Các tỷ số về hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Phan tich tinh hinh va hieu qua su dung von (Trang 70 - 77)

II. NGUỒN KINH PHÍ QUỸ KHÁC 89 0,03 228 0,07 189 0,

3.5.2Các tỷ số về hiệu quả sử dụng vốn

2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 219 0,07 16 0,00 489 0,

3.5.2Các tỷ số về hiệu quả sử dụng vốn

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn để có thể đánh giá kết quả tình hình sử dụng vốn và khả năng sản xuất của đồng vốn.

Hiệu suất sử dụng vốn

Bảng 3.28: Hiệu suất sử dụng vốn (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 02/01 03/02 2001 2002 2003 ±∆ % ±∆ % Doanh thu 448.395 570.647 767.344 122.252 27,26 196.697 34,47 Vốn sử dụng BQ 289.750 320.650 331.512 30.900 10,66 10.862 3,39 Hiệu suất sử dụng vốn 1,55 1,78 2,31 0,23 15,00 0,54 30,06

Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003

Hiệu suất sử dụng vốn của toàn công ty tăng dần qua các năm. Năm 2001 số vòng quay vốn 1,55 lần. Sang năm 2002 số vòng quay vốn tăng lên 15%, đạt 1,78 lần do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của vốn sử dụng bình quân (27,26% > 10,66%). Đến năm 2003 doanh thu tiếp tục tăng 34,47%, trong khi tốc độ tăng của vốn chỉ là 3,39% dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn tăng 30,06% đạt 2,31 vòng, nghĩa là 1 đồng vốn bình quân bỏ ra trong năm 2001 thu về 1,55 đồng doanh thu, năm 2002 là 1,78 đồng và năm 2003 đạt 2,31 đồng.

Qua phân tích số vòng quay vốn cho thấy số lần vốn luân chuyển trong năm có tăng, tuy còn thấp, nhưng đây là biểu hiện tốt cho thấy công ty sử dụng vốn đạt hiệu suất cao, cần phát huy nhiều hơn nữa.

Hiệu quả sử dụng vốn: hay còn gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)

Bảng 3.29: Hiệu quả sử dụng vốn (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 02/01 03/02 2001 2002 2003 ±∆ % ±∆ % Lợi nhuận 2.391 2.749 2.733 357 14,93 -15 -0,55 Vốn sử dụng bình quân 289.750 320.650 331.512 30.900 10,66 10.862 3,39 Hiệu quả sử dụng vốn 0,825 0,857 0,825 0,032 3,86 -0,033 -3,81

Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003

Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn có chiều hướng tăng, cụ thể: năm 2001 tỷ lệ hoàn vốnđầu tư đạt 0,825%; năm 2002 tăng lên 3,86% về số tương đối, hay

tăng 0,032% về số tuyệt đối do công ty kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận sau thuế tăng lên 14,93%, vốn sử dụng bình quân cũng tăng nhưng chỉ 10,66% khiến tỷ lệ hoàn vốn đầu tư tăng lên đạt 0,857%; năm 2003 lợi nhuận của công ty giảm 0,55% trong khi vốn sử dụng bình quân tăng lên 3,39% làm cho hiệu quả sử dụng vốn giảm, chỉ đạt 0,825% có nghĩa là cứ 100 đồng bỏ vào đầu tư thì công ty chỉ thu được 0,825 đồng lợi nhuận mà trước đó đã đạt 0,857 đồng.

Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty chúng ta rút ra được những nhận xét sau: doanh thu của công ty qua các năm đều tăng, và cao hơn tốc độ tăng của vốn đầu tư làm cho số vòng quay vốn của công ty tăng lên, đây là biểu hiện tốt công ty cần phát huy. Tốc độ tăng lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng doanh thu làm cho doanh lợi tiêu thụ của công ty giảm thấp, sử dụng vốn của công ty kém hiệu quả. Mặc dù doanh thu tăng, nhưng do không tiết kiệm được chi phí (chi phí sử dụng vốn còn cao) nên lợi nhuận giảm. Do vậy, công ty cần có biện pháp quản lý chi phí để tăng lợi nhuận nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn.

