Một số định hướng chính trong cơ chế huy động vốn

Một phần của tài liệu Hoan thien co che huy dong von tai tong cong ty hang khong viet nam CQ 441894 NGUYEN THI BICH NGO (Trang 66 - 69)

Đối với nguồn vốn huy động trong nội bộ Tổng công ty:

Vốn tích luỹ từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm bao gồm:

- Phần lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Lợi nhuận này được sử dụng để trích lập các quỹ theo cơ chế quản lý tài chính Tổng công ty cụ thể:

+ Trích quỹ đầu tư phát triển: mức tối thiểu là 30%.

+ Quỹ dự phòng tài chính: trích 10% số dư của quỹ này, tối đa không vượt quá 25% vốn điều lệ.

+ Quỹ khen thưởng, phúc lợi: tối đa không quá 3 tháng lương thực tế nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm nay không thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm trước; hoặc tối đa không quá 2 tháng lương thực tế nếu tỷ suất lợi nhuận năm nay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận năm trước.

- Nguồn vốn khấu hao cơ bản hàng năm. - Nguồn vốn nhượng bán thanh lý tài sản.

- Nguồn vốn nhàn rỗi của các đơn vị thành viên.

Đối với nguồn huy động từ bên ngoài:

Nguồn vốn huy động từ bên ngoài được hiểu là vốn huy động từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, vốn huy động dưới hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu, huy động vốn liên doanh, liên kết…

Nguồn vốn huy động từ bên ngoài được hình thành thông qua các hợp đồng tín dụng, tài trợ, góp vốn liên doanh, liên kết, nguồn ODA, các khoản cấp vốn, đầu tư của Chính phủ…

Những định hướng trong chính sách huy động vốn:

Nguồn vốn huy động trong nội bộ:

Định hướng chủ đạo của cơ chế huy động nguồn vốn này là tận dụng tối đa nguồn lực của mọi thành viên phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty.

Cơ chế huy động vốn của Tổng công ty, một mặt khuyến khích các đơn vị thành viên thực hiện tiết kiệm triệt để, tăng cường kiểm soát các nguồn doanh thu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính đơn vị mình, mặt khác tăng cường liên doanh liên kết về vốn trong nội bộ giữa các đơn vị thành viên với nhau nhằm tận dụng tối đa năng lực sản xuất của mỗi đơn vị thành viên trong việc hỗ trợ về vốn cho sản xuất, nhấn mạnh tính định hướng cho mỗi đơn vị thành viên chú trọng đến nguồn nội lực là chủ yếu, chỉ có phát huy nội lực mới đảm bảo cho sự phát triển sản xuất kinh doanh bền vững. Nguồn nội lực nếu được khai thác tối đa có thể đáp ứng được một phần nhu cầu vốn chó sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đây chính là hướng đi đúng đắn có tính lâu dài nhất mà Tổng công ty hàng không đã lựa chọn.

Do điều kiện lịch sử, các đơn vị thành viên của Tổng công ty trước đây hoạt động sản xuất kinh doanh theo Nghị định 388/CP của Chính phủ. Công tác huy động vốn vẫn diễn ra thường xuyên, để từng bước ổn định, phát huy những kết quả đạt được, trấn chỉnh những thiếu sót tồn tại trong việc huy động vốn, tránh những rủi ro không cần thiết. Đặc biệt là từng bước đưa công tác huy động vốn vào hoạt động có nề nếp, Tổng công ty cần từng bước thực hiện kiểm tra, kiểm soát và rà soát lại hệ thống các văn bản quy định chế dộ huy động vốn của từng đơn vị thành viên, loại bỏ những văn bản chồng chéo, bất hợp lý hoặc không phù hợp với lợi ích chung, đồng thời xây dựng các văn

bản mang tính pháp lý định hướng cho hoạt động huy động vốn theo chiến lược chung của Tổng công ty. Cụ thể:

- Chính sách điều chuyển vốn nội bộ: Cơ chế này cho phép huy động vốn nhàn rỗi trong nội bộ và chủ yếu dựa vào nhu cầu sử dụng vốn của từng đơn vị thành viên, trên cơ sở phương án xin bổ sung cấp vốn của các đơn vị, nguồn vốn huy động trong cơ chế này là loại vốn không cần dùng, vốn nhàn rỗi, vật tư tồn kho chưa dùng, dựa trên cơ sở kế hoạch đầu năm và cân đối các nguồn lực toàn Tổng công ty, Chủ tịch hội đồng quản trị thay mặt chủ sở hữu vốn là người quyết định cuối cùng điều động vốn không hoàn trả, hoặc hoàn trả giữa các đơn vị, một bên là đơn vị cần vốn, một bên là đơn vị khác xét thấy chừng mực nào đó có thể dư vốn. Nguồn vốn này chủ yếu tài trợ cho các nhu cầu ngắn hạn. Chính sách huy động vốn này chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp có những tài sản, vốn không cần dùng hoặc đang sử dụng nhưng kém hiệu quả, chuyển cho đơn vị khác sẽ sử dụng tốt hơn, hoặc vật tư chậm luân chuyển vật tư dự trữ quá mức cho phép trong khi các đơn vị khác có nhu cầu…

