NHÁNH TỈNH AN GIANG
3.5. Một số biện pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển nông nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á
động đầu tư phát triển nông nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh tỉnh An Giang.
Nâng cao hiệu quả tín dụng là một yêu cầu bức xúc để đảm bảo cho hoạt động ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển vững chắc. Trên cơ sở phân tích hoạt động đầu tư phát triển nông nghiệp tại ACB –An Giang, nếu có thể chúng tôi xin nêu ra một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của ngân hàng như sau:
Ngân hàng cần củng cố và phát triển thị trường tín dụng nông nghiệp, nông thôn, hướng vào các loại cây trồng, vật nuôi là thế mạnh của tỉnh như lúa đặc sản có chất lượng cao, xuất khẩu được, hoa màu, chăn nuôi thuỷ sản nhất là tôm, cá, đại gia súc như bò …
Ngân hàng cần chủ động tìm khách hàng, hướng dẫn họ lập phương án, dự án đầu tư có hiệu quả. Từ đó việc thu hồi nợ sẽ dễ dàng hơn.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác tiếp thị, quảng cáo, xây dựng chiến lược để có thể thu hút khách hàng; đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh để chủ động trong hội nhập với Khu vực và Thế giới. Cần chú trọng phương pháp tiếp thị gián tiếp thông qua chính khách hàng của mình bằng việc nâng cao chất lượng phục vụ họ để họ tự giới thiệu ngân hàng với khách hàng khác.
Đơn giản hóa thủ tục, điều kiện cho vay nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng sớm tiếp cận với vốn tín dụng của ngân hàng khi họ có nhu cầu. Cán bộ tín dụng cần kiên trì giải thích cho khách hàng về quyền lợi của họ khi khách hàng trả nợ vay trước hoặc đúng từ đó kích thích họ thực hiện đúng thoả thuận với ngân hàng.
Nâng cao trình độ thẩm định các dự án đầu tư. Quyết định cho vay trên cơ sở hiệu quả sản xuất, kinh doanh, vốn tự có và khả năng trả nợ của khách hàng.
Không nên quá coi trọng tài sản thế chấp, cầm cố. Trong thực tế việc xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đất đai.
Chính vì vậy tài sản thế chấp không là mục đích chính, thực chất nó chỉ là phương tiện, biện pháp để giảm thiểu rủi ro. Không có tài sản nào thế chấp tốt hơn hiệu quả sản xuất, kinh doanh của người vay vốn. Đây chính là biện pháp mà các ngân hàng nói chung và đặc biệt Ngân hàng Á Châu An Giang nói riêng nên áp dụng.
Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến việc sử dụng vốn của khách hàng. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn và hiệu quả của đồng vốn tín dụng nhằm phát hiện kịp thời các sự cố để có biện pháp xử lý ngay. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở khách hàng khi đến hạn thanh toán nợ.
Ngân hàng cần đáp ứng nhu cầu vay vốn, thời hạn cho vay phù hợp với phương án sản xuất, kinh doanh, chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Mọi khoản nợ quá hạn đều có nguyên nhân của nó. Do vậy phải phân tích cụ thể từng nguyên nhân, muốn thế cán bộ ngân hàng cần đến tận địa bàn cho vay để nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của từng khách hàng vay vốn nhằm có biện pháp giúp đỡ họ khắc phục kịp thời.
Để hạn chế rủi ro đối với tín dụng nông nghiệp, ngân hàng cần phối hợp với các nhành có liên quan như Sở Nông Nghiệp, Trung tâm khuyến nông, Sở Khoa học công nghệ để đưa ra những khuyến cáo bổ ích nhằm phòng tránh các ảnh hưởng tiêu cực, tác động xấu đến kết quả sản xuất của bà con nông dân.
