2002 2003 Vốn Cố Định

Một phần của tài liệu Phan tich tinh hinh va hieu qua su dung von (Trang 41 - 46)

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định là xem sự ủy thác vốn ở hiện tại để đầu tư vào những mục đích khác nhau trong tương lai có hợp lý hay không.

3.2.1.1 Kết cấu vốn cố định

Trước tiên chúng ta xem xét các bộ phận cấu thành vốn cố định của công ty thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.7: Kết cấu vốn cốđịnh từ năm 2001 đến 2003

Đơn vị: Triệu đồng

2001 2002 2003 Vốn Cố Định Vốn Cố Định

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1. Tài Sản CốĐịnh 125.142 83,11 127.212 82,49 122.989 85,57 - Nguyên giá 162.163 107,69 173.218 112,32 185.278 128,90 - Nguyên giá 162.163 107,69 173.218 112,32 185.278 128,90 - Khấu Hao (37.021) -24,59 (46.006) -29,83 (62.289) -43,34 2. Đầu Tư TCDH 12.711 8,44 13.309 8,63 4.049 2,82 - Đầu tư chứng khoán dài hạn 4049 2,82 - Góp vốn liên doanh 12.697 8,43 13.289 8,62 - Đầu tư dài hạn khác 14 0,01 20 0,01 3. CPXDCBDD 12.726 8,45 13.694 8,88 16.695 11,62 TỔNG 150.578 100% 154.215 100% 143.733 100% Nguồn: Bảng cấn đối tài sản từ năm 2001 đến 2003

Như đã phân tích, năm 2002 là năm công ty kinh doanh đạt hiệu quả, có xu hướng mở rộng quy mô. Năm 2003 do bất lợi khách quan từ phía thị trường quy mô kinh doanh lại được thu hẹp.

Tài Sản Cố Định:

Công ty có quan tâm đầu tư tài sản cố định, nguyên giá tài sản cố định tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2001 giá trị tài sản cố định là 125.142 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 83,11% trong vốn cố định. Năm 2002 giá trị tài sản cố định tăng

về số tuyệt đối, nhưng tỷ trọng chiếm trong tổng vốn cố định giảm là do công ty đã tăng đầu tư tài chính dài hạn, xây dựng xong một số công trình và sửa chữa một số máy móc thiết bị, tài sản cố định trong năm chiếm tỷ trọng 82,49%. Năm 2003 mặc dù nguyên giá tài sản cố định tăng (công ty mua sắm thêm tài sản), khoản khấu hao công ty trích khá lớn (17.807 triệu đồng) làm cho giá trị tài sản cố định trong năm giảm 4.223 triệu đồng, nhưng lại tăng tỷ trọng trong vốn cố định chiếm 85,57%. Điều này phù hợp với xu hướng chung của hoạt động sản xuất kinh doanh, thể hiện quy mô sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật gia tăng, trình độ sản xuất được nâng cao.

Đầu tư tài chính dài hạn:

Năm 2001 công ty đã góp vốn liên doanh 12.967 triệu đồng, các khoản đầu tư dài hạn khác của công ty là 14 triệu. Tỷ trọng đầu tư tài chính dài hạn của công ty trong tổng vốn cố định là 8,44%. Năm 2002 công ty đã mở rộng đầu tư ra bên ngoài, mở rộng liên doanh, liên kết công ty đến 13.289 triệu đồng, các khoản đầu tư dài hạn khác cũng tăng lên, từ đó làm khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty tăng 598 triệu đồng hay tăng 4,7%. Năm 2003 công ty đã thu hẹp còn một dự án góp vốn liên doanh, và tham gia mua chứng khoán dài hạn. Trong năm công ty đã đầu tư 4.049 triệu đồng vào chứng khoán, khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty chỉ chiếm tỷ trọng 2,82%; trong năm này công ty đã có bước chuẩn bị tài chính lành mạnh để tiến hành cổ phần hóa vào năm 2005.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (CPXDCBDD):

Những năm qua, công ty không ngừng nâng cấp, sửa chữa máy móc thiết bị, đầu tư các xí nghiệp, nhà máy… Cụ thể, năm 2001 CPXDCBDD của công ty chỉ đạt 12.726 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,45% trong vốn cố định. Năm 2002 công ty đầu tư sửa chữa một số tài sản, xây dựng thêm một số nhà xưởng và chuẩn bị cho nâng cấp một số nhà máy, xí nghiệp như: nhà máy Đông lạnh thủy sản, nhà máy Chế biến thức ăn thủy sản… giá trị CPXDCBDD lên đến 13.694 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,88%. Năm 2003 công ty đã đầu tư mở rộng nâng công suất nhà máy Đông lạnh, kho lương thực Vĩnh An – Châu Thành, bổ sung thiết bị chế biến tinh bột mì. CPXDCBDD trong năm 16.695 triệu đồng, chiếm 11,62% tổng vốn cố định, tăng 21,92%, tương ứng 3.001 triệu đồng so năm 2002.

Tóm lại, trong kết cấu vốn cố định của công ty, tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao nhất. Do tăng cường khả năng sản xuất, kinh doanh, hoạt động lâu dài việc đầu tư vào tài sản cố định là điều hợp lý. Công ty không ngừng đầu tư cho

cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ tổ chức sản xuất. Bên cạnh đó tiếp tục nâng cấp máy móc thiết bị hiện có, nâng công suất nhà máy, xí nghiệp, tạo điều kiện để máy móc, thiết bị hoạt động đạt công suất, gia tăng số lượng cũng như chất lượng sản phẩm, đang tập trung nội lực để khẳng định vị thế của mình. 3.2.1.2 Khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định

Nguồn vốn cố định chủ yếu huy động từ các khoản vay, vốn chủ sở hữu có tăng nhưng không đảm bảo.

