Phần hội 61.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị lịch sử văn hóa làng cổ loa (huyện đông anh, thành phố hà nội) phục vụ phát triển du lịch (Trang 61 - 62)

6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN 5.

2.2.2.2.Phần hội 61.

Đến với lễ hội Cổ Loa, du khách không chỉ được hòa trong không khí thiêng liêng của các nghi thức tế lễ mà còng được đắm mình trong các trò chơi dân gian truyền thống và hiện đại.

Các trò chơi dân gian được tổ chức tại đây là bắn nỏ, đánh đu, chọi gà, đánh vật, chơi cờ người, kéo co, leo dây, ném còn ..., nhằm tái hiện lại không gian sống một thời dưới đời vua An Dương Vương; thu hút rất nhiều thanh niên tham gia tạo không khí vui tươi, rộn ràng trong ngày hội của làng.

Ngoài các trò chơi, còn có các cuộc vui văn nghệ. Những ai yêu thích những điệu chèo hay hát giao duyên, dân ca Quan họ , thiết tha và đầy tình tứ của các liền anh, liền chị xứ Kinh Bắc thì về với Cổ Loa dịp lễ hội sẽ được thưởng thức tại Hồ bán nguyệt trước đền Thượng. Có năm hội còn có cả chương trình múa rối nước rất hấp dẫn sự quan tâm của mọi người.

Một điều thú vị thu hút du khách đến với hội Cổ Loa là ẩm thực. Tại đây, mọi người có thể tham gia thi nấu các món ăn truyền thống đặc trưng của vùng, ngoài Bỏng chủ thì món bún cần cũng được chú trọng. Loại bún ở Cổ Loa không giống với các loại bún khác, bởi cách thức và công đoạn làm ra. Nước dùng để

làm bún thì được lấy từ Giếng Trọng Thủy, tạo nên một thứ bún không trắng ngần như thường thấy; mà sợi bún hơi đen và dai hơn, thường được dùng kèm với nem cuốn sống hay đậu phụ chấm mắm tôm. Tương truyền bún cần có từ thời An Dương Vương, tại lễ ăn hỏi công chúa Mỵ Châu. Món bún xào cần là món ăn không thể thiếu trong dịp ăn “sêu” và dịp lễ hội ở Cổ Loa (ăn sêu là ngày Triệu Đà đem lễ vật ăn hỏi công chúa Mỵ Châu cho Trọng Thủy, cả kinh thành Cổ Loa mở tiệc ăn mừng vào ngày 13 tháng Tám). Ngày nay, vào ngày này, người dân Cổ Loa vẫn tổ chức ăn mừng ngày công chúa Mỵ Châu ăn sêu vui vẻ:

“Mười ba tháng Tám cả thành Loa Ăn sêu chúa Mỵ chọn chồng Tần Cầm sắt đương nồng, dây đứt nhịp Vui buồn sáo trộn cổ kinh Loa”.

Ngoài đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa, còn có đền thờ vua (Đền

Cuông) ở chân núi Mộ Dạ, thuộc tỉnh Nghệ An; song mỗi khi nhắc đến đời An

Dương Vương, người dân thường nhớ đến mảnh đất Cổ Loa lịch sử. Đến với làng Cổ Loa vào dịp hội là thời điểm hợp lý để tìm hiểu về những nét văn hóa hay giá trị lịch sử. Những ngày lễ hội tại đền Thượng cũng là ngày nhân dân trong vùng nói riêng và du khách thập phương nói chung có dịp ôn lại lịch sử đánh giặc giữ nước của tổ tiên; chiêm ngưỡng những di sản văn hóa còn lại của kinh thành cũ và đặc biệt là tham gia vào các trò chơi dân gian hấp dẫn trong lễ hội.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị lịch sử văn hóa làng cổ loa (huyện đông anh, thành phố hà nội) phục vụ phát triển du lịch (Trang 61 - 62)