Khái quát tổ chức bộ máy, đặc điểm kinh tế, kỹ thuât và đặc điểm

Một phần của tài liệu Hoan thien co che huy dong von tai tong cong ty hang khong viet nam CQ 441894 NGUYEN THI BICH NGO (Trang 36 - 40)

2.1.3.1. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Hàng không:

Ngày 27 tháng 05 năm 1995, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 328/ttg về việc thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VIETNAM AIRLINES CORPORATION ). Ngày 27/11/1996, Chính phủ đã ra nghị định số 04/CP, ban hành điều lệ tổ chức, hoạt động của Tổng công ty Hàng không. Điều lệ quy định rõ:

Tổng công ty Hàng không Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước theo mô hình tập đoàn kinh doanh, với chức năng chủ đạo cho mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong ngành hàng không dân dụng, trong đó vận tải hàng không là nòng cốt.

Tổng công ty có nhiệm vụ:

- Thực hiện kinh doanh, dịch vụ về vận tải hàng không đối hành khách, hàng hoá ở trong nước và ngoài nước theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển ngành hàng không dân dụng của Nhà nước, cung ứng các dịch vụ thương mại kỹ thuật hàng không và các ngành có mối quan hệ gắn bó với nhau trong dây chuyền kinh doanh vận tải hàng không, xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, xây dựng, tạo nguồn vốn, thuê và cho thuê, mua sắm tàu bay bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành hàng không; liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

- Đầu tư trực tiếp và gián tiếp các dự án trong và ngoài nước, mua một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

Tổng công ty có quyền hạn:

- Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, có điều lệ tổ chức hoạt động, bộ máy quản lý, điều hành vốn và tài sản, chịu trách nhiệm các khoản nợ trogn phạm vi số vốn do Tổng công ty quản lý, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng trong và ngoài nước, lập bảng tổng kết tài sản, lập các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ tài chính.

- Tổng công ty chịu sự quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương với tư cách là các cơ quan quản lý Nhà nước; chịu sự quản lý của cơ quan thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại luật doanh nghiệp Nhà nước và các quy định khác của pháp luật.

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Hàng không Việt Nam

BAN KIỂM SOÁT

KIỂM TOÁN

Tổ chức bộ máy của Tổng công ty Hàng không Việt Nam:

Các đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam bao gồm: Các đơn vị hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị liên doanh mà Tổng công ty góp vốn tham gia.

Khối hạch toán tập trung bao gồm các đơn vị sau: (Nòng cốt là Hãng hàng không quốc gia Việt Nam).

1. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam airlines). 2. Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO).

3. Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài. 4. Xí nghiệp thương mại mặt đất Đà Nẵng. 5. Xí nghiệp thương mại Tân Sơn Nhất. 6. Xí nghiệp sửa chữa máy bay A75. 7. Xí nghiệp sửa chữa máy bay A76

Khối hạch toán tập trung có quyền lợi và nghĩa vụ sau đây:

- Có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Tổng công ty, chịu sự ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng công ty. Tổng công ty chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghiệp vụ tài chính phát sinh do cam kết của các đơn vị này.

- Hãng hàng không quốc gia Việt Nam là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam không có tổ chức bộ máy riêng biệt, việc quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của hãng đều do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty tổ chức thực hiện.

Hiện nay theo cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty hạch toán tập trung đối với kinh doanh vận tải hàng không (các Xí nghiệp thương mại mặt đất, các Xí nghiệp sửa chữa máy bay, Công ty bay dịch vụ).

Hàng hàng không quốc gia Việt Nam thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lý thuê và cho thuê máy bay…

Ba Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất thực hiện nhiệm vụ sau: Cung ứng các dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất cho tàu bay và các đối tượng vận tải hàng không, các dịch vụ khác có liên quan đến dây chuyền vận tải, trang thiết bị chuyên dùng.

Hai Xí nghiệp sửa chữa máy bay A75, A76 thực hiện các nhiệm vụ sửa chữa các hỏng hóc, duy tu bảo dưỡng máy bay…

Công ty bay dịch vụ hàng không thực hiện các chuyến bay trực thăng cho các nhu cầu cá nhân, chụp ảnh…

Khối hạch toán độc lập (Các đơn vị hạch toán độc lập theo Nghị định 388/HĐBT).

1. Công ty xăng dầu hàng không (VINAFCO). 2. Công ty xuất nhập khẩu hàng không (ARIMEX). 3. Công ty dịch vụ cụm cảng Miền Bắc (NASCO). 4. Công ty dịch vụ cụm cảng Miền Trung (MASCO). 5. Công ty dịch vụ cụm cảng Miền Nam (SASCO).

6. Công ty In hàng không nay là Công ty cổ phần In hàng không. 7. Công ty Nhựa cao cấp hàng không.

8. Công ty Công trình hàng không. 9. Công ty khảo sát thiết kế hàng không. 10. Công ty ôtô Vận tải hàng không.

11. Công ty cung ứng xuất nhập khẩu lao động hàng không. 12. Công ty cung ứng dịch vụ hàng không

13. Viện khoa học Hàng không (Đơn vị hành chính sự nghiệp).

Các đơn vị thành viên trong Tổng công ty hoạt động theo Nghị định 388/HĐBT, tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của doanh nghiệp, chịu sự điều tiết về vốn và giá cung ứng các dịch vụ nội bộ của Tổng công ty, đóng góp các quỹ chung của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Các công ty liên doanh bao gồm: PACIFIC AIRLINES, ABACUS, Khách sạn 27B, Công ty chế biến xuất ăn Tân Sơn Nhất, Công ty chế biến xuất ăn Nội Bài, Công ty giao nhận hàng hoá, Công ty dịch vụ hàng hoá Tân Sơn Nhất.

Một phần của tài liệu Hoan thien co che huy dong von tai tong cong ty hang khong viet nam CQ 441894 NGUYEN THI BICH NGO (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w