Kiên quyết khởi kiện những khách hàng có biểu hiện lừa đảo, chây ỳ không muốn trả nợ ngân hàng. Kiện toàn, củng cố Trung tâm bán đấu giá tài sản các cấp, từ đó giúp cho ngân hàng có thể phát mãi tài sản được nhanh chóng hơn, hạn chế nợ dây dưa, khô đọng phát sinh trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
Ngân hàng nên kiến nghị với Nhà nước về việc hình thành Quỹ rủi ro nông nghiệp để có sự tham gia của hộ nông dân; những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản và nhất là Ngân sách Nhà nước giữ vị trí trọng yếu trong Quỹ này để thiết thực giúp cho người nông dân khắc phục rủi ro.
Có chế độ khen thưởng đối với cán bộ tín dụng đạt chỉ tiêu, không có nợ quá hạn hoặc có nợ quá hạn thấp; có chế độ ưu đãi công tác phí đối với cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Chú trọng đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nhằm không ngừng nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tác nghiệp của cán bộ, nhân viên.
Cùng với địa phương phối hợp, tiếp cận khách hàng để nắm nhu cầu vay vốn; đồng thời định kỳ 06 tháng / lần tiến hành phân loại khách hàng để có đối xử thích hợp về hồ sơ, thủ tục vay vốn, lãi suất, mức và thời hạn cho vay… Bên cạnh đó cần nắm vững quy hoạch, kế hoạch của địa phương để chủ động bố trí vốn tín dụng cho phù hợp.
KẾT LUẬN
Qua kết quả hoạt động của ACB – An Giang cho thấy ngân hàng ngày càng phát triển và đi vào ổn định cùng với quá trình phát triển đi lên của nền kinh tế An Giang. Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu An Giang đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn thông qua đầu tư vốn tín dụng. Những năm qua, ngân hàng đã hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc thu hút vốn nhàn rỗi để tài trợ vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp.
Nhân tố có tính quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh, sự phát triển của ngân hàng là khách hàng. Vì vậy cán bộ ngân hàng đã thường xuyên quán triệt quan điểm: “Luôn hướng tới sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng “. Song song với việc hiện đại hóa để tăng chất lượng phục vụ khách hàng, ngân hàng còn đổi mới tác phong làm việc, giao tiếp văn hóa; cán bộ tín dụng đã thấu hiểu khách hàng, biết lo, biết trăn trở với những khó khăn của khách hàng; bình đẳng và tôn trọng lợi ích của Ngân hàng và khách hàng.
Ngân hàng luôn duy trì phục vụ tốt khách hàng đang có mối quan hệ, đồng thời mở rộng thêm khách hàng mới. Tích cực tìm kiếm các dự án đầu tư trung, dài hạn an toàn, hiệu quả nhằm ổn định, tăng trưởng tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát quy trình nghiệp vụ kinh doanh một cách thường xuyên; biết uốn nắn, sửa chữa kịp thời sai sót trong tác nghiệp; kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Nâng cao trình độ và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, thực hiện hiện đại hóa ngân hàng thông qua tự đào tạo là chính.
Bên cạnh những thuận lợi, ngân hàng gặp không ít khó khăn, trở ngại, nhưng với sự đoàn kết, gắn bó chặt chẽ, với các nổ lực vượt bậc của từng thành viên trong một guồng máy mạnh và có hiệu quả, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu An Giang vẫn phát huy được thế mạnh của mình trong việc thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra.
Thời gian qua Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu An Giang luôn chú trọng đến chất lượng hoạt động. Các chỉ tiêu về vốn huy động, dư nợ cho vay, nợ quá hạn, lợi nhuận của ngân hàng đều diễn biến theo hướng khả quan. Tuy tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao, nhưng tính an toàn và hiệu quả của chúng luôn được đảm bảo, thể hiện tập trung ở tỉ lệ nợ quá hạn dưới 2%.
Tính đến nay, chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu An Giang đã vượt qua giai đoạn gần mười năm và đang bước vào giai đoạn mới. Với quyết tâm và nổ lực của bản thân ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng, cùng những hỗ trợ của cơ quan hữu quan, chắc chắn rằng Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu An Giang nhất định sẽ thành công hơn trong thời gian qua, đưa giá trị thương hiệu ACB nói chung, ACB – An Giang nói riêng ngày càng phát triển bền vững.