Khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phan tich tinh hinh va hieu qua su dung von (Trang 61 - 69)

II. NGUỒN KINH PHÍ QUỸ KHÁC 89 0,03 228 0,07 189 0,

3.4.2Khả năng thanh toán

2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 219 0,07 16 0,00 489 0,

3.4.2Khả năng thanh toán

Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì phải có khả năng thanh toán các khoản nợ khi chúng đến hạn. Nếu không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì doanh nghiệp sẽ bị thiếu hụt tài chính, hoạt động sẽ rất khó khăn.

3.4.2.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy tài sản của công ty có đủ trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không.

Khả năng thanh toán hiện thời (Rc)

Đây là chỉ tiêu chỉ ra phạm vi, quy mô mà yêu cầu của các chủ nợ được trang trải bằng tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời hạn trả nợ. Bảng 3.18: Khả năng thanh toán hiện thời. (Từ năm 2001 đến năm 2003) Đơn vị: Triệu đồng 02/01 03/02 2001 2002 2003 ±∆ % ±∆ % Tài sản lưu động 147.894 188.612 176.464 40.717 27,53 -12.148 -6,44 Nợ ngắn hạn 161.692 172.889 178.920 11.197 6,92 6.031 3,49 Hệ số thanh toán hiện thời (Rc) 0,91 1,09 0,99 0,18 19,27 -0,10 -9,59

Nguồn: Bảng cân đối tài sản từ năm 2001 đến năm 2003

Hệ số thanh toán hiện thời của công ty có chiều hướng tăng. Năm 2002 là 1,09 tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,09 đồng tài sản lưu động dùng để trả nợ trong khi năm 2001 chỉ có 0,91 đồng, tăng 0,18 đồng, tương ứng với 19,27%; tài sản lưu động của công ty tăng 40.717 triệu đồng, tương ứng 27,53% so năm 2001, trong đó tiền mặt, các khoản phải thu và tồn kho của công ty đều tăng, nợ ngắn hạn của công ty cũng tăng 11.197 triệu đồng nhưng tốc độ tăng chỉ 6,92% nên khả năng thanh toán hiện hành tăng theo. Sang năm 2003 hệ số này giảm 9,59%, tức là có 0,98 đồng tài sản lưu động dùng để thanh toán 1 đồng nợ ngắn hạn, sở dĩ thế do nợ ngắn hạn trong năm tăng 3,94%, tương ứng 6.031 triệu đồng, trong khi tài sản lưu động giảm 6,44%, tương ứng 12.148 triệu đồng, làm giảm khả năng thanh toán của công ty.

Nhìn chung, khả năng thanh toán hiện thời của công ty có xu hướng gần bằng 1, điều này thể hiện những cố gắng của công ty trong việc thanh toán công nợ. Công ty cần phải duy trì và nâng cao khả năng này hơn.

Khả năng thanh toán nhanh

Chỉ tiêu này cho thấy các tài sản mà khi cần có thể chuyển đổi thành tiền một cách nhanh chóng, nó không bao gồm hàng tồn kho.

Bảng 3.19: Khả năng thanh toán nhanh

(Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 02/01 03/02 2001 2002 2003 ±∆ % ±∆ % Tài sản lưu động 147.894 188.612 176.464 40.717 27,53 -12.148 -6,44 64.526 84.460 75.062 19.934 30,89 9.398 -11,13 trừ hàng tồn kho 83.369 104.152 101.402 20.783 24,93 -2.750 -2,64 Nợ ngắn hạn 161.692 172.889 178.920 11.197 6,92 6.031 3,49 Hệ số

thanh toán nhanh 0,52 0,60 0,57 0,09 16,84 0,04 -5,92

Nguồn: Bảng cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003

Hệ số thanh toán nhanh năm 2002 cao hơn năm 2001 là 0,09, tăng 16,84%, khả năng thanh toán nhanh tăng lên, công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán nợ đến hạn. Sang năm 2003 chỉ tiêu này giảm còn 0,57, giảm 5,92% do tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt của công ty giảm 2.750 triệu đồng, tương ứng với 2,64%, trong khi nợ ngắn hạn tăng lên 3,49% đã làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm.

Nhìn chung, khả năng thanh toán nhanh của công ty có chiều hướng gia tăng kể từ năm 2001, cho thấy công ty đã có cố gắng thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên, hệ số còn thấp, công ty phải giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho bị ứ động, để nhanh chóng chuyển chúng thành những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền một cách nhanh nhất.

