Phân tích nhân tố khám phá EFA với các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hà

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại công ty cổ phần xuất (Trang 44 - 60)

lòng của người lao động :

Phân tích nhân tố chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0,5 trở lên (Othman & Owen, 2000), kiểm định Bartlett’s có giá trị sig < 0,05, các biến có hệ số truyền tải (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Điểm dừng Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phương sai trích (Cumulative % Extraction Sums of Squared Loadings) lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988).

Phương pháp trích “Principal Component Analysis” với phép quay “Varimax” được sử dụng trong phân tích nhân tố thang đo các thành phần độc lập.

Trong nghiên cứu này có 29 quan sát của các thành phần độc lập, quá trình phân tích nhân tố để loại các biến trong nghiên cứu được thực hiện qua 3 bước:

+ Bước 1: 29 biến được đưa vào phân tích nhân tố theo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 đã có 8 nhân tố được rút trích. Tổng phương sai trích bằng 61,525%, điều này cho biết 8 nhân tố này giải thích được 61,525% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO = 0,784 (>0,5), kiểm định Bartlett's Test có mức ý nghĩa 0,000 < 0,05 do đó đã đạt yêu cầu. Với phép quay Varimax và sau khi loại các hệ số truyền tải < 0,5 ta có kết quả sau: các biến : “Anh (chị) biết rõ chính sách lương thưởng của công ty”, “chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm chú đáo của Công ty đối với người lao động”, ”áp lực công việc không quá cao”, “lãnh đạo quan tâm đến cấp dưới” bị loại bỏ. (phụ lục B.2.1)

+ Bước 2: Sau khi loại bỏ 4 biến ở bước 1, còn 25 biến được tiếp tục đưa vào phân tích một lần nữa vẫn theo điều kiện như trên. Kết quả có 6 nhân tố được rút trích. Tổng phương sai trích bằng 58,684% cho biết 6 nhân tố này giải thích được 58,684% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO = 0,792 (>0,5), kiểm định Bartlett's Test có mức ý nghĩa 0,000 < 0,05 là đạt yêu cầu. Với phép quay Varimax và sau khi loại các hệ số truyền tải < 0,5 ta có kết quả sau: các biến: “công việc anh (chị)

có nhiều thách thức”, “hệ thống phân phối thu nhập công bằng” bị loại bỏ. (phụ lục B.2.1)

+ Bước 3: Sau khi loại bỏ 2 biến ở bước 2, còn 23 biến được tiếp tục đưa vào phân tích một lần nữa vẫn theo điều kiện như trên. Kết quả có 6 nhân tố được rút trích. Tổng phương sai trích bằng 62,168% cho biết 6 nhân tố này giải thích được 62,168% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO = 0,802 (>0,5), kiểm định Bartlett's Test có mức ý nghĩa 0,000 < 0,05 là đạt yêu cầu. Với phép quay Varimax cho thấy tất cả các quan sát đều có hệ số truyền trải > 0,5 nên các nhân tố đã thỏa mãn điều kiện đã nêu trên. (phụ lục B.2.1)

Bảng 2.10: Ma trận nhân tố với phép quay varimax

Nhân tố

1 2 3 4 5 6

Anh (chị) làm việc trong môi trường sạch sẽ,

tiện nghi ,768

Anh ( chị) cảm thấy mình luôn làm việc trong điều kiện an toàn ,762 Việc phân chia công việc hợp lý ,739 Công việc phù hợp với năng lực cá nhân của

anh (chị) ,738

Anh ( chị) cảm thấy mình luôn làm việc trong điều kiện an toàn ,681 Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc ,778 Tiền lương được trả đầy đủ và đúng hạn ,740 Anh (chị) hoàn toàn có thể sống dựa vào thu

nhập của công ty ,733

Phúc lợi được thể hiện đầy đủ và hấp dẫn

nhân viên ,678

Chính sách phúc lợi rõ ràng và hữu ích ,642 Anh (chị) được đào tạo và phát triển nghề

nghiệp ,762

Có nhiều cơ hội thăng tiến khi làm việc tại

công ty ,759

Bảng 2.10: Ma trận nhân tố với phép quay varimax

Công ty tạo nhiều cơ hội để anh (chị) phát

triển cá nhân ,678

Đồng nghiệp anh (chị) rất thân thiện ,823 Đồng nghiệp thường sẵn lòng giúp đỡ lẫn

nhau ,807

đồng nghiệp của anh (chị) phối hợp làm việc

tốt ,805

Lãnh đạo coi trọng tài năng và sự đóng góp ,768 Người lao động nhận được sự hỗ trợ cấp trên ,729 Lãnh đạo đối xử công bằng với người lao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động ,707

