Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung tại Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

Một phần của tài liệu Phan tich tinh hinh va hieu qua su dung von (Trang 82 - 83)

II. NGUỒN KINH PHÍ QUỸ KHÁC 89 0,03 228 0,07 189 0,

2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 219 0,07 16 0,00 489 0,

4.2.1 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung tại Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang

- Lập kế hoạch kinh doanh, xác định tương đối chính xác nhu cầu về vốn hằng năm. Nghiên cứu và dự đoán nhu cầu thị trường để đảm bảo không thừa lượng nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa… nhằm làm cho vốn không bị ứ động, tăng tốc độ chu chuyển vốn.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, hạ giá thành để tăng sức cạnh tranh, xúc tiến nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tăng doanh thu phải đi đôi với tiết kiệm chi phí.

- Chủ động ký kết các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp, không trông chờ vào sự ủy thác của Chính phủ, cũng như bị động chờ khách hàng đến ký kết. Công ty nên cử nhân viên đi khai thác, tìm hiểu thị trường nước ngoài để tìm cơ hội kinh doanh nhằm gia tăng số lượng hàng hóa tiêu thụ cũng như số lượng hợp đồng.

- Phát triển kênh phân phối trực tiếp bằng cách lập Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại nước cần nhập, tránh xuất khẩu qua trung gian, tiết kiệm được chi phí cho việc tiêu thụ sản phẩm.

- Duy trì mối qua hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, tìm kiếm thêm thị trường mới.

- Tổ chức thu mua nguyên liệu tại vùng chuyên canh để giảm giá thu mua. Rà soát lại năng lực thu mua.

- Để tránh hiện tượng biến động về giá nguyên liệu (gạo, cá) công ty cần chủ động ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của nông dân, ngư dân thông qua các hợp tác xã, tổ liên kết sản xuất, câu lạc bộ thủy sản, Hiệp hội thủy sản (AFA)…

Một phần của tài liệu Phan tich tinh hinh va hieu qua su dung von (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)