Các bước lên lớp của giờ Tập đọc

Một phần của tài liệu Dạy học tiếng việt ở tiểu học - Phần 6 pot (Trang 39 - 42)

IV. Tổ chức dạy học tập đọc

3. Các bước lên lớp của giờ Tập đọc

3.1. Các bước lên lp ca gi Tp đọc lp 1

Đặc điểm của dạy học Tập đọc ở lớp 1 chính là ở chỗđây là bước chuyển tiếp từ dạy Học vần sang Tập đọc (ở lớp 2). Giờ Tập đọc ở lớp 1 vận dụng cả phương pháp học vần, cả phương pháp tập đọc. Yêu cầu của giờ Tập đọc lớp 1 là củng cố hệ thống âm vần đã học (nhất là các vần khó), đọc đúng tiếng, liền tiếng trong từ, trong câu, đoạn, bài, bước đầu biết ngắt hơi ở các dấu câu, biết lên giọng và hạ giọng.

Quy trình dạy tiết 1 trọng tâm là luyện cho học sinh đọc trơn từng câu của cả bài.

Bước 1: Giới thiệu bài: cần gây hứng thú, tạo nhu cầu đọc ở học sinh. Nên chọn nhiều cách khác nhau để gây hứng thú cho học sinh (giới thiệu bằng tranh ảnh, đặt câu hỏi nêu vấn đề v.v…).

Bước 2: Học sinh luyện đọc vần khó, tiếng khó được ghi trên bảng lớp. Căn cứđể chọn vần khó, tiếng khó: vần khó là vần có âm đệm, nguyên âm đôi, những vần ít gặp; tiếng khó: tuỳđối tượng học sinh mà tìm các tiếng có phụ âm đầu, vần, thanh phát âm dễ lẫn do đặc điểm phát âm địa phương.

Gạch chân (hoặc viết khác màu) các vần khó, tiếng khó. Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc lại đồng thanh và cá nhân.

Bước 3: Học sinh luyện đọc từ, câu (các câu dài, các câu có nhiều tiếng khó).

Bước 4: Học sinh luyện đọc cảđoạn hoặc cả bài.

Giáo viên đọc mẫu cả đoạn, bài. Học sinh đọc đồng thanh cả đoạn, bài. Giáo viên dẫn dắt nêu nội dung chính của bài để học sinh nắm được.

Tiết 2: Luyện đọc cá nhân bài trong SGK, kết hợp tìm hiểu nghĩa của từ, ý của bài.

3.2. Tp đọc lp 2, 3, 4, 5

Về cơ bản, quy trình dạy tập đọc ở các lớp 2, 3, 4, 5 như nhau, mặc dù yêu cầu đặt ra cho từng lớp có khác nhau, độ dài và độ khó của các bài tập đọc khác nhau. Để dạy một giờ Tập đọc cần tiến hành các bước sau:

a. Giáo viên phải đọc bài nhiều lần đểđọc tốt và hiểu thấu đáo nội dung bài đọc. Phải trả lời các câu hỏi và các câu trả lời này sẽ giúp xác định mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy bài tập đọc.

+ Trong bài vừa đọc học sinh dễ mắc những lỗi nào về phát âm? (Đó thường là những tiếng khó, những chỗ ngắt nhịp khó, đặc biệt, hoặc câu quá dài).

+ Giọng điệu chung của cả bài như thế nào? Đoạn nào cần nhấn mạnh, cần đọc diễn cảm, cần bộc lộ cảm xúc gì?

+ Bài cần được đọc trong thời gian bao lâu? (Xác định tốc độ).

+ Những từ ngữ nào cần được dạy, những nội dung nào cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu?

Những nội dung vừa xác định ở trên phải được kí hiệu lại trên bài đọc trong SGK. Giáo viên cố gắng sử dụng tối đa văn bản của SGK, dùng kí hiệu để ghi lại ngữđiệu của bài, ví dụ dấu “/” dùng ngắt hơi, tạo tiết tấu, dấu “//” để chỉ sự nghỉ hơi dài, “↑”: lên giọng; “↓”: xuống giọng; “----”: đọc chậm lại, kéo dài giọng, dấu gạch dưới: nhấn giọng. Những nội dung cần tìm hiểu của bài như từ, cụm từ, câu cần khai thác, những tình tiết của bài cần tìm hiểu nên đánh dấu lại trên bài tập đọc.

b. Những nội dung trên cần được xem là mục đích để xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập cho giờ Tập đọc. Cần xem xét hệ thống câu hỏi của SGK để có sựđiều chỉnh phù hợp với cách hiểu của mình về bài đọc cũng như phù hợp với đối tượng học sinh. Cần lựa chọn, bổ sung lại hệ thống câu hỏi, bài tập để làm rõ cách đọc, nội dung và nghệ thuật của bài. Ví dụ bài tập tìm các từ cần nhấn giọng khi đọc, bài tập về cách ngắt nhịp, bài tập tìm các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, bài tập về lập dàn ý, nêu đại ý, đặt tên lại, bài tập đánh giá tác dụng nghệ thuật của một số biện pháp tu từ…

c. Chuẩn bịđồ dùng dạy học phục vụ cho giờ dạy, ví dụđồ dùng trực quan (tranh ảnh, vật thật…), bảng phụ có bài tập ghi sẵn…, yêu cầu học sinh phải làm trước một số bài tập.