Bảng 3.8: Khả năng đảm bảo nguồn vốn cốđịnh (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Nguồn vốn chủ sở hữu 63.108 88.429 79.828 NVCĐ 150.578 154.215 143.733 Chênh lệch -87.470 -65.786 -63.905

Nguồn: Bảng cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003

Nguồn vốn cố định của công ty năm 2001 là 150.578 triệu đồng, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu 63.108 triệu đồng, thiếu hụt 87.470 triệu đồng nên công ty đã đi vay dài hạn 56.078 triệu đồng, nợ dài hạn khác 12.476 triệu đồng, vay ngắn hạn 18.876 triệu đồng và chiếm dụng 40 triệu đồng. Năm 2002 nguồn vốn cố định tăng 2,42%, đạt 154.215 triệu đồng, mặc dù vốn chủ sở hữu tăng lên nhưng vẫn thiếu hụt 65.786 triệu đồng nên công ty đã vay dài hạn 49.116 triệu đồng, nợ dài hạn khác 13.393 triệu đồng, vay ngắn hạn 2.921 triệu đồng và chiếm dụng 356 triệu đồng. Năm 2003 thiếu hụt 63.905 triệu đồng, giảm 1.881 triệu đồng, hay giảm 2,86%, nguồn vốn chủ sở hữu giảm 9,73%, chỉ đạt 79.828 triệu đồng; khoản thiếu hụt này công ty đi vay dài hạn 42.228 triệu đồng, nợ dài hạn khác 13.676 triệu đồng, vay ngắn hạn 7.456 triệu đồng và chiếm dụng 545 triệu đồng.

Qua việc phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định, một lần nữa cho thấy, mặc dù nguồn vốn cố định thuộc nguồn vốn chủ sở hữu có được bổ sung, các khoản thiếu hụt có xu hướng giảm dẫn đến các khoản vay giảm, nhưng vẫn đòi hỏi công ty phải hoạt động hiệu quả hơn để tăng khả năng đảm bảo về mặt tài chính, giảm áp lực phải trả nợ vay.

Xem xét tình hình trang bị tài sản cố định

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty, số lượng và giá trị của nó phản ánh năng lực hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật… Tài sản cố định được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.9: Tình hình trang bị và tình trạng kỹ thuật của TSCĐ (Từ năm 2001 đến 2003) 2002/2001 2003/2002 Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Giá trị % Giá trị %

Nguyên giá (triệu) 162.163 173.218 185.278 11.055 6,82 12.059 6,96

Khấu hao (triệu) 37.021 46.006 62.289 8.985 24,27 16.283 35,39

Số lao động BQ (người) 513 604 743 91 17,74 139 23,01

Hệ số hao mòn 0,23 0,27 0,34 0,04 16,34 0,07 26,58

Nguyên giá/1 lao động

(triệu đồng/người) 316,11 286,78 249,36 -29,32 -9,28 -37,42 -13,05

Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003

Tình hình trang bị:

Bảng số liệu trên cho thấy, nguyên giá tài sản cố định bình quân cho một lao động đang có xu hướng giảm. Năm 2002 giảm 29,32 triệu đồng/người hay giảm 9,28%. Năm 2003 tiếp tục giảm 13,05%, tương ứng 37,42 triệu đồng/người. Nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng số lượng nhân viên nhanh hơn tốc độ tăng của nguyên giá tài sản cố định.

Trình trạng kỹ thuật:

Đặc trưng cơ bản của tài sản cố định là trong quá trình sử dụng bị hao mòn dần, đánh giá đúng mức độ hao mòn, xem xét tài sản còn mới hay cũ nhằm đưa ra những biện pháp để tái sản xuất tài sản cố định. Cũng từ bảng trên cho thấy: Năm 2002 giá trị khấu hao của tài sản cố định 46.006 triệu đồng, tăng 24,27%, trong khi nguyên giá của tài sản cố định chỉ tăng 6,82%, điều này dẫn đến hệ số hao mòn tài sản cố định tăng 16,34% về số tương đối đạt 0,27 và đang có chiều hướng tiến dần về 1. Năm 2003 giá trị hao mòn của tài sản tiếp tục tăng lên 35,39% trong khi nguyên giá chỉ tăng 6,69%, điều này tương tự như năm 2002, hệ số lên đến 0,34.

Như vậy, hệ số hao mòn của tài sản cố định ở công ty đang có xu hướng tiến dần về 1 chứng tỏ tài sản ở công ty đã cũ, mặc dù đơn vị có quan tâm đầu tư,

thay đổi và sửa chữa máy móc thiết bị nhưng nhìn chung mức độ đầu tư vẫn còn thấp, công ty cần phải có biện pháp để tái sản xuất tài sản cố định, phấn đấu đạt năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao.

3.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động

Tại một thời điểm nhất định, vốn lưu động chỉ rõ mức độ an toàn mà công ty có được nhằm tài trợ cho các chu kỳ kinh doanh. Vốn lưu động ám chỉ các khoản đầu tư của công ty vào tài sản ngắn hạn như: tiền mặt, các khoản phải thu, tồn kho.

3.2.2.1 Kết cấu vốn lưu động

Phân tích kết cấu vốn lưu động cho thấy công ty phân bổ vốn lưu động vào các khoản mục qua các chu kỳ kinh doanh có hợp lý hay không, để từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Một phần của tài liệu Phan tich tinh hinh va hieu qua su dung von (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)