NHÁNH TỈNH AN GIANG
3.3.2.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn.
An Giang _ một tỉnh nông nghiệp, thế mạnh của tỉnh là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Chính vì thế đối tượng ACB – An Giang tập trung đầu tư là cây lúa và chăn nuôi heo, bò. Bên cạnh đó ngân hàng còn đầu tư cho buôn bán nhỏ, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình cho vay của ngân hàng tăng dần qua các năm và cho vay sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Phần lớn tập trung làm lúa và làm kinh tế tổng hợp.
− Đối với trồng trọt:
Lúa là loại cây trồng phổ biến nhất là ở địa bàn các huyện, vì vậy đầu tư cho chi phí trồng lúa chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu đầu tư của ngân hàng. Trên thực tế khi đi vay người nông dân thường vay dưới hình thức kinh tế tổng hợp đa dạng gồm: trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo vườn, chăm sóc lúa và mô hình VAC ... Do đó người nông dân sẽ được vay với một hạn mức cao hơn chi phí trồng lúa từ trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng/1 công (1.000 m2) tùy thuộc vào phương án sản xuất của khách hàng đạt kết quả cao hay thấp và tùy từng khách hàng.
− Đối với chăn nuôi:
Tuy ít có trại chăn nuôi với quy mô lớn, nhưng việc chăn nuôi gia súc, gia cầm rất phát triển ở địa bàn huyện. Do nhiều nguyên nhân (tập quán, vốn ...) nên việc chăn nuôi có quy mô lớn chưa phổ biến, chỉ với hình thức chăn nuôi nhỏ, cá thể hộ gia đình, mang lại lợi nhuận không nhiều. Song, đó là một cách tiết kiệm rất có hiệu quả của người nông dân, do chỉ cần một số vốn để mua giống, thuốc chữa bệnh, thức ăn… họ có thể tận dụng được khả năng sẵn có của mình. Mức cho vay dành cho đối tượng này lệ thuộc vào chi phí chăn nuôi, uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng, cho vay tối đa khoảng 500.000 đồng /1 con.
− Đối với mua sắm nông cơ, nông cụ:
Khi sản xuất có hiệu quả nông dân thường tích lũy và vay thêm vốn để mua sắm máy móc, nông cơ, nông cụ phục vụ cho sản xuất. Đáp ứng yêu cầu
này ngân hàng thường cho vay trung hạn, giúp nông dân đỡ bị áp lực bởi mức và thời gian trả nợ.
Năm 2002 doanh số cho vay trồng trọt, chăn nuôi, mua sắm nông cơ, nông cụ tăng 16,30%, tương đương 11.504 triệu đồng. Về số tuyệt đối thì cho vay trồng trọt tăng nhiều nhất 9.985 triệu đồng. Về số tương đối thì cho vay chăn nuôi tăng cao nhất 17,23%. Mua sắm nông cơ, nông cụ tăng tương đối.
Năm 2003 doanh số cho vay trồng trọt, chăn nuôi và mua sắm nông cụ theo chỉ tiêu ngắn hạn tăng lên rất nhiều so với năm 2002. Trong đó trồng trọt tăng một lượng lớn 12.705 triệu đồng, tương đương 18,15%. Chăn nuôi tăng với một tỷ lệ khá cao 25,43%, tương đương 2.100 triệu đồng. Mua sắm nông cơ, nông cụ tăng rất thấp chỉ tăng 4 triệu đồng.