Khuyến khích tạo điều kiện cho nhân viên của chi nhánh tham gia các khóa đào đào,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp của ngân hàng TMCP an bình chi nhánh thừa thiên huế (Trang 62 - 66)

để nâng cao được tính chuyên nghiệp.

- Khi có một dịch vụ mới được đưa vào chi nhánh thì chi nhánh cần phổ biến sâu rộng để mọi nhân viên trong ngân hàng hiểu rõ được về dịch vụ mà chi nhánh sắp đưa vào thị trường.

- Chi nhánh cần chăm sóc khách hàng tốt hơn. Thực hiện các hành động cụ thể như: gởi thư, email cho khách hàng khi đến đến kỳ nhận lãi, thư chúc mừng… những hành động thể hiện được sự quan tâm của ngân hàng đối với khách hàng

* Ý nghĩa: Nếu chất lượng của đội ngũ nhân viên ngày càng được cải thiện sẽ góp

phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, ngoài ra với một chế độ đãi ngộ tốt sẽ khuyến khích họ không ngừng phấn đấu học tập và làm việc hết mình cho ngân hàng. Sự chuyên nghiệp và thái độ phục vụ tốt từ đội ngũ nhân viên sẽ tạo ra hình ảnh đẹp của ngân hàng trong mắt khách hàng, từ đó sẽ kích thích họ sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

Phần 3 KẾT LUẬN KẾT LUẬN

3.1 Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và tình hình thực hiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại ngân hàng An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế nói riêng. Tôi có một số kết luận sau

- Với mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính ở Huế như hiện nay thì vấn đề sử dụng có hiệu quả chiến lược Marketing nói chung và chiến lược xúc tiến hỗn hợp nói riêng càng trở nên quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. để thực hiện có hiệu quả hoạt động xúc tiến hỗn hợp thì đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xác định rõ những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến hỗn hợp để đưa ra chiến lược phù hợp: nguồn lực của doanh nghiệp, từng giai đoạn của dịch vụ, đặc điểm của nhóm khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới.

- Hoạt động xúc tiến hỗn hợp của ngân hàng An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế. bên cạnh việc thực hiện theo các tiêu chí chung của hệ thống, chi nhánh còn thực hiện các công cụ xúc tiến hỗn hợp riêng để phù hợp với đặc điểm của thị trường này. Bên cạnh những thành tựu đạt được củng có những hạn chế nhất định. Chi nhánh mới thành lập chưa lâu do đó chi nhánh đã sử dụng nhiều hình thức quảng cáo khác nhau để khách hàng thấy được sự xuất hiện của ngân hàng An Bình trên thị trường Huế.

- Thị trường Thừa Thiên Huế có sự xuất hiện của nhiều ngân hàng lớn nhỏ khác nhau. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường này chi nhánh cần xây dựng một chương trình xúc tiến hỗn hợp hiệu quả để có thể duy trì khách hàng củ và thu hút được khách hàng mới. Tạo ra được sự khác biệt so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến hỗn hợp của ngân hàng An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi.

Bằng cách vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu vào quá trình nghiên cứu, đề tài: “Hoàn thiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp của ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế” đã đạt được một số mục tiêu nghiên cứu như sau:

+ Nêu lên tương đối đầy đủ các lí luận về hoạt động xúc tiến bán hàng, các nhân tố

ảnh hưởng và các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động xúc tiến xúc tiến hỗn hợp.

+ Kết hợp các dữ liệu thu thập được từ chi nhánh và điều tra phỏng vấn khách hàng

với những hiểu biết trong quá trình thực tập từ đó đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến hỗn hợp mà chi nhánh đang thực hiện.

+ Trên cơ sở phân tích những số liệu từ chi nhánh, kết hợp với việc nghiên cứu thực tế ý kiến đánh giá của các nhóm khách hàng hiện tại để chỉ ra những mặt đã đạt được cần phát huy và cả những tồn tại, hạn chế mà chi nhánh mắc phải trong quá trình thực hiện các chương trình xúc tiến hỗn hợp.

+ Đề xuất một số giải pháp để khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm nhằm hoàn thiện các hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại ngân hàng An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế. Những vấn đề được nghiên cứu và xây dựng trong đề tài này sẽ không đánh giá hết được tất cả những nỗ lực trong việc xúc tiến hỗn hợp mà chi nhánh đang theo đuổi. Những giải pháp được đề xuất chắc chắn chưa thể là hoàn toàn ưu việt. Nhưng với việc nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này đối với chi nhánh nên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã cố gắng hết sức để đánh giá, phân tích đúng tình hình hoạt động của chi nhánh cũng như ý kiến đánh giá của khách hàng nhằm thu được kết quả có giá trị. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và kiến thức nên trong bài viết này vẫn còn nhiều sai sót và hạn chế. Nếu có cơ hội tiếp tục nghiên cứu, tôi sẽ cố gắng khắc phục và nâng cao vấn đề nghiên cứu để đạt được hiệu quả cao hơn.

3.2 Kiến nghị

Để thực hiện tốt các giải pháp nêu trên nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp của ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới, tôi xin có những kiến nghị sau :

* Đối với cơ quan nhà nước

- Nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ và có cơ chế thị trường chung để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng.

* Đối với ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp của ngân hàng TMCP an bình chi nhánh thừa thiên huế (Trang 62 - 66)