- Chính sách điều hoà trong nội bộ dưới dạng vay có hoàn trả:

Định hướng trong cơ chế huy động vốn đối với nguồn vốn này là: Chú trọng huy động nguồn này cho đầu tư phát triển là chủ yếu, tăng cường mối liên doanh liên kết giữa các đơn vị thành viên, xem đây là hướng chủ đạo trong cơ chế huy động vốn, tạo dòng luân chuyển nhanh trong nội bộ Tổng công ty.

Với tư cách là đại diện chủ sở hữu vốn, Chủ tịch hội đồng quản trị xem xét, thẩm định các dự án huy động vốn trong nội bộ doanh nghiệp của Tổng công ty hoặc các đơn vị thành viên, giao cho Tổng giám đốc Tổng công ty thực hiện.

Trên cơ sở yêu cầu của đơn vị thiếu vốn và vốn có thể huy động được của đơn vị thành viên khác, Chủ tịch hội đồng quản trị phê duyệt phương án và ban hành quy chế, phân cấp quản lý với từng dự án huy động vốn, mức huy động, thời hạn hoàn trả, mục đích sử dụng vốn, phương án hoàn trả, mức lãi suất nhằm khuyến khích các thành viên trong Tổng công ty tận dụng tối đa nguồn lực hiện có. Trên sơ sở đó, Tổng công ty là người điều phối, bảo lãnh và là người trọng tài quyết định cuối cùng các thoả thuận, cam kết vay vốn giữa các dơn vị thành viên trong nội bộ Tổng công ty. Mặt khác từ nguồn quỹ tập trung của Tổng công ty, các đơn vị thành viên có thể vay vốn từ các quỹ tập trung hoặc Tổng công ty đi vay rồi cho các đơn vị nội bộ vay lại, nhưng

với nguyên tắc có vay, có trả, lãi suất cho vay có thể chấp nhận được và thấp hơn lãi suất trên thị trường cùng thời điểm. Do tầm quan trọng của nguồn vốn này trong cơ chế huy động vốn, Tổng công ty đã chú trọng đề ra các chính sách nhằm huy động tối đa năng lực về vốn của các đơn vị thành viên phục vụ cho mục tiêu phát triển của Tổng công ty. Trước mắt do nguồn vốn còn hạn hẹp, nguồn vốn này được huy động chủ yếu tài trợ cho các đơn vị thực hiện các dự án ngắn hạn, bổ sung vốn lưu động hoặc tài trợ cho các dự án đầu tư chiều sâu.

Nguồn vốn huy động từ bên ngoài:

Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt về nguồn vốn bên ngoài nhu đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh, huy động vốn từ bên ngoài để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Cơ chế huy động vốn của Tổng công ty đặc biệt chú trọng tới nguồn vốn trung và dài hạn để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển đặc biệt là phát triển đội bay. Vốn từ bên ngoài được huy động phục vụ cho chiến lược phát triển dài hạn của Tổng công ty và chỉ huy động cho các dự án đầu tư lớn, Tổng công ty không khuyến khích huy động vốn phục vụ cho nhu cầu vốn ngắn hạn, tín dụng thương mại hoặc vốn thanh toán. Việc huy động vốn từ bên ngoài dù dưới hình thức nào đều phải phù hợp với lợi ích của Nhà nước, Tổng công ty và tập thể người lao động, phù hợp với hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đối với nguồn vốn huy động từ bên ngoài, chủ trương của Tổng công ty là tận dụng khai thác tối đa việc vay vốn với lãi suất có thể chập nhận, đặc biệt là nguồn vốn viện trợ ODA, chính sách huy động vốn này chủ yếu tập trung cho đầu tư dài hạn, đổi mới khoa học công nghệ, mua máy bay. Hạn chế tối đa việc vay vốn ngắn hạn, vay vốn lưu động…

Một phần của tài liệu Hoan thien co che huy dong von tai tong cong ty hang khong viet nam CQ 441894 NGUYEN THI BICH NGO (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w