Mục 3.2 đã phân tích tình hình sử dụng vốn cố định và vốn lưu động, ở đây ta xét đến hiệu quả sử dụng chúng.

3.5.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của các loại tài sản cố định và đầu tư dài hạn thể hiện quy mô, cơ sở vật chất để tiến hành kinh doanh.

Bảng 3.30: Hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 02/01 03/02 2001 2002 2003 ±∆ % ±∆ % Doanh thu 448.395 570.647 767.344 122.252 27,26 196.697 34,47 Lợi nhuận 3.517 4.042 3.812 525 14,93 -231 -5,70 Vốn cốđịnh bình quân 145.348 152.396 148.974 7.048 4,85 -3.423 -2,25 Hiệu suất sử dụng vốn 3,085 3,744 5,151 0,660 21,38 1,406 37,56 Hiệu quả sử dụng vốn 2,420 2,652 2,559 0,233 9,62 -0,094 -3,54

Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003

Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty tăng lên qua các năm, đây là biểu hiện tốt cho thấy vốn cố định đã đem về doanh thu ngày càng tăng. Cụ thể: năm 2002 hiệu suất sử dụng vốn cố định 3,744 lần, tăng 21,38% so năm 2001 do trong năm công ty đã đầu tư thêm tài sản cố định, một số công trình vừa hoàn thành và đưa

vào sử dụng khiến vốn cố định tăng 4,85% so năm 2001, tuy nhiên, tốc độ tăng của vốn cố định quá nhỏ so tốc độ tăng của doanh thu (27,26%), nghĩa là cứ đầu tư 1 đồng vốn cố định sẽ thu về 3,085 đồng (năm 2001) và tăng lên 0,66 đồng (năm 2002); năm 2003 công ty thu hẹp quy mô đầu tư ra bên ngoài và thanh lý một số tài sản cố định không cần thiết làm cho vốn cố định của công ty giảm 2,25%, trong khi doanh thu tiếp tục tăng 34,47% so năm 2002 dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 37,56%, tương ứng tăng 1,406 lần; tức công ty bỏ ra 1 đồng vốn cố định thì đã mang về 5,151 đồng doanh thu, đây là một biểu hiện tốt công ty cần phát huy.

Qua bảng số liệu ta nhận thấy rằng, việc sử dụng vốn cố định của công ty mang lại hiệu quả tương đối khá: năm 2002 hiệu quả sử dụng vốn cố định đạt 2,652%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn cố định mang về 2,652 đồng lợi nhuận, tăng 0,233 đồng so năm 2001 do tốc độ tăng của lợi nhuận 14,93% trong khi tốc độ tăng của vốn cố định chỉ 4,85% đưa đến hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2002 cao hơn 2001. Sang năm 2003 tốc độ này giảm 2,25%, tốc độ tăng của lợi nhuận giảm nhiều hơn, lợi nhuận giảm 5,7% điều này làm cho việc sử dụng vốn cố định không đạt hiệu quả, theo đó cứ 100 đồng vốn cố định chỉ mang về 2,559 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,094 đồng, tương ứng 3,54%.

Tóm lại, tình hình sử dụng vốn cố định có đạt hiệu quả nhưng còn thấp, công ty chưa thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí khi sử dụng vốn cố định, đòi hỏi cần có biện pháp thích hợp để tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định trong tương lai.

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định:

Bảng 3.31: Hiệu quả sử dụng tài sản cốđịnh

(Từ năm 2001 đến năm 2003) Đơn vị: Triệu đồng 02/01 03/02 2001 2002 2003 ±∆ % ±∆ % Doanh thu 448.395 570.647 767.344 122.252 27,26 196.697 34,47 Lợi nhuận 3.517 4.042 3.812 525 14,93 -231 -5,70 Tài sản cốđịnh 125.142 127.212 122.989 2.070 1,65 -4.223 -3,32 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 3,58 4,49 6,24 0,903 25,19 1,753 39,09 Hiệu quả sử dụng TSCĐ 2,810 3,177 3,099 0,367 13,06 -0,078 -2,47

Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003

Là một bộ phận cấu thành nên vốn cố định và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tài sản, qua bảng số liệu ta nhận thấy việc sử dụng vốn cố định chủ yếu là sử dụng tài sản cố định.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty qua các năm đều tăng. Năm 2002 là 4,49 lần, tăng 25,19% so năm 2001 và hiệu suất sử dụng tiếp tục tăng 39,09% về số tương đối ở năm 2003, hiệu suất sử dụng tài sản cố định đạt 6,24 lần. Việc sử dụng tài sản cố định của công ty đạt kết quả tốt. Các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho thấy cứ 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 3,58 đồng doanh thu (năm 2001), đạt 4,49 đồng (năm 2002) và đạt 6,24 đồng (năm 2003). Nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng tài sản cố định.

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: thể hiện cứ 100 đồng tài sản cố định tạo ra được mấy đồng lợi nhuận. Năm 2001 cứ 100 đồng tài sản cố định tạo ra được 2,810 đồng lợi nhuận; hiệu quả sử dụng tài sản cố định tăng lên trong năm 2002 khi công ty thu về được 3,177 đồng lợi nhuận do lợi nhuận tăng thêm lớn hơn tài sản tăng thêm (14,93% > 1,65%), đây là biểu hiện tốt; Sang năm 2003 do khó khăn, lợi nhuận của công ty giảm 5,7% trong khi mức độ đầu tư vào tài sản cố định chỉ giảm 3,32% nên việc sử dụng tài sản cố định đạt hiệu quả chưa cao, trong năm này công ty chỉ thu về 3,099 đồng từ 100 đồng đã đầu tư cho tài sản cố định.

3.5.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được biểu hiện bằng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh tình hình tổ chức các mặt hoạt động của quá trình kinh doanh có hợp lý hay không.

Bảng 3.32: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 02/01 03/02 2001 2002 2003 ±∆ % ±∆ % Doanh thu 448.395 570.647 767.344 122.252 27,26 196.697 34,47 VLĐ bình quân 144.402 168.253 182.538 23.851 16,52 14.285 8,49 Tốc độ luân chuyển 3,105 3,392 4,204 0,286 9,22 0,812 23,95 Kỳ luân chuyển Bình quân 116 106 86 -10 -8,44 -21 -19,32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng lên thì số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòng quay trong năm giảm xuống. Năm 2001 tốc độ này là 3,105 vòng, năm 2002 đạt 3,392 vòng, tăng 0,286 vòng so năm 2001 do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động (năm 2002 tốc độ tăng doanh thu 27,26%, tốc độ tăng của vốn lưu động 16,52%); tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng thì chu kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động giảm (năm 2001 để thực hiện một vòng luân chuyển phải mất 116 ngày, năm 2002 số ngày để luân chuyển vốn lưu động chỉ còn 106 ngày, giảm 10 ngày so năm 2001), đây thật sự là biểu hiện tốt. Sang năm 2003, số ngày luân chuyển vốn lưu động tiếp tục giảm chỉ còn 86 ngày (giảm 20 ngày so năm 2002) dẫn đến số vòng quay tăng lên; tốc độ luân chuyển vốn lưu động đạt 4,204 vòng, tăng 0,812 vòng, hay tăng 23,95% do doanh thu tăng 34,47%, trong khi tốc độ tăng vốn lưu động chỉ đạt 8,49% điều đó còn cho thấy cứ 1 đồng vốn lưu động kinh doanh thì sau một năm sẽ thu về 3,105 đồng (năm 2001), thu được 3,392 đồng (năm 2002) và 4,204 đồng (năm 2003).

