Nhóm bài tập có tính chất nhận diện, tái hiện ngôn ngữ của văn bản.

Một phần của tài liệu Dạy học tiếng việt ở tiểu học - Phần 6 pot (Trang 29 - 30)

III. Nội dung dạy học tập đọc 1 Chương trình dạy học tập đọ c

a.Nhóm bài tập có tính chất nhận diện, tái hiện ngôn ngữ của văn bản.

Nhóm bài tập này yêu cầu tính làm việc độc lập của HS chưa cao. HS chỉ cần nhận diện, ghi nhớ, phát hiện ra các từ ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, chi tiết của văn bản. Nhóm này có những kiểu bài tập sau:

a1. Bài tập yêu cầu HS xác định đề tài của bài.

Bài tập xác định đề tài của văn bản thường có dạng hỏi trực tiếp: “Câu chuyện này nói về ai, về cái gì?”.

Ví dụ bài tập yêu cầu xác định các nhân vật trong truyện: - Câu chuyện này có những ai (những nhân vật nào)?

(Câu chuyện bó đũa – TV2 tập 1) - Bạn của bé ở nhà là ai?

(Con chó nhà hàng xóm – TV2 tập 1)

a2. Bài tập yêu cầu HS phát hiện ra các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh của bài. Lệnh của bài tập là gạch dưới, ghi lại hoặc những câu hỏi Ai? Gì? Nào? mà câu trả lời có sẵn, hiển hiện trên ngôn từ của văn bản. Bài tập có thể yêu cầu HS chỉ ra các từ mới hoặc các từ mà các em không hiểu nghĩa. Bài tập cũng có thể yêu cầu HS phát hiện ra những từ ngữ, chi tiết quan trọng, hình ảnh đẹp trong bài.

Ví dụ: Những hình ảnh nào nói lên ước mơ của anh chiến sĩ trong đêm Trung thu độc lập?

(Trung thu độc lập – TV4 tập 1)

a3. Bài tập yêu cầu HS phát hiện ra những câu quan trọng của bài. Ví dụ 1: Câu nào cho thấy những người con rất thích món quà của bố?

(Quà của bố – TV2 tập 1) Ví dụ 2: Tìm câu thơ cho thấy nhà thơ rất yêu đàn gà mới nở.

a4. Bài tập yêu cầu HS phát hiện ra đoạn thường có dạng: Bài này gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn từđâu đến đâu? Hoặc cụ thể hơn như:

Ví dụ: Mỗi ý sau đây được nói trong khổ thơ nào: - Đưa võng ru em - Ngắm em ngủ - Nhớ ngày xưa mẹ ru mình - Đoán em bé mơ thấy gì. (Tiếng võng kêu – TV2) b. Nhóm bài tp làm rõ nghĩa ca ngôn ng văn bn.

Đây chính là nhóm bài tập yêu cầu giải nghĩa từ, làm rõ nghĩa của từ ngữ, câu, đoạn, bài, hình ảnh, chi tiết.

Những bài tập này yêu cầu HS phải có thao tác cắt nghĩa, biết khái quát hoá và suy ý để rút ra được các ý nghĩa của các đơn vị trong văn bản (hoặc tác phẩm).

b1. Bài tập yêu cầu giải nghĩa từ ngữ.

Ví dụ: Em hiểu hộp thư mật dùng để làm gì ? (Hộp thư mật – TV5 tập 2) Hãy giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:

- Ước “không còn mùa đông”;

- Ước “hóa trái bom thành trái ngon”.

(Nếu chúng mình có phép lạ - TV4 tập 1)

b2. Bài tập yêu cầu làm rõ nghĩa, ý nghĩa các câu, khổ thơ, đoạn, chi tiết, hình ảnh.

Ví dụ: Cậu bé không có gì cho ông lão nhưng ông lão nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì ? (Người ăn xin

–TV4 tập 1).

b3. Bài tập tìm đại ý, nội dung chính của bài. Ví dụ: Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì?

(Câu chuyện bó đũa - TV2)

Một phần của tài liệu Dạy học tiếng việt ở tiểu học - Phần 6 pot (Trang 29 - 30)