Các kiểu dạng bài tập dạy học tập đọc 1 Bài tập luyện đọc thành tiếng

Một phần của tài liệu Dạy học tiếng việt ở tiểu học - Phần 6 pot (Trang 27 - 29)

III. Nội dung dạy học tập đọc 1 Chương trình dạy học tập đọ c

4.Các kiểu dạng bài tập dạy học tập đọc 1 Bài tập luyện đọc thành tiếng

4.1. Bài tp luyn đọc thành tiếng

4.1.1. Bài tp luyn chính âm

Bài tập luyện chính âm có các dạng sau:

a. GV đọc mẫu những từ ngữ, câu có chứa tiếng trong đó có âm HS hay đọc lẫn, yêu cầu HS đọc theo. Hoặc giáo viên không đọc mẫu, yêu cầu HS đọc từ ngữ, câu có chứa tiếng HS đọc hay bị mắc lỗi.

b. Bài tập yêu cầu HS tìm những từ ngữ, câu chứa nhiều tiếng dễ bị phát âm sai và đọc lên. Những từ ngữ này có thểở trong bài tập đọc, cũng có thể do HS tự nghĩ ra. Đây là những bài tập đem lại cho HS hứng thú khi thực hiện. Khi làm các bài tập này, HS còn được hình thành ý thức phòng ngừa lỗi, đồng thời các em có được ý thức “tự cười mình” để phát âm chuẩn, có văn hoá.

4.1.2. Bài tp luyn đọc đúng ngđiu

Đây cũng chính là những bài tập luyện đọc đúng, diễn cảm. Đọc đúng được nói ởđây không chỉ là đúng chính âm mà còn phải ngắt giọng đúng, đúng ngữđiệu câu. Luyện đọc đúng, diễn cảm là mắt xích cuối cùng của luyện đọc thành tiếng sau khi HS đã chiếm lĩnh được nội dung của câu, đoạn, bài tương ứng.

Dựa vào hình thức thực hiện, có thể chia các bài luyện đọc đúng ngữđiệu thành hai mảng: những bài tập kí mã (hoặc xác lập) giọng đọc và những bài tập giải mã (hoặc thể hiện) giọng đọc.

a. Bài tập kí mã giọng đọc là bài tập yêu cầu HS xác định, chỉ dẫn, mô tả giọng đọc bằng cách ghi các kí hiệu hoặc mô tả bằng lời. Cụ thể, những bài tập này yêu cầu HS xác định những từ khó phát âm (những từ các em đọc hay lẫn), những chỗ cần ngắt, những chỗ cần nhấn giọng, lên giọng, hạ

giọng. Những bài tập này cũng yêu cầu HS xác định giọng đọc chung của câu, đoạn, bài hoặc gọi tên các thông số âm thanh để thể hiện giọng đọc. b. Bài tập giải mã giọng đọc (bài tập thể hiện giọng đọc) là những bài tập yêu cầu HS thể hiện ra bằng giọng đọc theo các yêu cầu đã được chỉ dẫn như: ngắt, nghỉ, nhấn giọng, ngừng giọng, hạ giọng, kéo dài giọng. Đó cũng là những bài tập yêu cầu đọc diễn cảm theo giọng điệu đã được chỉ dẫn như: vui, buồn, sâu lắng, thiết tha, nhẹ nhàng, hùng mạnh, khoan thai, hơi nhanh, dồn dập… cho các câu, đoạn trong bài tập đọc.

c. Ngoài hai kiểu bài tập kí mã và giải mã cách đọc, còn có thể kể đến loại bài tập giải thích giọng đọc. Đây là những bài tập có mặt ở cả hai kiểu trên. Ví dụ: “Hãy gạch dưới những từ cần nhấn giọng khi đọc và giải thích vì sao nhấn giọng ở những từđó.” hoặc “Hãy đọc câu thơ lên và giải thích vì sao em đọc như vậy” (nhanh, chậm, cao, thấp)…

4.2. Bài tp luyn đọc hiu

4.2.1. Các dng bài tp luyn đọc hiu

Kĩ năng đọc hiểu được hình thành qua việc thực hiện một hệ thống bài tập. Những bài tập này xác định đích của việc đọc, đồng thời cũng là những phương tiện đểđạt được sự thông hiểu văn bản của HS.

Có nhiều cách phân loại hệ thống bài tập:

- Phân loại theo các bước lên lớp, ta có bài tập kiểm tra bài cũ, bài tập luyện tập, bài tập củng cố, bài tập kiểm tra, đánh giá.

- Phân loại theo hình thức thực hiện có: bài tập trả lời miệng, bài tập trả lời viết (tự luận), bài tập thực hành đọc, bài tập trắc nghiệm khách quan.

- Phân loại theo mức độ tính độc lập của HS, tức là xét đặc điểm hoạt động của HS khi giải bài tập, nhất là xét tính độc lập làm việc, ta thấy có những bài tập chỉ yêu cầu HS tái hiện chi tiết, có bài tập yêu cầu HS giải thích, cắt nghĩa, có bài tập yêu cầu HS bàn luận, phát biểu ý kiến chủ quan, sựđánh giá của mình, đòi hỏi HS phải làm việc sáng tạo. Theo cách chia này có thể gọi tên các bài tập: bài tập tái hiện, bài tập cắt nghĩa, bài tập phản hồi (sáng tạo).

- Phân loại theo đối tượng thực hiện bài tập: có bài tập cho cả lớp làm chung, có bài tập dành cho nhóm HS, có bài tập dành cho cá nhân, có bài tập cho HS đại trà, có bài tập cho HS yếu, có bài tập cho HS khá, giỏi. Sau đây là các kiểu dạng bài tập dạy đọc hiểu xem xét từ góc độ nội dung:

Dựa vào mục đích, nội dung dạy học, các công việc cần làm để tổ chức quá trình đọc hiểu và cách thức hoạt động của HS khi giải bài tập, ta có thể phân loại các bài tập (bao gồm cả các câu hỏi) thành các kiểu dạng. Có thể kể ra một số kiểu dạng bài tập đọc hiểu như sau:

Một phần của tài liệu Dạy học tiếng việt ở tiểu học - Phần 6 pot (Trang 27 - 29)