hỏi cho rằng tình hình xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây có xu hướng tăng.

- Câu hỏi 3:100% số người được hỏi nói rằng: mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là: Nịt Bụng, áo sơ mi nam dài tay áo sơ mi nam cộc tay và áo jacket.

- Câu hỏi 4: 100% số người được hỏi nói rằng thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là: Nhật, Hồng kông và Mỹ

- Câu hỏi 5: khi hỏi về những khó khăn mà công ty đang gặp phải trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, thu được những ý kiến sau:

+ Thị trường xuát khảu của công ty còn nhỏ hẹp + Quy mô sản xuât nhỏ, thiếu vốn

+ Các mặt hàng xuất khẩu còn hạn chế + Chi phi sản xuất còn lãng phí

+ Kiến thức về quy định, thủ tục trong kinh doanh xuất khẩu còn một số điểm chưa nắm vững.

-Câu hỏi 6: hỏi về đề xuất giúp cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty hiệu quả hơn thu thập được các ý kiến sau:

+ Mở rộng quy mô sản xuát bằng cách tập trung huy động và sử dụng vốn có hiệu quả + Mở rộng thị trường xuất khẩu.

+ Tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi kiếu dáng , mẫu mã

+ Cán bộ nghiệp vụ xuất khẩu cần tìm hiểu thêm về các điều luật trong kinh doanh xuất khẩu

3.3.2. Phân tích dữ liệu thữ cấp

3.3.2.1. Đánh giá tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Bảng 3.1: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty CP may và TM Mỹ Hưng năm 2007 và 2008

Đơn vị tính :VND

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh

ST TL(%)

Tổng doanh thu 51.976.910.565 65.853.698.798 13.876.788.233 26.70 Trong đó:

Doanh thu xuất khẩu 45.686.128.950 56.604.196.440 10.918.067.490 23.90 Doanh thu bán hàng nội

địa 5.156.357.258

8.515.490.282 3.359.133.024 65.15 Doanh thu từ hoạt động

tài chính

1.134.424.357 1.323.988.483 189.564.126 16.71 Tổng chi phí 42.606.561.740 55.645.678.314 13.039.116.574 30.61 Tổng LN trước thuế 9.370.348.825 10.208.020.484 837.671.659 8.94 Thuế thu nhập doanh

Một phần của tài liệu 23 ebook VCU vận DỤNG một số PHƯƠNG PHÁP THỐNG kê PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc tại CÔNG TY CP MAY và TM mỹ HƯNG nguyen thi hau k41d4 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w