NHÁNH TỈNH AN GIANG
3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh An Giang năm 2004 1 Mục tiêu.
3.1.1. Mục tiêu.
− Chuyển dịch cơ cấu nội ngành như: cơ cấu cây trồng vật nuôi bằng việc luân canh, phát triển chăn nuôi bò. Trong đó, các chỉ tiêu sản lượng chủ yếu là: sản lượng lúa dự kiến gần 2.770.000 tấn, và nâng tỷ lệ sấy lúa hè thu từ 30% năm 2003 lên 40% năm 2004. Sản lượng bắp thường là 15.300 tấn, với bắp non 1.700 ha (Chợ Mới 1600 ha, Châu Thành 100 ha), đậu nành 300 ha để có sản lượng 7.860 tấn. Riêng trên 9000 ha (cả bắp non và bắp lai) với sản lượng gần 64.000 tấn. Sản lượng mè V6 1600 tấn được VOCAR IMEX bao tiêu. Cá nuôi các loại khoảng 150.000 tấn.
− Tổng đàn gia súc phấn đấu đạt 277.000 con, trong đó chủ yếu tăng mạnh ở đàn bò và đàn heo. Đàn bò 57.000 con, trong đó bò sữa 1.000 con; đàn heo gần 217.000 con (do giá heo hiện nay ở mức cao và ổn định, có lợi cho người chăn nuôi. Trâu chỉ chiếm khoảng 3.700 con. Ước tính đàn gia cầm khoảng 3,4 triệu con. Với mục tiêu cung cấp một sản lượng thịt xuất chuồng các loại đạt 32.000 tấn ( thịt heo 25.400 tấn, trâu bò 2.000 tấn, gia cầm 4.600 tấn). Sản lượng trứng gia cầm 240 triệu quả.
− Thuỷ sản phát triển theo hướng tăng chất lượng, hạ giá thành, sản lượng thuỷ sản nuôi phấn đấu đạt 136 – 150 ngàn tấn (sản lượng cá nuôi 145.830 tấn, sản lượng thuỷ sản khác 4.170 tấn) để làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và tiêu thụ nội địa, trong đó sản lượng nuôi tôm phần đấu đạt trên 670 tấn.
− Tiếp tục thực hiện đề án 31 của Ban Cán sự UBND tỉnh để ổn định sản xuất và đời sống trong mùa nước nổi.
− Mỗi huyện, thị, thành đều xây dựng được HTX nông nghiệp theo mô hình có giám đốc điều hành, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm (như HTX Trường
Thạnh), nhân rộng điển hình 22 HTX tiên tiến, phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ ở các HTX nông nghiệp.
3.1.2. Giải pháp.
Để đạt được mục tiêu nói trên cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:
− Tăng trưởng khu vực trồng trọt chăn nuôi trên cơ sở tăng thêm mùa lúa vụ 3 khoảng 15.000 ha chủ yếu ở Thoại Sơn và Châu Phú; tăng thêm 10.000 ha lúa thơm đặc sản ở Tri Tôn và Tịnh Biên; diện tích nuôi tôm tăng thêm gần 300 ha.
− Nâng cao chất lượng hàng hóa, gắn sản xuất với nhu cầu thị trường, hướng tới xuất khẩu, giảm giá thành sản xuất tất cả cây và con. Khuyến cáo nông dân sử dụng các loại giống lúa thích nghi theo điều kiện từng vùng sản xuất, … Tổ chức lại sản xuất gắn dần người nuôi với nhà chế biến và xuất khẩu thuỷ sản.
− Thực hiện mua sản phẩm với giá hợp lý, kịp thời; lập chợ nông sản và tổ chức mạng lưới mua tại các vùng chuyên canh sản xuất lúa và rau màu chất lượng cao xuất khẩu; và các vùng nông thôn xa để kịp thời tiêu thụ nông sản hàng hóa của nông dân.
− Tạo điều kiện cho nông dân vay vốn để phát triển sản xuất; ưu tiên cho vay đối với các hộ nông dân nông dân sản xuất theo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo quy hoạch của ngành nông nghiệp.
− Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và khuyến khích nông dân sử dụng các loại giống có giá trị và giá trị xuất khẩu, có thị trường tiêu thụ, thích hợp với điều kiện về thổ nhưỡng và tập quán canh tác của nông dân.
− Ưu tiên đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo quản lý cho cán bộ HTX, chủ trang trại. Tăng cường tổ chức các lớp đào tạo nghề cho nông dân nhất là nhân giống lúa xác nhận.
− Tăng cường liên kết 4 nhà, nhân rộng mô hình HTX hoạt động có hiệu quả; mở rộng hình thức dịch vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và sinh hoạt nông thôn.