Các bước lên lớp của một giờ Tập đọc a) Kiểm tra bài cũ

Một phần của tài liệu Dạy học tiếng việt ở tiểu học - Phần 6 pot (Trang 46 - 47)

IV. Gợi ý trả lời câu hỏi và thực hành dạy học tập đọc

10.Các bước lên lớp của một giờ Tập đọc a) Kiểm tra bài cũ

a) Kim tra bài cũ

+ Mục đích: Kiểm tra cả việc đọc thành tiếng và việc hiểu nội dung bài đã học.

+ Hình thức thực hiện: Yêu cầu học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài, trả lời câu hỏi hoặc làm bài tập về nội dung đoạn đã đọc.

b) Bài mi

Bước 1: Vào bài

+ Mục đích: Kích thích học sinh ham thích đọc bài tập đọc.

+ Hình thức thực hiện: Dùng tranh ảnh hoặc giới thiệu bằng cách đặt bài tập đọc trong hệ thống chủ đề, yêu cầu tìm nét khác biệt, đặt trong sự đối lập bút pháp... để gợi tò mò, hứng thú cho học sinh, hoặc đưa ra câu hỏi nêu vấn đề nhằm kích thích học sinh tiến hành đọc đểđi tìm lời giải đáp.

Bước 2:Đọc mẫu

+ Mục đích: Đưa ra mẫu vềđọc thành tiếng.

+ Hình thức thực hiện: Giáo viên hoặc học sinh đọc khá đọc mẫu.

Bước 3: Luyện đọc và tìm hiểu bài (luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu). - Đọc vòng 1:

+ Mục đích: Luyện tập để học sinh đọc được như mẫu và hiểu được nội dung bài đọc.

+ Hình thức thực hiện: Học sinh đọc đồng thanh, cá nhân, trả lời câu hỏi, làm bài tập, thảo luận, tranh luận.

- Đọc vòng 2: Luyện đọc củng cố hoặc nâng cao.

+ Đọc củng cố: Mục đích: Kiểm tra, điều chỉnh cho từng cá nhân đọc thành tiếng và hiểu nội dung bài.

+ Đọc nâng cao: Mục đích: Học sinh đọc có sáng tạo và bộc lộ cá nhân mình qua việc đọc.

Hình thức thực hiện: Cá nhân học sinh tự chọn đoạn yêu thích để đọc, chỉ ra được giá trị, nét đặc sắc của đoạn vừa đọc.

Bước 4: Củng cố, dặn dò. Hình thức thực hiện: Lời nói của giáo viên. ở lớp 1, 2 có thể không có bước 4. Tỉ lệ phần đọc thành tiếng và đọc hiểu trong bước 3 ở từng lớp cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu Dạy học tiếng việt ở tiểu học - Phần 6 pot (Trang 46 - 47)