Đánh giá thực hiện công việc công bằng ,785 Việc đánh giá thực hiện công việc định kỳ ,770 Đánh giá thực hiện công việc phản ánh chính

xác ,694

Đặt tên và giải thích nhân tố

Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến quan sát có hệ số truyền tải (factor loading) lớn nằm cùng một nhân tố. Như vậy nhân tố này có thể giải thích bằng các biến có hệ số lớn nằm trong nó. Ma trận nhân tố sau khi xoay:

+ Nhân tố 1 tập hợp các biến: Anh (chị) làm việc trong môi trường sạch sẽ, tiện nghi; Anh (chị) cảm thấy mình luôn làm việc trong điều kiện an toàn; Việc phân chia công việc hợp lý; Công việc phù hợp với năng lực cá nhân của anh (chị); Anh ( chị) cảm thấy công việc mình đang làm rất thú vị. Đặt tên nhân tố này là Công việc.

+ Nhân tố 2 tập hợp các biến: Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc; Tiền lương được trả đầy đủ và đúng hạn; Anh (chị) hoàn toàn có thể sống dựa vào

thu nhập của công ty; Phúc lợi được thể hiện đầy đủ và hấp dẫn nhân viên; Chính sách phúc lợi rõ ràng và hữu ích. Đặt tên nhân tố này là Đãi ngộ.

+ Nhân tố 3 tập hợp các biến: Anh (chị) được đào tạo và phát triển nghề nghiệp; Có nhiều cơ hội thăng tiến khi làm việc tại công ty; Chính sách thăng tiến rõ ràng; Công ty tạo nhiều cơ hội để anh (chị) phát triển cá nhân. Đặt tên nhân tố này là hội đào tạo và thăng tiến.

+ Nhân tố 4 tập hợp các biến: Các đồng nghiệp của anh (chị) phối hợp làm việc tốt; Đồng nghiệp thường sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau; Các đồng nghiệp của anh (chị) phối hợp làm việc tốt. Đặt tên nhân tố này là Đồng nghiệp.

+ Nhân tố 5 tập hợp các biến: Lãnh đạo coi trọng tài năng và sự đóng góp; Người lao động nhận được sự hỗ trợ cấp trên; Lãnh đạo đối xử công bằng với người lao động. Đặt tên nhân tố này là Lãnh đạo.

+ Nhân tố 6 tập hợp các biến: Đánh giá thực hiện công việc công bằng; Việc đánh giá thực hiện công việc định kỳ; Đánh giá thực hiện công việc phản ánh chính xác. Đặt tên nhân tố này là Đánh giá thực hiện công việc.

- Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với thang đo sự hài lòng chung của người lao động

Ba biến của thang đo sự hài lòng của người lao động được đưa vào phân tích nhân tố với kết quả kiểm định KMO = 0,673 (>0,5), kiểm định Bartlett's Test có mức ý nghĩa 0,000 < 0,05 là đạt yêu cầu. Tổng phương sai trích của thang đo này là 63,367% lớn hơn 50 % là đạt yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA.(phụ lục B.2.2)

Bảng 2.11: Kết quả phân tích nhân tố sự hài lòng của người lao động

Biến quan sát Hệ số tải Anh (chị) Coi công ty như ngôi nhà thứ hai của mình ,818 Anh (chị) hài lòng khi làm việc tại công ty ,793 Anh (chị) tự hào khi làm việc tại công ty ,777

Hệ số truyền tải nhân tố của các biến trên đều cao hơn 0,5, và ba biến quan sát thuộc thang đo này đều tạo thành một thang đo chung với tên gọi như ban đầu là thang đo sự hài lòng của người lao động.

2.2.3 Đánh giá thang đo

Sau khi phân tích nhân tố khám phá ta đã rút trích được 6 nhân tố và tiếp tục đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với từng nhân tố công việc, đãi ngộ, cơ hội đào tạo và thăng tiến, đồng nghiệp, lãnh đạo và đánh giá thực hiện công việc thông qua hệ số Cronbach Alpha. Hệ số Cronbach Alpha để loại các biến “rác”, các biến nào có hệ số tương quan biến tổng (Corrected item total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo được chọn khi hệ số Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên (Nunnaly & Bernsteri, 1994; Slater, 1995).