3.2.2. Tiến hành son giáo án

Giáo án là bản thiết kế vạch ra mục đích của giờ dạy, dự tính những công việc của thầy và trò sẽ làm trong giờ học. Giáo án sẽ cho thấy yêu cầu của giờ học, các công việc cần chuẩn bị cho giờ học và các bước lên lớp.

Trong giáo án có mục yêu cầu xác định mục đích của giờ dạy, những gì cần đạt tới ở học sinh. Mục này cần chỉ ra được học sinh phải đọc bài như thế nào và hiểu được những nội dung gì của bài. Mục chuẩn bị ghi lại những việc làm chuẩn bị cho giờ dạy.

Từ mục lên lớp, có thể chia giáo án làm hai phần: công việc của thầy ghi bên trái, công việc và dự tính kết quả của trò ghi bên phải.

3.2.3. Các bước lên lp gi Tp đọc

Trật tự các bước lên lớp: a. Kiểm tra bài cũ

b. Bài mới

Bài mới bao gồm các phần việc sau:

- Giới thiệu bài: Có thể dùng tranh ảnh, đặt câu hỏi nêu vấn đề... để gây hứng thú, tạo nhu cầu đọc bài ở học sinh. Không nên nói hết nội dung bài trong phần giới thiệu vì sẽ áp đặt trước nội dung cho học sinh, trong khi lẽ ra nó là cái đích mà học sinh cần khám phá.

- Đọc mẫu hay chính là đọc lần thứ nhất, đọc giới thiệu: Giáo viên (hoặc học sinh đọc khá) đọc mẫu lần thứ nhất. Bài đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích, mẫu hình kĩ năng đọc mà học sinh cần đạt được. Do đó, yêu cầu đọc thành tiếng của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn: đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm. Giáo viên phải ổn định trật tự, tạo cho học sinh tâm thế nghe đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo. Khi đọc, cầm sách mở rộng, đọc đủ lớn để em xa nhất cũng nghe rõ và thỉnh thoảng mắt phải rời sách nhìn lên học sinh nhưng không làm cho bài đọc bị gián đoạn.

- Luyện đọc thành tiếng và tìm hiểu bài: Việc luyện đọc thành tiếng và tìm hiểu bài có thể chia làm 2 bước:

+ Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn, bài theo cả hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm.

Với những từ ngữ, câu khó phải luyện tập đi từđọc từ, đọc cụm từ rồi mới luyện đọc cả câu như bước thứ 3 ở lớp 1.

Đồng thời với luyện đọc thành tiếng, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, phát hiện các từ quan trọng, những từ mới cần giải nghĩa, phát hiện các hình ảnh, chi tiết có giá trị tiêu biểu, làm các bài tập để xác định cách đọc và thông hiểu nội dung, nắm nội dung chính của từng đoạn, của cả bài sao cho việc đọc đúng sẽ giúp cho hiểu đúng và sự thông hiểu nội dung sẽ chi phối trở lại tạo ra một cách đọc có chất lượng hơn.

+ Bước 2: Tiếp tục luyện đọc với yêu cầu cao hơn, chủ yếu là luyện đọc đoạn, bài và hướng đến mục đích đọc hay, đọc diễn cảm. Có thể gọi bước 2 là đọc vòng hai, luyện đọc củng cố hay đọc nâng cao.

ở bước này, tuỳ từng bài, từng lớp cụ thể mà giáo viên chọn cách đọc củng cố hay đọc nâng cao.

Đọc củng cố: Yêu cầu học sinh đọc cá nhân cả bài hay đoạn và trả lời câu hỏi để kiểm tra việc đọc thành tiếng và hiểu rõ nội dung gắn với đoạn vừa đọc. Giáo viên điều chỉnh, sửa chữa.

Đọc nâng cao: Yêu cầu cá nhân học sinh đọc diễn cảm đoạn mà mình yêu thích và giải thích vì sao yêu thích đoạn đó. Học sinh tự lựa chọn đoạn văn, đọc, trả lời. Giáo viên nhận xét, đánh giá.

Cuối cùng cho một học sinh đọc lại cả bài, nêu ý chung của bài. Như vậy ở bước 2 này, hình thức đọc chủ yếu là đọc cá nhân.

- Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét chung về giờ học, lưu ý học sinh những chỗ cần luyện tập thêm và dặn dò việc chuẩn bị cho tiết học sau.

Một phần của tài liệu Dạy học tiếng việt ở tiểu học - Phần 6 pot (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)