Làm thủ tục hải quan.

Một phần của tài liệu 58 chuyen de tot nghiep quy trình NK tại cty ITD (Trang 47 - 49)

III. Thực trạng quy trình nhập khẩu tại công ty Phát Triển Kỹ Thuật và Đầu T.

d. Làm thủ tục hải quan.

Hàng nhập khẩu của công ty thờng đợc nhập qua cảng Hải Phòng, Thành Phố Hồ Chí Minh, qua cửa khẩu biên giới hoặc sân bay Nội Bài.

Khi nhận đợc thông báo hàng về và bộ chứng từ thanh toán của ngân hàng cán bộ kinh doanh sẽ lập tờ khai hải quan cho lô hàng nhập khẩu có chữ ký và con dấu của giám đốc. Khi lập tờ khai hải quan yêu cầu khai báo chính xác tên hàng, mã số hàng nhập khẩu, số lợng, đơn giá, trị giá, áp thuế và tự tính thuế nhập khẩu.

Sau đó công ty chuyển vận đơn gốc sau khi đã ký hậu của ngân hàng mở L/C đến đại lý tàu biển để đổi lấy “ lện giao hàng”. Và trình lên hảI quan những giấy tờ sau để làm thủ tục nhận hàng:

- Tờ khai hải quan - Hợp đồng ngoại - Giấy báo nhận hàng - Hoá đơn

- Vận đơn gốc

- Giấy chứng nhận chất lợng - Giấy chứng nhận xuất xứ - Giấy chứng nhận kiểm định - Đơn bảo hiểm

- Bảng kê khai chi tiết hàng hoá

- L/C

- Giấy phép kinh doanh

- Giấy giới thiệu mang đi nhận hàng của công ty.

Sau khi xem xét giấy tờ, hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hoá về số l- ợng, chất lợng, nhãn mác, chủng loại. Nếu mọi thứ đều hợp lý hải quan cho rút hàng khỏi kho và xác nhận vào tờ khai hải quan. Do công ty tự áp mã thuế hàng của mình và tự tính thuế nên hải quan sẽ kiểm tra lại tính chính xác.

Khi hải quan đóng dấu, ký xác nhận vào tờ khai, nếu quá 5 ngày kể từ ngày nhận đợc thông báo hàng về thì công ty mới đến nhận thì công ty phải chịu các khoản chi phí khác.

Hải quan sẽ cử cán bộ kiểm hoá cùng với ngời của công ty đi nhận hàng tại kho, mở kiện hàng ra đối chiếu với bộ chứng từ.

Khi nhận hàng từ kho, nếu thấy có tổn thất hoặc nghi ngờ có tổn thất công ty báo ngay cho bên bảo hiểm hoặc mời ngời có thẩm quyền đến để giám định, xác nhận sự tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm của bên nào để làm cơ sở tính giá trị bảo hiểm bồi thờng.

Để đảm bảo cho việc kiểm nghiệm, giám định đợc khách quan và không ảnh hởng tới các bên giám định, công ty thờng tổ chức cho đại diện các bên cùng có mặt một lúc để tiến hành công việc.

Nhân viên kiểm hoá sẽ cùng với các hãng bảo hiểm đến giám định mở hàng ra để kiểm tra xác định cụ thể số hàng bị thiếu, bị đổ vỡ. Sau khi kiểm tra nhân viên kiểm hoá sẽ ký xác nhận giao hàng đủ hoặc xác nhận hàng thiếu vào tờ khai hải quan. Cảng vụ cũng sẽ ký và đóng dấu xác nhận.

Trong trờng hợp hàng hoá không phù hợp với bộ chứng từ, hải quan sẽ không cho phép nhận hàng cho tới khi mọi thứ đều hợp lệ. Khi đó, công ty phải lập lại tờ khai hải quan hoặc phải khiếu nại với ngời bán.

Kết thúc việc giao nhận hàng hoá sẽ đợc chuyển sang làm thủ tục tính thuế, nộp thuế. Nhân viên hải quan sẽ xác định, kiểm tra lại tỷ lệ tính thuế và tổng giá trị thuế phải nộp của công ty trong tờ khai hải quan. Công ty phải theo sự điều chỉnh, quyết định của hải quan khi có sự sửa chữa về tỷ lệ tính thuế. Công ty phải xác nhận mã số hàng hoá, thuế suất, giá trị tính thuế theo quy định để tự tính số thuế phải nộp.

Đồng thời với việc nộp thuế nhập khẩu là việc nộp phí hải quan nh: lệ phí lu kho hải quan, lệ phí thủ tục hải quan tại các địa điểm khác, lệ phí áp tải, lệ phí niên phong, lệ phí hàng hoá.

Thủ tục hải quan sẽ hoàn thành khi tờ khai hải quan đợc ký và đóng dấu xác nhận. Kể từ thời điểm này hàng đợc phép lu hành trong nớc. Sở dĩ có bớc kiểm tra và giám định này là do hàng hoá sau một chặng đờng dài vận chuyển có thể có những h hỏng nhất định hoặc có thể bên đối tác nớc ngoài giao sai hoặc nhầm hàng, thiếu số lợng, sai quy cách, phẩm chất, Do đó khi hàng về đến… công ty sẽ cử cán bộ xuống cảng và cùng với các cơ quan giám định kiểm tra và giám định hàng nhập khẩu nhằm hạn chế những rủi ro và thiệt hại về sau.

Một phần của tài liệu 58 chuyen de tot nghiep quy trình NK tại cty ITD (Trang 47 - 49)