- Kết quả đánh giá thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động

Bảng 2.12: Cronbach Alpha của thang đo “Đánh giá thực hiện công việc”

Cronbach’s Alpha = 0,716

Biến Tương quan

biến tổng

Cronbach's Alpha nếu

loại biến Việc đánh giá thực hiện công việc định kỳ ,537 ,627 Đánh giá thực hiện công việc phản ánh chính xác ,531 ,633 Đánh giá thực hiện công việc công bằng ,544 ,620

Bảng 2.13: Cronbach Alpha của thang đo “Công việc”

Cronbach’s Alpha = 0,822

Biến Tương quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

biến tổng

Cronbach's Alpha nếu

loại biến Công việc phù hợp với năng lực cá nhân của anh

(chị) ,664 ,773

Anh ( chị) cảm thấy công việc mình đang làm rất thú

vị ,595 ,794

Việc phân chia công việc hợp lý ,643 ,779 Anh (chị) làm việc trong môi trường sạch sẽ, tiện

nghi ,595 ,794

Anh ( chị) cảm thấy mình luôn làm việc trong điều

kiện an toàn ,587 ,796

Bảng 2.14: Cronbach Alpha của thang đo “Đãi ngộ”

Cronbach’s Alpha = 0,806

Biến Tương quan

biến tổng

Cronbach's Alpha nếu

loại biến Tiền lương được trả tương xứng với kết quả làm

việc ,610 ,765

Tiền lương được trả đầy đủ và đúng hạn ,583 ,772 Anh (chị) hoàn toàn có thể sống dựa vào thu nhập

của công ty ,656 ,748

Chính sách phúc lợi rõ ràng và hữu ích ,572 ,775 Phúc lợi được thể hiện đầy đủ và hấp dẫn nhân viên ,548 ,783

Bảng 2.15: Cronbach Alpha của thang đo “Cơ hội đào tạo và thăng tiến”

Cronbach’s Alpha = 0,717

Biến Tương quan

biến tổng

Cronbach's Alpha nếu

loại biến Có nhiều cơ hội thăng tiến khi làm việc tại công ty ,553 ,630 Chính sách thăng tiến rõ ràng ,475 ,673 Anh (chị) được đào tạo và phát triển nghề nghiệp ,568 ,619 Công ty tạo nhiều cơ hội để anh (chị) phát triển cá

nhân ,441 ,700

Bảng 2.17: Cronbach Alpha của thang đo “Lãnh đạo”

Cronbach’s Alpha = 0,725

Biến Tương quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

biến tổng

Cronbach's Alpha nếu

loại biến Người lao động nhận được sự hỗ trợ cấp trên ,552 ,632 Lãnh đạo đối xử công bằng với người lao động ,505 ,685 Lãnh đạo coi trọng tài năng và sự đóng góp ,589 ,585

Bảng 2.16: Cronbach Alpha của thang đo “Đồng nghiệp”

Cronbach’s Alpha = 0,757

Biến Tương quan

biến tổng

Cronbach's Alpha nếu

loại biến Đồng nghiệp của anh (chị) phối hợp làm việc tốt ,570 ,696 Đồng nghiệp anh (chị) rất thân thiện ,615 ,640 Đồng nghiệp thường sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau ,582 ,684

Kết quả của các bảng trên cho thấy các thang đo đều có Cronbach Alpha lớn hơn 0,6. Các biến trong mỗi thang đo cũng đều có hệ số tương quan biến tổng lớp hơn 0,3. Vì vậy, thang đo của các nhân tố trên có thể sử dụng được và các biến trong mỗi nhân tố được giữ nguyên để tiến hành phân tích tiếp theo

- Kết quả đánh giá thang đo sự hài lòng của người lao động

Bảng 2.18: Cronbach Alpha của thang đo “sự hài lòng của người lao động”

Cronbach’s Alpha = 0,711

Biến Tương quan

biến tổng

Cronbach's Alpha nếu

loại biến Anh (chị) coi công ty như ngôi nhà thứ hai của

mình ,559 ,583

Anh (chị) rất tự hào khi làm việc tại công ty ,505 ,650 Anh (chị) hài lòng khi làm việc tại công ty ,525 ,627 Thang đo “sự hài lòng của người lao động” có hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.711 và hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều lớn hơn 0,3 vì vậy thang đo này có thể sự dụng được

2.2.4 Mô hình điều chỉnh - Nội dung điều chỉnh

Qua việc phân tích nhân tố EFA, có các biến bị loại bỏ cũng như các nhân tố bị thay đổi so với mô hình nghiên cứu ban đầu chẳng hạn thay như thay vì tám nhân tố như mô hình ban đầu thì kết quả phân tích nhân tố EFA được sáu nhân tố. Do đó, cần phải hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu cho phù hợp để đảm bảo cho việc hồi quy tương quan và kiểm định những giả thuyết nghiên cứu tiếp theo.

