a. Nội dung:
Cơ chế huy động vốn là một trong những nội dung quan trọng của cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty, cơ chế huy động vốn là cụ thể hoá những nội dung huy động vốn trong cơ chế quản lý tài chính. Ngay từ khi tiến hành xây dựng, cơ chế huy động vốn đã tạo dựng hành lang pháp lý, khuyến kích mọi đơn vị thành viên trong Tổng công ty tận dụng mọi khả năng để huy động vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nội dung cơ chế huy động vốn quy định rõ phạm vi áp dụng, thẩm quyền phê duyệt, quyền hạn trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện cơ chế huy động vốn và thể hiện các mặt sau đây:
- Cơ chế huy động vốn khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân là thành viên trong Tổng công ty tham gia vào việc xây dựng cơ chế huy động vốn, tích cực tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, thực hành tiết kiệm, tăng cường kiểm soát nguồn thu, giảm giá thành. Đặc biệt coi trọng biện pháp nâng cao hiệu quản sản xuất kinh doanh, tăng nhanh khả năng tích tụ vốn từ kết quả sản xuất kinh doanh, coi đây là nội dung trọng tâm trong việc phát huy nội lực là cơ sở bền vững trong chiến lược phát triển lâu dài của Tổng công ty.
- Cơ chế huy động vốn quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức cá nhân trong việc thực hiện cơ chế huy động vốn.
- Quy định từng dự án được phép huy động vốn, mức vốn huy động, quy trình thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh, phương án hoàn vốn, thời hạn hoàn vốn…
- Tất cả các dự án huy động vốn từ bên ngoài Tổng công ty phải được sự phê chuẩn của Chủ tịch hội đồng quản trị.
- Đối với những dự án lớn, Chủ tịch hội đồng quản trị lập tờ trình Chính phủ phê duyệt.
- Đối với dự án đầu tư dài hạn, mua sắm tài sản cố định có giá trị trên 1 tỷ đồng, Giám đốc các đơn vị có nhu cầu huy động vốn lập phương án kinh
doanh. Dự kiến phương án huy động vốn, trình Tổng giám đốc Tổng công ty kiểm tra, thẩm định dự án, trình Chủ tịch hội đồng quản trị phê duyệt.
- Đối với những dự án huy động vốn trong nội bộ, trên cơ sở kế hoạch cân đối nhu cầu vốn hàng năm, đã được Hội đồng quản trị phê duyệt và giao cho Tổng giám đốc Tổng công ty thục hiện.
- Khi huy động vốn từ bên ngoài (các tổ chức tài chính trong và ngoài nước) phải tiến hành lựa chọn trên cơ sở dấu thầu cạnh tranh để giảm chi phí đến mức thấp nhất.
Phạm vi áp dụng cơ chế huy động vốn: Cơ chế huy động vốn được áp dụng cho mọi thành viên trong Tổng công ty, các đơn vị thành viên là chủ thể trong việc huy động vốn, Tổng công ty là người đại diện sở hữu duy nhất, có trách nhiệm cuối cùng liên quan đến mọi khoản vốn được huy động.
b. Các hình thức huy động vốn:
Cơ chế huy động vốn xây dựng trên cơ sở áp dụng linh hoạt các hình thức huy động vốn, xuất phát từ yêu cầu thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện nay Tổng công ty Hàng không Việt Nam đang áp dụng rất linh hoạt các hình thức huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh.
Đối với nguồn vốn huy động trong nội bộ Tổng công ty, ngoài việc điều tiết từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm theo quy định từ các đơn vị thành viên, Tổng công ty cho phép các đơn vị thành viên tham gia vào quá trình liên kết vốn để thực hiện các hợp đồng cung ứng các dịch vụ nội bộ, tham gia đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản trong và ngoài Tổng công ty. Các hợp đồng xuất nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu có khả năng thu hồi vốn nhanh, đặc biệt Tổng công ty tham gia ứng vốn trước cho các đơn hàng, các đơn vị thành viên cung ứng dịch vụ cho Vietnam Airlines.