Khả năng thanh toán bằng tiền Bảng 3.20: Khả năng thanh toán bằng tiền (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 02/01 03/02 2001 2002 2003 ±∆ % ±∆ % Tiền + ĐTTCNH 1.979 5.042 12.797 3.063 154,76 7.755 153,80 Nợ ngắn hạn 161.692 172.889 178.920 11.197 6,92 6.031 3,49 Hệ số thanh toán bằng tiền 0,012 0,029 0,072 0,017 138,26 0,042 145,24

Nguồn: Bảng cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003

Năm 2002 khả năng thanh toán bằng tiền là 0,029, trong khi năm 2001 chỉ 0,012 như vậy khả năng thanh toán trong mức độ khắt nghiệt đã tăng 0,017, hay tăng 138,26%, lượng tiền tồn quỹ của công ty tăng lên rất nhiều, cụ thể lượng tiền năm 2002 là 5.042 triệu đồng, trong khi năm 2001 chỉ 1.979 triệu đồng, tăng 3.063 triệu đồng, tương ứng 154,76%, cho thấy công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả bổ sung thêm tiền vào quỹ tiền mặt. Lượng tiền tồn quỹ tiếp tục tăng lên trong năm 2003, thêm vào đó công ty tham gia mua chứng khoán ngắn hạn làm cho các khoản tương đương tiền của công ty tăng 7.755 triệu đồng, khả năng thanh toán của công ty tăng 0,042, tức 145,24% so năm 2002.

Khả năng thanh toán bằng tiền qua các năm có sự cải thiện đáng kể, công ty có nhiều cố gắng trong việc nắm giữ một lượng tiền nhằm đảm bảo tốt cho khả năng thanh toán.

Tóm lại, qua phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn cho thấy công ty luôn có đủ khả năng thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ. Song, khả năng thanh toán này còn ở mức thấp, đòi hỏi cần phải cải thiện tốt hơn trong thời gian tới.

3.4.2.2 Khả năng thanh toán nợ dài hạn

Vốn phục vụ cho các hoạt động của công ty chủ yếu từ các khoản vay. Chính vì vậy mà công ty thường xuyên phải đối mặt với việc thanh toán lãi vay, muốn biết công ty sẵn sàng trả lãi tiền vay đến mức độ nào ta xem xét khả năng thanh toán lãi vay của công ty.

Bảng 3.21: Khả năng thanh toán lãi vay

(Từ năm 2001 đến 2003)

Đơn vị: Triệu đồng

2001 2002 2003

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 19.891 20.047 18.125

Lãi vay 16.374 16.005 14.313

Hệ số thanh toán lãi vay 1,21 1,25 1,27

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2001 đến 2003

Lợi nhuận công ty tạo ra do việc sử dụng vốn qua các năm đều thấp hơn lãi nợ vay phải trả, điều này được thể hiện thông qua khả năng thanh toán lãi vay ở các năm đều thấp (nhỏ hơn 2). Nó cho thấy khả năng sinh lời của vốn không cao, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Xét ở gốc độ hoạt động kinh doanh lâu dài, kết quả trên cho thấy khả năng thanh toán lãi vay tăng dần, cụ thể: Năm 2001 khả năng thanh toán lãi vay thấp, chỉ đạt 1,21 lần. Sang năm 2002 khả năng này lên đến 1,25 lần và tiếp tục tăng vào năm 2003 để đạt 1,27 lần.

Nhìn chung, khả năng thanh toán dài hạn đang dần được cải thiện; lãi vay phải trả đã giảm dần cho thấy công ty cố gắng thanh toán bớt nợ dài hạn, song công ty cần có nhiều cố gắng hơn nữa.

Tóm lại, khả năng thanh toán lãi vay rất thấp, công ty sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả. Tuy nhiên, khả năng này có chiều hướng tăng lên đây là một biểu hiện tốt. Cần phải thấy rằng, do hoạt động của công ty chủ yếu dựa vào phần vốn vay, vì vậy việc trả lãi vay nhiều là tất yếu, nó trực tiếp làm giảm lợi nhuận của công ty.

Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này phản ảnh tính cân bằng giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu, thể hiện cơ cấu tài chính của công ty. Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 3.22: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 02/01 03/02 2001 2002 2003 ±∆ % ±∆ % Nợ phải trả 235.364 254.397 240.368 19.033 8,09 -14.029 -5,51 Vốn chủ sở hữu 63.108 88.429 79.828 25.321 40,12 -8.601 -9,73 Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu 3,73 2,88 3,01 -0,85 -22,86 0,13 4,67

Nguồn: Bảng cân đối tài sản từ năm 2001 đến 2003

Bảng số liệu cho thấy hệ số này luôn ở mức cao. Năm 2001 là 3,73 lần, nghĩa là vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 21,14% trong tổng vốn. Năm 2002 hệ số này giảm 0,85 lần, nghĩa là vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng vốn lên đến 25,79%, tăng 40,12% so năm 2001. Sang năm 2003, hệ số này tăng trở lại đạt 3,01 lần, mức độ đầu tư của vốn chủ sở hữu giảm, chỉ chiếm 24,93% trong tổng vốn.

Cơ cấu tài chính của công ty qua các năm chủ yếu được tài trợ từ các khoản vay. Điều này làm khả năng tự chủ về mặt tài chính giảm. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh hoạt động kinh doanh hiệu quả, có lợi nhuận thì việc đi vay thêm nhiều nợ là điều hợp lý.

Tỷ lệ nợ tăng lên trong khi công ty hoạt động có lợi nhuận thì suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng (sẽ được nghiên cứu ở phần sau). Mặt khác, công ty phải trả lãi vay trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; do đó, khi tỷ lệ cao làm cho thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm. Một số nhà phân tích cho rằng, đây là lá chắn thuế của lãi vay.