Mô hình mới được đưa ra với biến phụ thuộc là “sự hài lòng chung của người lao động” và sáu biến độc lập lần lược là công việc, đãi ngộ, cơ hội đào tạo và

thăng tiến, đồng nghiệp, lãnh đạo và đánh giá thực hiện công việc. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh như sau:

Mô hình 1.2: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

- Các giả thuyết cho mô hình điều chỉnh

Trong mô hình điều chỉnh này, có sáu yêu tố tác động đến sự hài lòng của người lao động đó là : công việc, đãi ngộ, cơ hội đào tạo và thăng tiến, đồng nghiệp, lãnh đạo, đánh giá thực hiện công việc.

Các giả thuyết mô hình điều chỉnh như sau:

H1: Công việc ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng chung của người lao động. H2: Đãi ngộ ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng chung của người lao động. H3: Cơ hội đào tạo và thăng tiến ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng chung của người lao động.

H4: Đồng nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng chung của người lao động.

H5: Lãnh đạo ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng chung của người lao động. H6: Đánh giá thực hiện công việc ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng chung của người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đãi ngộ

Đánh giá thực hiện công việc Cơ hội đào tao và thăng tiến Công việc Đồng nghiệp Lãnh đạo Sự hài lòng chung của người lao động

2.2.5 Phân tích hồi quy

Sau khi qua giai đoạn phân tích nhân tố, có sáu nhân tố hay là sáu biến độc lập được đưa vào kiểm định mô hình. Giá trị của từng nhân tố là giá tri trung bình của các biến thuộc nhân tố đó. Biến phụ thuộc là sự hài lòng của người lao động và giá trị của nó là giá trị trung bình của ba biến: “Anh (chị) coi công ty như ngôi nhà thứ hai của mình”; “Anh (chị) rất tự hào khi làm việc tại công ty”; “Anh (chị) hài lòng khi làm việc tại công ty”.

- Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy

Phân tích hồi quy không phải chỉ là việc mô tả các dữ liệu quan sát được. Từ các kết quả quan sát được trong mẫu, ta phải suy rộng kết luận cho mối liên hệ giữa các biến trong tổng thể. Sự chấp nhận và diễn dịch kết quả hồi quy không thể tách rời các giả định cần thiết và sự chuẩn đoán về sự vi phạm các giả định đó. Nếu các giả định bị vi phạm, thì kết quả ước lượng không đáng tin cậy nữa.

Vì vậy, để đảm bảo sự diễn dịch từ kết quả hồi quy của mẫu cho tổng thể có giá trị, trong phần này sẽ tiến hành kiểm định các giả định của hàm hôi quy bao gồm các giả định sau:

+ Không có hiện tượng đa cộng tuyến

Cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau, và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Hiệu ứng khác của sự tương quan khá chặt giữa các biến độc lập là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm giá trị thông kê t của kiểm định ý nghĩa của chúng nên các hệ số có khuynh hướng kém ý nghĩa hơn khi không có đa cộng tuyến trong khi hệ số xác định R square vẫn khá cao.

Trong mô hình hồi quy bội này giả định giữa các biến độc lập của mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Hiện tượng này sẽ được kiểm định thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor). Khi VIF vượt quá 10, đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến.

Bảng trên cho thấy các hệ số phóng đại phương sai (VIF) có giá trị nhỏ hơn 10 chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Phương sai của sai số không đổi

Hiện tượng phương sai của sai số thay đổi có thể làm có thể làm cho các ước lượng của hệ số hồi quy không chệch nhưng không hiệu quả (tức là không phải ước lượng phù hợp nhất), từ đó làm cho kiểm định các giá thuyết mất hiệu lực khiến chúng ta đánh giá nhầm về chất lượng của mô hình hồi quy.

Hiện tượng này sẽ được kiểm tra thông qua kiểm định tương quan hạng

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại công ty cổ phần xuất (Trang 44 - 60)