Hiệu quả sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Phan tich tinh hinh va hieu qua su dung von (Trang 77 - 81)

II. NGUỒN KINH PHÍ QUỸ KHÁC 89 0,03 228 0,07 189 0,

3.5.3Hiệu quả sử dụng lao động

2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 219 0,07 16 0,00 489 0,

3.5.3Hiệu quả sử dụng lao động

Hiệu quả sử dụng các yếu tố lao động cho thấy việc bố trí sử dụng nhân viên như thế nào để đạt được kết quả cao trong quá trình kinh doanh.

Bảng 3.35: Hiệu quả sử dụng lao động (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 02/01 03/02 2001 2002 2003 ±∆ % ±∆ % Doanh thu 448.395 570.647 767.344 122.252 27,26 196.697 34,47 Lợi nhuận 3.517 4.042 3.812 525 14,93 -231 -5,70 Số lao động bình quân 513 604 743 91 17,74 139 23,01 Quỹ lương 5.650 7.251 10.672 1.601 28,34 3.421 47,18 Năng suất lao động bình quân 874,06 944,78 1.032,76 70,72 8,09 87,985 9,31 Lương bình quân (x 1.000) 918 1.000 1.197 82,610 9,00 196,535 19,65 Hiệu quả sử dụng tiền lương 62,25% 55,75% 35,72% -6,5% -10,44 -20% -35,93

Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003

Năm 2001 số lao động bình quân 513 người, năm 2002 604 người, tăng 91 người và tiếp tục tăng, năm 2003 đạt 743 người. Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động chúng ta phải đặt mức biến động tương đối số lượng lao động trong mối quan hệ với kết quả sản xuất kinh doanh.

Năm 2001 để đạt 448.395 triệu đồng doanh thu thì công ty cần 513 lao động, trong khi năm 2002 để đạt được doanh thu 570.647 triệu đồng lẽ ra công ty phải sử dụng đến 653 lao động nhưng trên thực tế chỉ sử dụng 604 lao động, như vậy đã tiết kiệm được 49 lao động. Tương tự như thế năm 2003 công ty phải cần đến 812 lao động để tạo ra được 767.344 triệu đồng doanh thu, thực tế chỉ sử dụng 743 lao động, tiết kiệm được 69 lao động. Qua đó, việc sử dụng lao động của công ty đạt hiệu quả, tiết kiệm được lao động là cơ sở làm tăng suất lao động. Cụ thể: một lao động năm 2001 tạo ra 874,06 triệu đồng doanh thu và tăng lên 70,72 triệu đồng trong năm 2002 tương ứng tăng 8,09%; năng suất lao động tiếp tục tăng lên trong năm 2003 khi một lao động bình quân tạo ra được 1.032,76 triệu đồng, tăng 9,31% so năm 2002. Sử dụng lao động tạo nên năng suất lao động tăng đã biểu hiện cho việc bố trí và sử dụng nhân viên hiệu quả, công ty cần phát huy điểm mạnh này.

Cũng dựa vào bảng số liệu trên thì mức lương bình quân một người lao động nhận được tăng lên, điều này cho thấy sự quan tâm của công ty trong việc bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, chăm lo đời sống cho nhân viên. Năm 2001 bình quân một nhân viên nhận được 918 ngàn đồng/tháng; năm 2002 là 1 triệu đồng/tháng, tăng 9% do tốc độ tăng tổng quỹ lương lớn hơn tốc độ tăng số lao động bình quân (tốc độ tăng tổng quỹ lương năm 2002 so năm 2001 là 28,34% trong khi tốc độ tăng của lao động 17,74%); tương tự như thế vào năm 2003 tốc độ tăng quỹ lương 47,18% trong khi tốc độ tăng của lao động 23,01% nên mức lưong bình quân tăng lên (năm 2003 bình quân 1 lao động nhận được 1.197 ngàn đồng/tháng, tăng 19,65% so năm 2002).

Ta nhận thấy tổng quỹ lương của công ty gia tăng từng năm, nhưng đặt trong mối quan hệ doanh thu tăng lên thì việc tăng của tổng quỹ lương như vậy là hợp lý chưa. Để đánh giá ta cần so sánh mức biến động của tổng quỹ lương qua các năm. Năm 2001 để đạt được doanh thu 448.395 triệu đồng thì tiền lương phải trả là 5.650 triệu đồng, với những điều kiện tương tự như vậy thì trong năm 2002 công ty chỉ cần trả 7.190 triệu đồng tiền lương để đạt được doanh thu 570.647 triệu đồng, nhưng trên thực tế công ty đã chi ra 7.251 triệu đồng để trả lương cho nhân viên, như vậy, công ty đã trả nhiều hơn số phải trả là 61 triệu đồng; cũng với điều kiện như thế sang năm 2003 công ty chỉ cần trả 9.750 triệu đồng tiền lương để đạt doanh thu 767.344 triệu đồng, thực tế công ty đã trả 10.672 triệu đồng nhiều hơn số phải trả là 922 triệu đồng.

Nhìn chung, ở gốc độ tiết kiệm chi phí sự gia tăng của tổng quỹ lương nhanh hơn sự gia tăng về doanh thu. Nhưng trên phương diện tổng hợp, tiền lương có quan hệ đến chỉ số lạm phát thì mức tăng này là không cao; việc chi thêm tiền cho nhân viên khi họ làm việc với năng suất lao động ngày càng cao là tất yếu thể hiện được sự quan tâm hỗ trợ của công ty đối với nhân viên.

Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương trong năm 2001 là 62,25% thì sang năm 2002 giảm xuống còn 55,75% và tiếp tục giảm còn 35,72% vào năm 2003. Chỉ tiêu này cho thấy, 100 đồng tiền lương trả cho công nhân viên thì tạo ra được 62,25 đồng lợi nhuận (năm 2001), việc tiếp tục trả lương như vậy làm cho lợi nhuận giảm 6,49 đồng vào năm 2002 và tiếp tục giảm chỉ còn 35,72 đồng lợi nhuận vào năm 2003 do tốc độ tăng lợi nhuận qua các năm đều thấp hơn tốc độ tăng tổng quỹ lương, đòi hỏi công ty cần xem xét lại các hoạt động chưa mang lại lợi nhuận để khắc phục tình trạng trên.

Tổng hợp kết quả phân tích trên cho ta cái nhìn tổng quát về việc quản lý và sử dụng lao động ở công ty như sau: công ty sử dụng lao động đạt năng suất, hiệu quả. Song, có đơn vị trực thuộc công ty làm ăn không hiệu quả, nhưng chi lương không giảm tương ứng với mức độ lỗ, công ty cần chấn chỉnh lại hoạt động của các đơn vị này để tránh tình trạng hiệu quả sử dụng tiền lương chưa cao.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Phan tich tinh hinh va hieu qua su dung von (Trang 77 - 81)