Hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh tỉnh An Giang.

Một phần của tài liệu Phan tich tinh hinh dau tu phat trien nong nghiep (Trang 25 - 28)

mi c phn Á Châu chi nhánh tnh An Giang.

Do đối tượng cho vay của ngân hàng là các chi phí liên quan đến việc sản xuất như cây trồng (giống, phân bón, chăm sóc …), vật nuôi (heo, bò ...), mua sắm nông cơ, nông cụ (máy cày, máy xới …), nhằm giúp cho người nông dân tổ chức tốt việc sản xuất. Với kết quả trên, những năm qua quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp không chỉ mang lại hiệu quả cho ngân hàng mà còn cho hiệu quả kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể là:

Hiệu quả kinh tế:

− Đối với nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn:

Ngân hàng Á Châu cùng với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn đã đóng góp không nhỏ trong việc phát triển nền kinh tế của tỉnh, bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi, cuộc sống có khá hơn, trẻ em nông thôn có điều kiện đến trường, từng bước thoát cảnh nghèo đói… Thông qua vốn tín dụng nông nghiệp ngân hàng góp phần tăng diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi qua các năm; góp phần thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ngay trong bản thân ngành nông nghiệp… thể hiện:

Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng lương thực

có hạt từ năm 2001 đến 2003 của tỉnh An Giang

Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003

Diện tích Ha 466.268 484.857 513.002

Năng suất Tạ / ha 46,22 54,43 53,58

Sản lượng Tấn 2.154.902 2.639.208 2.748.735

Nguồn: Niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh An Giang từ năm 2001 đến 2003.

Thêm vào đó từ nguồn vốn đầu tư ngân hàng đã cùng với các ngành có liên quan đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, ngành nghề phi nông nghiệp (tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ) góp phần CNH – HĐH nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

− Đối với ngân hàng:

Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, Ngân hàng Á Châu An Giang ngoài việc thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ chính nó còn mang lại lợi ích cho bản thân ngân hàng: ngân hàng giúp cho nông dân có vốn để sản xuất, ngược

lại nông dân giúp cho ngân hàng có thêm chi phí hoạt động. Điều này được chứng minh bằng lợi nhuận của ngân hàng qua các năm đều tăng, cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Thu nhập và chi phí từ năm 2001 đến 2003 của ACB An Giang Đơn vị: Triệu đồng

Số thứ tự Chỉ tiêu 2001 2002 2003

1 Doanh thu 20.050 21.523 23.448

2 Chi phí 15.655 16.137 16.821

3 Lợi nhuận trước thuế 4.395 5.386 6.627

4 Thuế 1.406 1.724 1.856

5 Lợi nhuận ròng 2.989 3.662 4.771

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACB – An Giang từ năm 2001 đến 2003.

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng thu nhập và chi phí

từ năm 2001 đến 2003 của ACB An Giang

1473 1925 1925 482 684 673 1109 0 500 1000 1500 2000 2500 2002/2001 2003/2002 Năm Tri u đồ ng Doanh thu Chi phí Lợi nhuận ròng

− Đối với khách hàng vay vốn:

Qua việc đầu tư của ngân hàng đã giúp cho khách hàng vay vốn nói chung, người nông dân nói riêng có đủ vốn vốn để tổ chức sản xuất. Giúp họ cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, đầu tư trang thiết bị, mua sắm máy móc, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật … từ đó tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đưa lợi nhuận ngày càng tăng.

Thêm vào đó còn tích cực giúp cho người dân thoát cảnh đi vay nặng lãi, đời sống ổn định, giảm bớt khó nghèo.

Ví dụ: năm 2003

Doanh số cho vay: 119.425 triệu đồng.

Lãi suất ngân hàng: 1,0%/tháng ->lãi suất 12%/năm.

Số tiền lãi người nông dân phải trả: 119.425 * 12% = 14.331 triệu đồng Nếu vay bên ngoài lãi suất 5%/tháng -> lãi suất 60%/năm.

Số tiền lãi người nông dân phải trả: 119.425 * 60% = 71.655 triệu đồng Như vậy nếu vay ngân hàng thì người dân tiết kiệm được một khoảng: 14.331 – 71.665 = 57.324 triệu đồng

Mặt khác khi vay bên ngoài, mỗi người nông dân chỉ vay được số tiền nhỏ, do người cho vay sợ gặp rủi ro, hoặc người vay phải chịu lãi suất cao hơn mức 5%/tháng.

Hiệu quả xã hội:

− Ngăn chặn sự phát triển của nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn.

− Khi kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển, đời sống được cải thiện và nâng cao sẽ tạo điều kiện xây dựng nông thôn ngày càng giàu mạnh; tệ nạn xã hội, … ngày càng được đẩy lùi thay vào đó là ấp văn hóa, xã văn hóa, …

− Ngân hàng đã giúp cho hộ nông dân thoát khỏi cảnh nghèo đói, giảm bớt được hiện tượng chuyển nhượng, sang bán đất tạo điều kiện cho nông dân vừa có đất để sản xuất, vừa có vốn để đầu tư phát triển, ổn định được cuộc sống không phát sinh tệ nạn xã hội.

− Thông qua đầu tư vốn tín dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, ngân hàng đã góp phần đổi mới dần bộ mặt nông thôn; sửa đổi dần những suy nghĩ còn lạc hậu về nhà cửa, vệ sinh môi trường đối với cư dân vùng này.

Một phần của tài liệu Phan tich tinh hinh dau tu phat trien nong nghiep (Trang 25 - 28)