6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN 5.
2.1.1.5. Chùa Bảo Sơn 39.
Làng Cổ Loa có ngôi chùa Bảo Sơn tự, được dựng vào đầu thế kỷ XVII. Chùa cùng với Đình Ngự triều di quy và Am Bà Chúa là một cụm di tích được ba bọc khu cư trú của các xóm: Chợ (phía Đông), Chùa (phía Tây), Mít (phía Nam) và Nhồi Dưới (phía Bắc). Phía trước chùa là đình, theo cấu trúc “Tiền
thần, hậu Phật”.
Chùa Bảo Sơn nhìn hướng Nam, tọa lạc trên khu đất rộng 3.300 mét vuông, cấu trúc theo thể thức truyền thống “Nội Công - Ngoại Quốc”, gồm khu Tam bảo theo cấu trúc chữ “Công”, nhà Tiền đường, nhà thờ Mẫu gồm 5 gian cùng hai dãy hành lang (mỗi dãy tám gian bao quanh). Trong chùa có 134 pho tượng tròn được tạo tác rất đẹp mắt, có niên đại từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, những bức tượng ở đây phong phú là do tập trung tượng của ba làng trước đây. Đằng sau chùa là gác chuông còn lưu quả chuông đúc xong tháng Một năm Quý Hợi, niên hiệu Gia Long (1803) và chiếc khánh đúc xong năm Quý Sửu đời Tự Đức (1853). [14, tr. 78].
Hệ thống bảo vệ Phật pháp có đủ cả Tám vị kim cương (có nhiệm vụ bảo vệ Phật), hai vị Hộ pháp (khuyến thiện và trừng ác) ở hai bên Đại Bái và trước
Tam bảo. Ở hai dãy hành lang có Thập Bát La Hán và bốn vị Bồ tát, được tạo dáng rất sinh động và đặt trên bệ. Trong chùa còn thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào - Bắc Đẩu, Thập Điện Diêm Vương (được thờ ở tòa Tam bảo và hai bên cạnh tường Chính điện), thông qua cách thờ này cũng thể hiện được quan niệm sinh tử và tín ngưỡng của người Việt. Ngoài ra, chùa còn thờ Mẫu, thờ Thánh, còn thờ Tổ ở nhà Tổ và Đức ông. Riêng ở trong khu nhà Tổ. Mẫu được thờ ở khu giữa, bên phải thờ Thánh (Đức Thánh Trần), bên trái thờ Sư Tổ trụ trì ngôi chùa này.
Ngày 21- 06 - 1993, chùa Bảo Sơn được Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin ra Quyết định số 774 cấp bằng Di tích lịch sử - văn hóa. Chùa đã được nhiều lần trùng tu nhưng lần trùng tu lớn nhất là vào năm 1996 - 1997 với kinh phí trên hai tỷ đồng. Đợt trùng tu này thay thế dương như toàn bộ kết cấu gỗ, phục chế lại đúng với vốn có của ngôi chùa trước đây.[7, tr. 32].
Chùa Bảo Sơn này là một ngôi chùa cổ, được quan tâm tu bổ, giữ gìn tốt, nhất là hệ thống tượng tròn thể hiện những giá trị cao về nghệ thuật thẩm mĩ lịch sử, đến với ngôi chùa này không chỉ là nơi thờ phật mà còn là nơi hội tụ những hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng, nơi đề cao tư tưởng nhân nghĩa “Khuyết thiện -
trừng ác”. Đến chùa lễ Phật, con người như bước vào một thế giới khác, nơi con
người sống thật với cõi lòng mình, không giả dối, họ tự giải phóng mình ra khỏi bế tắc để có thể cảm nhận được cõi lòng thanh thản hơn. Tâm linh đi chùa giúp cho con người hướng thiện, nhớ về tổ tiên, tránh xa những việc ác, cái xấu để cuộc sống tốt đẹp và hoàn thiện hơn.