Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại công ty cổ phần xuất (Trang 30 - 33)

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ THỪA THIÊN HUẾ

2.1.1Quá trình hình thành và phát triển

- Năm 1989 sau khi tỉnh Bình Trị Thiên tách thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định số 21/QĐ-UB thành lập công ty Liên hiệp xuất nhập khẩu và đầu tư Thừa Thiên Huế.

- Đến tháng 11 năm 1993 theo quyết định số 338/HĐBT(nay là chính phủ) 1 số đơn vị tách khỏi liên hiệp, số còn lại giải thể hoặc nhập vào công ty. Từ đó Công ty Liên Hiệp Xuất nhập khẩu Thừa Thiên Huế chuyển thành Công ty Xuất nhập khẩu Thừa Thiên Huế với tên giao dịch là Vnimex-Huế

- Thực hiện chủ trương của Thủ tướng chính phủ về việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định số 1360/QĐ-UB ngày 25/11/2003 về việc chuyển đổi Công ty Xuất nhập khẩu Thừa Thiên Huế thành Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thừa Thiên Huế .

Tên giao dịch: UNIMEX- Huế

Trụ sở chính đặt tại: 45 Nguyễn Huệ - TP.Huế SĐT: 054.3822102

Fax: 054.3822224

Chi nhánh: 93 An Dương Vương – TP.Huế

Tầng 3 siêu thị Thuận Thành 2 – Phường Xuân Phú – TP.Huế

Vốn điều lệ: 25.000.000.000 đ

Trong đó: Vốn cố định: 7.500.000.000 đ Vốn lưu động; 17.500.000.000 đ

- Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thừa Thiên Huế là doanh nghiệp hoạt động tuân theo luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, công ty thực hiện chế độ hoạch toán độc lập, có con dấu riêng và tự chủ về tài chính.

- Từ khi công ty được thành lập đến năm 1999, trước những biến động cơ chế thị trường, nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, trong tỉnh không có nguồn hàng chủ lực Xuất khẩu nhưng toàn công ty đã cố gắng chấp hành tốt các chính sách và pháp luật của nhà nước từng bước tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, giữ vững sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công ty đã không ngừng tìm hiểu thị trường tiêu thụ, tập trung sản xuất các mặt hàng như: mây tre, chổi, hàng mỹ nghệ, may mặc, thảm lụa. Ngoài ra còn tiến hành thu mua các mặt hàng nông sản xuất khẩu như: tiêu, ớt, lạc...

- Trong những năm thập kỉ 90, do sự biến động về thị trường trong khu vực biến động phức tạp nhất là cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ở các nước ASEAN đã làm cho công ty gặp nhiều khó khăn nhưng với sự cố gắng của cán bộ công nhân viên cũng như ban giám đốc công ty đã được 1 số kết quả đáng kể, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 139.190 USD( năm 1997). Trong đó xuất khẩu đạt 75.390 USD đạt 110% so với 1996.

- Sang năm 1999 công ty đã gặp nhiều khó khăn mới đó là áp dụng luật thuế mới, thuế giá trị gia tăng. Vì buổi đầu áp dụng nên nhiều ngành chưa phối hợp nhịp nhàng nên không tránh khỏi sai sót và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó diễn biến phức tạp của thời thiết cũng làm ảnh hưởng tới nguồn hàng Xuất Khẩu của công ty. Do đó tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty chỉ đạt 121.530 USD trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 70.920 USD.

- Đến năm 2000 công ty đã có sự phát triển rõ rệt là việc ký được nhiều hợp đồng gia công hàng may Công nghiệp, hàng thêu Xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản.

- Từ ngày được thành lập, công ty đã trải qua không ít khó khăn về mọi mặt, có lúc tưởng chừng như không thể đứng vững được nữa. Nhưng từ năm 2003 đến nay công ty đã khẳng định được vị trí, vai trò, cũng như tên tuổi của mình.

- Năm 2004 thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định 64 của chính phủ Công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư trở thành Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thừa Thiên Huế, đồng thời công ty tiến hành sắp xếp lại các đơn vị trong công ty. Trong đón tiếp tục duy trì lại các đơn vị hạch toán bao gồm chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, văn phòng đại diện Hà Nội, Xí nghiệp may Kimono, Xí nghiệp thêu Xuất khẩu, Xí nghiệp gia công hàng xuất nhập khẩu và cửa hàng kinh doanh tổng hợp.

- Quá trình sản xuất, kinh doanh, công ty cần thấy tiếp tục có sự sắp xếp lại các đơn vị nhằm phát huy tốt nhất nguồn vốn, nguồn nhân lực, vật tư thiết bị nên đầu năm 2008, công ty tiếp tục sắp xếp lại bộ máy tổ chức của mình. Trong đó, thành lập công ty cổ phần Bách Hưng Sinh tại TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở xí nghiệp Kimono, đồng thời bộ phận văn phòng được cơ cấu lại thành 3 phòng:

+ Phòng kinh doanh

+ Phòng kế toán – tài chính + Phòng hành chính – nhân sự

- Trong những năm gần đây công ty không ngừng tìm kiếm đối tác và phát triển quy mô sản xuất kinh doanh của công ty, cụ thể công ty đã hoàn thành và đưa vào hoạt động xưởng thêu XNK và xưởng may XNK tại nhà máy 93 An Dương Vương trong năm 2010, qua đó nâng cao sản lượng của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các đối tác.

- Trong tình hình kinh tế ngày càng khó khăn trong những năm trở lại đây, việc duy trì nhịp độ cũng như mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh là một vấn đề nan giải trong thời kì kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt ngày nay. Nhưng với bề dày lịch sử cũng như cách thức hoạt động chuyên nghiệp, công ty ngày càng khẳng định được vị thế của mình với các đối tác trong và ngoài nước,

qua đó mang lại cho công ty ngày càng nhiều những hợp đồng lớn. Nhằm đáp ứng kịp thời lượng đơn hàng ngày càng tăng, đầu năm 2012 công ty hợp đồng với hợp tác xã thương mại và dịch vụ Thuận Thành để thuê tầng 3 siêu thị Thuận Thành 2 đường Tố Hữu – phường Xuân Phú làm xưởng Kimono qua đó mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như giải quyết một số lượng lớn việc làm cho tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại công ty cổ phần xuất (Trang 30 - 33)