Đối với nguồn vốn huy động từ bên ngoài, cơ chế huy động vốn quy định chặt chẽ các hình thức huy động vốn này. Vốn huy động từ bên ngoài chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đầu tư và phát triển, Tổng công ty là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho các hợp đồng cung ứng vốn, do vậy chủ yếu là vốn vay dài hạn và bằng ngoại tệ, Tổng công ty không cho phép các đơn vị thành viên huy động vốn bằng các hình thức khác.
c. Các biện pháp kiểm soát nguồn vốn huy động:
Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên, từ khi thực hiện cơ chế mới, Tổng công ty đã ban hành các văn bản pháp quy nhằm kiểm tra kiểm soát chặt chẽ công tác huy động
vốn cảu các đơn vị thành viên, thống nhất quản lý các hoạt động huy động vốn trong toàn Tổng công ty, mọi nguồn vốn huy động của các thành viên trong Tổng công ty phải dược kiểm soát chặt chẽ, nguồn vốn huy động phải thực hiện theo phân cấp quản lý của Tổng công ty.
d. Cơ chế huy động vốn đảm bảo nguyên tắc sau đây:
- Khai thác có hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài Tổng công ty, lấy nội lực làm động lực chính, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong nội bộ Tổng công ty, tận dụng tối đa vốn từ bên ngoài, hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.
- Bảo toàn và phát triển vốn, cung ứng kịp thời vốn theo yêu cầu của khách hàng vì mục tiêu chung của toàn Tổng công ty.
- Cấp hành các chính sách quản lý của Nhà nước về chế độ tài chính - kế toán, chế độ báo cáo thống kê, chính sách quản lý tiền tệ - tín dụng, các quy định của Tổng công ty.
Trong những năm vừa qua, các chính sách tín dụng của Nhà nước tuy đã có những đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn, nhưng phần nào vẫn hạn chế tính năng động sáng tạo trong việc thực hiện cơ chế huy động vốn của Tổng công ty hàng không. Tuy vậy, Tổng công ty vẫn thực hiện tốt công tác huy động vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh với quan điểm: Tận dụng tối đa, kết hợp cùng một lúc nhiều hình thức tài trợ tài chính trong một dự án đầu tư theo hướng hiện đại, đảm bảo tính khả thi và an toàn tài chính; cân đối một cách có hiệu quả giữa vốn đầu tư ngắn hạn với vốn đầu tư dài hạn, duy trì linh hoạt tỷ lệ vốn chủ sở hữu với vốn vay. Giải pháp cụ thể huy động vốn hiện nay được Tổng công ty đánh giá là đã: Tận dụng tối đa kênh vay vốn có bảo lãnh của các tổ chức tín dụng xuất khẩu và các hình thức tài trợ vốn khác phù hợp với thông lệ quốc tế và tài trợ tài chính máy bay có quyền sở hữu của VIETNAM AIRLINES.
Giải pháp này đã có hàng loạt các tác động khách quan trọng đó có sự tác động tích cực của Chính phủ. Đó là:
- Nhà nước đã khai thông quan hệ với các tổ chức tín dụng của Mỹ, các nước Châu Âu để các tổ chức này chấp nhận bảo lãnh hoặc tài trợ vốn cho Tổng công ty khi tiến hành mua hoặc thuê mua máy bay hiện đại.
- Đã và đang tiến hành phê chuẩn chiến lược phát triển đội bay đến năm 2010 – 2020, tạo cơ sở cho chiến lược huy động vốn dài hạn, chủ động phương án đàm phán ký kết các dự án tài trợ dài hạn, phù hợp với cơ chế hiện
nay. Mặt khác, Nhà nước thông qua Bộ tài chính cấp vốn bảo lãnh cho các hợp đồng vay vốn dài hạn, tạo điều kiện cho việc thực hiện cơ chế huy động vốn trên cơ sở phát huy hiệu quả vốn vay phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh doanh.