PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại công ty cổ phần xuất (Trang 74 - 76)

- Kiểm định giả thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu đề tài: “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thừa Thiên Huế”, khóa luận rút ra một số kết luận như sau:

- Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận về sự hài lòng của người lao động đối với tổ chức.

- Bằng phương pháp phân tích nhân tố và kiểm tra độ tin cậy của thang đo đề tài đã kiểm định thang đo mức độ hài lòng của người lao động dựa trên sự tham khảo chỉ số mô tả công việc JDI và nghiên cứu của TS. Trần Kim Dung để điều chỉnh thang đo cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu

và đầu tư thừa thiên huế. Cụ thể thang đo ban đầu gồm 29 biến độc lập và 6 biến về thông tin cá nhân, sau khi phân tích nhân tố còn lại 23 biến, phân tích nhân tố cũng đã trích các biến vào 6 nhóm theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha cũng cho thấy 6 nhóm nhân tố sau khi tạo từ phân tích nhân tố là đảm bảo tin cậy và sử dụng được.

- Đề tài đã xác định được sự ảnh hưởng của các yếu tố thành phần đến mức độ hài lòng của người lao động tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thừa Thiên Huế. Thông qua kết quả hồi quy đã cho thấy, trong 6 nhân tố: “đãi ngộ”, “công việc”, “đánh giá thực hiện công việc”,“đồng nghiệp”, “lãnh đạo” và “ cơ hội đào tạo và thăng tiến” thì chỉ có 5 nhân tố thực sự có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại công ty, riêng nhân tố “cơ hội đào tạo và thăng tiến” không có ý nghĩa thống kê nên không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc của mô hình. Nhân tố “đãi ngộ” có tác động mạnh nhất đến mức độ hài lòng của người lao động (B2= 0.438), tiếp theo là nhân tố “công việc” (B1= 0.266), nhân tố “đánh giá thực hiện công việc” (B6= 0.247), nhân tố “lãnh đạo” (B5= 0.200), cuối cùng là nhân tố đồng nghiệp (B4= 0.088).

- Đề tài kiểm định giá trị trung bình của tổng thể đối với các nhân tố thành phần của mức độ hài lòng của người lao động và nhân tố mức độ hài lòng chung của người lao động bằng phương pháp kiểm định One – Sample T-test. Kết quả cho thấy các nhân tố “đãi ngộ”, “công việc”, “đánh giá thực hiện công việc”, “ sự hài lòng chung” là khác 4 (ứng với mức độ hài lòng) và các nhân tố “cơ hội đào tạo và thăng tiến”, “lãnh đạo”, “đồng nghiệp” khác 3 (ứng với mức độ trung lập).

Dựa trên kết quả điều tra, đề tài đưa ra một số giải pháp cần thiết tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thừa Thiên Huế để nâng cao sự hài lòng của người lao động đối.

2. Kiến nghị

+ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cần có những chính sách quan tâm đến hoạt động của công ty trên địa bàn như: Tạo điều kiện thuận lợi cho công ty về các thủ tục pháp lý khi giao dịch, thực hiện hoạt động kinh doanh. Hỗ trợ, tạo điều kiện để công ty tiếp xúc với nguồn vốn, các cơ hội kinh doanh.

- Đối với công ty:

Qua nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng của người lao động là khá cao tuy nhiên công ty cũng cần phải quan tâm để nâng cao mức độ hài lòng của người lao động hơn nữa, từ đó ổn định lực lượng lao động và tránh hiện tượng người lao động không hài lòng và rời bỏ công ty. Công ty cần thực hiện những kiến nghị sau :

+ Tăng lương cho người lao động. + Khen thưởng cho nhân viên kịp thời.

+ Tổ chức các cuộc thi ca hát và thể dục thể thao.

+ Quan tâm hơn nữa đến điều kiện làm việc của người lao động. + Lãnh đạo cần quan tâm nhiều hơn đến đời sống của người lao động.

+ Thường xuyên thăm dò ý kiến người lao động để nắm bắt được những suy nghĩ, khó khăn hay bất mãn của người lao động, từ đó có thể đưa ra các biện pháp cải thiện mức độ hài lòng của người lao động kịp thời.

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại công ty cổ phần xuất (Trang 74 - 76)