6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN 5.
3.2. DỰ BÁO XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG CỔ LOA 75.
Đất nước đang trong quá trình hội nhập và mở cửa. Đó là cơ hội và cũng là thách thức đối với việc phát triển về các lĩnh vực. Trong công cuộc CNH - HĐH, làng Cổ Loa với vị trí cách trung tâm nội thành Hà Nội 18 km về phía Bắc và nằm ngay Quốc lộ 3, có điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa và xã hội với
các địa phương. Hiện nay, làng Cổ Loa gần hai khu công nghiệp là khu công nghiệp Bắc Thăng Long và khu công nghiệp Đông Anh.
Cùng với sự phát triển của đất nước, diện mạo Cổ Loa ngày nay cũng thay đổi nhiều, tạo đà cho sự phát triển, chủ động tạo ra cơ hội, đón sự hội nhập và tăng sức lan tỏa của một vùng đất còn nhiều tiềm năng này. Cổ Loa đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Nông nghiệp không còn là nguồn thu nhập chính nhưng tạo ra lúa gạo có đủ lương thực cho người làng và phục vụ cư dân các khu công nghiệp và đô thị gần kề. Ẩn hiện sau vẻ bình lặng của một ngôi làng cổ, là các hoạt động kinh tế hàng hóa của Cổ Loa diễn ra khá sôi động. Nằm kề Quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên, tại Cổ Loa đã xây dựng bến xe và đối diện là chợ Cổ Loa, với các hộ gia đình kinh doanh buôn bán vừa và nhỏ. Các nghề truyền thống, làm rèn, làm mộc, làm bỏng, làm bún… phục hồi, đã thúc đẩy việc hình thành khu giao dịch buôn bán khá sầm uất. Với những thay đổi về kinh tế, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Hiện nay, Cổ Loa được đánh giá là thôn có hoạt động kinh tế khá phát triển trong vùng. Đây cũng là một cơ sở quan trọng cho việc hình thành và phát triển du lịch ở Cổ Loa.