Hệ số quay vòng các khoản phải thu (H)

Chỉ tiêu này phản ảnh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 3.23: Hệ số quay vòng các khoản phải thu (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 02/01 03/02 2001 2002 2003 ±∆ % ±∆ % Doanh thu 448.395 570.647 767.344 122.252 27,26 196.697 34,47 Số dư bình quân Các khoản phải thu 75.853 82.978 87.431 7.125 9,39 4.453 5,37 Hệ số H 5,91 6,88 8,78 0,97 16,34 1,90 27,62

Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003

Hệ số quay vòng các khoản phải thu (H) có chiều hướng gia tăng cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, đây là biểu hiện tốt. Năm 2001 hệ số H 5,91 lần, tức là bình quân cứ 1 đồng các khoản phải thu trong năm thì thu được 5,91 đồng doanh thu. Năm 2002 hệ số này tăng lên 0,97 lần, tương ứng 16,34%, tốc độ tăng doanh thu cao hơn nhiều so tốc độ tăng của số dư bình quân các khoản phải thu: doanh thu tăng 122.252 triệu đồng, tốc độ tăng 27,26%, trong khi số dư bình quân các khoản phải thu chỉ tăng 7.125 triệu đồng, tốc độ tăng 9,39%, đây là biểu hiện tốt, cho thấy công ty không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu. Sang năm 2003, hệ số H tiếp tục tăng, bình quân cứ 1 đồng các khoản phải thu thì công ty thu được 8,78 đồng doanh thu, tăng 27,62%.

Như vậy, tốc độ tăng doanh thu qua các năm lớn hơn tốc độ tăng số dư bình quân các khoản phải thu làm cho hệ số quay vòng các khoản phải thu liên tục tăng, điều này là tốt công ty cần phát huy. Tuy nhiên, công ty cũng cần phải xem xét kỳ hạn thanh toán như thế nào để không ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm, đến sự tin cậy lẫn nhau giữa công ty và khách hàng.

Kỳ thu tiền bình quân Bảng 3.24: Kỳ thu tiền bình quân (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 02/01 03/02 2001 2002 2003 ±∆ % ±∆ % Doanh thu 448.395 570.647 767.344 122.252 27,26 196.697 34,47 Các khoản phải thu 53.887 68.906 69.628 15.019 27,87 722 1,05 Kỳ thu tiền bình quân 43,26 43,47 32,67 0,21 0,48 -10,80 -24,85

Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003

Các khoản phải thu ở đây chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng do công ty bán chịu cho các doanh nghiệp khác.

Kỳ thu tiền bình quân của công ty năm 2002 cao hơn năm 2001 nhưng không đáng kể, chỉ tăng 0,21 lần, mức chênh lệch này có thể chấp nhận và được đánh giá khá tốt, bởi vì công ty mở rộng quy mô hợp tác kinh doanh thì doanh thu bán chịu sẽ tăng và việc thu tiền bình quân tăng là điều hợp lý. Năm 2003 khả năng thu hồi tiền tăng lên, số ngày mà doanh thu chưa thu chỉ còn 32,67 ngày, có nghĩa là khi sản phẩm tiêu thụ thì trong khoảng 33 ngày công ty thu hồi được, đây là biểu hiện tích cực công ty cần phát huy.

Tóm lại, kỳ thu tiền bình quân có chiều hướng giảm cho thấy tốc độ thu hồi các khoản công nợ của công ty tăng. Tuy nhiên, công ty cần phải theo dõi tình hình bán chịu và thu tiền của mình có ảnh hưởng đến quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng hay không.

Số vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này phản ảnh số lần mà hàng tồn kho được bán ra trong năm. Ta có bảng sau: Bảng 3.25: Vòng quay hàng tồn kho (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 02/01 03/02 2001 2002 2003 ±∆ % ±∆ % Doanh thu 448.395 570.647 767.344 122.252 27,26 196.697 34,47 Tồn kho 64.526 84.460 75.062 19.934 30,89 -9.398 -11,13 Vòng quay tồn kho 6,95 6,76 10,22 -0,19 -2,77 3,47 51,30

Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003

Năm 2002 số lần bán ra của hàng hóa tồn kho đạt thấp chỉ 6,76 lần, giảm 2,77% so năm 2001 là do công ty phải dự trữ một lượng hàng hóa lớn đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năm 2003 (tồn kho năm 2002 đạt 84.460 triệu đồng, tăng 19.934 triệu đồng, tương ứng 30,89% so năm 2001). Năm 2003 lượng hàng hóa tồn trong kho được tiêu thụ khá, số vòng quay trong năm đạt 10,22 lần, tăng 3,47 lần so năm 2002, hàng hóa tồn kho thấp, công ty sử dụng tồn kho hiệu quả, đây là điểm mạnh công ty cần phát huy. Tuy vậy, công ty cần tính toán lại xem việc dự trữ tồn kho như thế có quá cao so nhu cầu tiêu thụ để giảm bớt các khoản chi phí phải đầu tư cho hàng tồn kho.

Một phần của tài liệu Phan tich tinh hinh va hieu qua su dung von (Trang 61 - 69)