Hiệu suất một đồng vốn hàng tồn kho

Bảng 3.33: Hiệu suất sử dụng vốn hàng tồn kho (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 02/01 03/02 2001 2002 2003 ±∆ % ±∆ % Doanh thu 448.395 570.647 767.344 122.252 27,26 196.697 34,47 Vốn HTK bình quân 60.300 74.493 79.761 14.193 23,54 5.268 7,07 Hiệu suất sử dụng Vốn HTK 7,44 7,66 9,62 0,224 3,02 1,960 25,59

Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003

Hiệu suất sử dụng một đồng vốn hàng tồn kho tăng cho thấy việc quản trị vốn hàng tồn kho tốt. Năm 2002 một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho khi được tiêu thụ mang về cho công ty 7,66 đồng doanh thu trong khi đó ở năm 2001 con số này là 7,44 đồng và nó tiếp tục tăng lên trong năm 2003 khi đạt đến 9,62 đồng do sản phẩm tồn kho của công ty tiêu thụ khá, doanh thu tăng, tốc độ tăng doanh thu qua các năm đều lớn hơn tốc độ tăng của vốn hàng tồn kho (năm 2002 tốc độ tăng của vốn hàng tồn kho 23,54% so với 27,26% tốc độ tăng của doanh thu. Năm 2003 doanh thu lại tăng với tốc độ là 34,47% trong khi tốc độ tăng của vốn hàng tồn kho bình quân chỉ là 7,07%) đây là một biểu hiện tốt công ty cần phát huy.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Phản ảnh về hiệu năng quản trị trong công tác quản lý vốn lưu động.

Bảng 3.34: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Từ năm 2001 đến 2003) Đơn vị: Triệu đồng 02/01 03/02 2001 2002 2003 ±∆ % ±∆ % Lợi nhuận 3.517 4.042 3.812 525 14,93 -231 -5,70 VLĐ bình quân 144.402 168.253 182.538 23.851 16,52 14.285 8,49 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2,435 2,402 2,088 -0,033 -1,36 -0,314 -13,08

Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2001 đến 2003

Không như hiệu suất sử dụng, hiệu quả sử dụng vốn lưu động có chiều hướng giảm xuống. Đây là biểu hiện chưa tốt do công ty sử dụng vốn lưu động

đạt hiệu suất, nhưng không đạt hiệu quả mà nguyên nhân chính vẫn là chi phí còn cao, làm cho lợi nhuận công ty giảm.

Năm 2001 hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2,435%, tức 100 đồng vốn lưu động kinh doanh mang về 2,435 đồng lợi nhuận. Năm 2002 công ty chỉ thu về được 2,402 đồng lợi nhuận, giảm 1,36% do lợi nhuận tăng 14,93% trong khi vốn lưu động tăng 16,52%. Sang năm 2003, do gặp khó khăn lợi nhuận công ty giảm 5,7%, trong khi vốn lưu động lại tăng lên 8,49% khiến cho số tiền thu về giảm, công ty chỉ thu được 2,088 đồng lợi nhuận từ việc bỏ ra 100 đồng vốn lưu động để kinh doanh.

Tóm lại, qua phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho thấy công ty đạt hiệu suất sử dụng cao, nhưng hiệu quả chưa cao. Đây là biểu hiện chưa tốt, công ty cần phải có biện pháp tích cực hơn trong công tác quản lý chi phí.

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty qua các năm chúng ta rút ra được những nhận xét sau:

- Hiệu suất sử dụng vốn của công ty đạt khá trong khi hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Doanh thu của công ty tăng qua các năm cho thấy việc tiêu thụ sản phẩm của công ty tốt, hàng hóa bán được nhiều, tuy nhiên, tốc độ tăng của doanh thu vẫn còn chậm so tốc độ tăng của chi phí (năm 2003 là 37,66% trong khi tốc độ tăng doanh thu chỉ là 34,47%) làm cho lợi nhuận của công ty qua các năm có xu hướng giảm.

- Việc tăng thêm vốn đầu tư nhưng lợi nhuận tăng thêm nhỏ hơn, thậm chí còn giảm như vậy là không đạt hiệu quả. Công ty cần có biện pháp quản lý chi phí tốt hơn, nhất là tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng vốn.

- Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường, sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn sẽ góp phần tăng doanh thu cao hơn tăng chi phí, tối đa hóa lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Phan tich tinh hinh va hieu qua su dung von (Trang 70 - 77)