Phân tích dư nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng nông nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh tỉnh An Giang.

Một phần của tài liệu Phan tich tinh hinh dau tu phat trien nong nghiep (Trang 46 - 48)

NHÁNH TỈNH AN GIANG

3.3.5.Phân tích dư nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng nông nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh tỉnh An Giang.

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh tỉnh An Giang.

Nợ quá hạn là vấn đề tất yếu trong quá trình đầu tư tín dụng, nó được xem là rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Nợ quá hạn cao thể hiện chất lượng của hoạt động tín dụng thấp và ngược lại.

Bảng 3.7: Nợ quá hạn nông nghiệp từ năm 2001 đến 2003

của ACB – An Giang

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2001 2002 2003

1.Trồng trọt 1.136 1.086 983

2.Chăn nuôi 180 170 138

3.Mua sắm nông cơ, nông cụ 98 92 73

Tổng cộng 1.414 1.348 1.194

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện của ACB – An Giang từ năm 2001 đến 2003.

Tại ACB – An Giang, trong nông nghiệp nợ quá hạn xảy ra cả trong ba lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và mua sắm nông cơ, nông cụ.

Tính đến cuối năm 2003 nợ quá hạn tín dụng nông nghiệp chiếm tỷ trọng 1,36% dư nợ trong lĩnh vực này và cũng cùng thời điểm trên nợ quá hạn tín dụng nông nghiệp chiếm tỷ trọng 57,16% trong tổng nợ quá hạn của chi nhánh ACB – An Giang. Thêm vào đó, nợ quá hạn có giảm dần qua các năm, nếu năm 2001 nợ quá hạn của trồng trọt, chăn nuôi và mua sắm nông cơ, nông cụ là 1.414 triệu đồng thì năm 2002 là 1.348 triệu đồng và đến cuối năm 2003 còn 1.194 triệu đồng. Điều đó cho thấy ACB – An Giang rất quan tâm đến việc kiểm soát và xử lý nợ quá hạn.

Bảng 3.8: Nợ quá hạn tín dụng nông nghiệp trong tổng nợ quá hạn

năm 2003 của ACB – An Giang

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2003

Nợ quá hạn nông nghiệp 1.194 Tổng nợ quá hạn 2.089

Nợ quá hạn nông nghiệp / Tổng nợ quá hạn (%) 57,16

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện của ACB – An Giang từ năm 2001 đến 2003.

Năm 2003 nợ quá hạn giảm xuống khá lớn do công tác thẩm định của cán bộ tín dụng được nâng cao, nhân viên tín dụng sàng lọc, lựa chọn khách hàng có uy tín tốt để cho vay và xem xét số hộ này để tăng hạn mức tín dụng, đồng thời kiên quyết không cho vay đối với các hộ có nguy cơ mất khả năng thanh toán nhằm giảm bớt rủi ro...

Nợ quá hạn phát sinh bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

− Lũ lụt xảy ra liên tiếp trong những năm qua làm cho nhiều hộ bị mất trắng, một số hộ có thu hoạch một phần nên không đủ nguồn để trả nợ ngân hàng.

− Cơn bão số 05 tuy đã qua nhưng vẫn còn làm ảnh hưởng đến nhiều hộ nông dân đưa đến khách hàng không thanh toán được nợ vay, “buộc” ngân hàng phải khởi kiện để thu hồi nợ.

− Giá hàng nông sản có giảm mạnh trong những năm qua.

− Dịch bệnh làm ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi, giá “đầu vào” cao, “đầu ra” thấp, không bù đắp đủ chi phí dẫn đến lỗ lả.

− Một số khách hàng thụ động trong trả nợ (lãi và vốn), “buộc” cán bộ tín dụng tại địa bàn đến nhận trực tiếp, bằng không sẽ không chịu trả đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã thoả thuận.

Nhìn chung, phần lớn nợ quá hạn của ACB – An Giang là do nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan của ngân hàng rất thấp, điều đó đã phản ảnh tương đối sát chất lượng tín dụng.

Tóm lại: nợ quá hạn qua ba năm có chiều hướng giảm, cho thấy ACB – An Giang đã hòa nhập vào quỹ đạo chung của hệ thống ngân hàng trên cùng địa bàn. Qua đó có thể khẳng định hoạt động tín dụng của ngân hàng rất có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phan tich tinh hinh dau tu phat trien nong nghiep (Trang 46 - 48)