Phân tích hiệu quả hoạt động xúc tiến hỗn hợp 1 Phân tích định lượng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp của ngân hàng TMCP an bình chi nhánh thừa thiên huế (Trang 36 - 40)

6. Lợi nhuận sau Thuế

2.2.2Phân tích hiệu quả hoạt động xúc tiến hỗn hợp 1 Phân tích định lượng

Bảng 2.3: Chi phí cho hoạt động xúc tiến

ĐVT:1000đ

Chi phí cho hoạt động xúc tiến 2008 2009 2010 so sánh 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % 1. Quảng cáo 153.620 196.378 224.621 42.758 27.4 28.243 14.3 2. Khuyễn mãi 9.562.138 9.012.469 11.525.694 -549.669 -5.7 2.513.225 27.8 3. Quan hệ công chúng 606.158 1.205.697 1.892.364 599.539 98.8 686.667 56.9 4. Bán hàng cá nhân 2.062.314 2.301.548 2.736.214 239.234 11.6 434.666 18.8 Tổng cộng 12.384.230 12.716.092 16.378.893 331.862 2.6 3.662.801 28.8

Bảng 2.4: Đánh giá hiệu quả hoạt động xúc tiến

ĐVT:1000đ

Chi phí cho hoạt động xúc tiến 2008 2009 2010 so sánh 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % 1. Tổng chi phí 25.692.126 24.692.354 34.526.981 -999.772 -3.63 9.834.627 39.8 2. Tổng doanh thu 28.569.320 35.369.215 48.102.695 6.799.895 23.4 12.733.480 36.5

3.Chi phí cho hoạt động xúc tiến 12.384.230 12.716.092 16.378.893 331.862 2.6 3.662.801 28.8 4. Chi phí hoạt động xúc tiến/ Tổng chi phí 0.48 0.51 0.47 0.032 - -0.04 - 5. Hiệu suất sử dụng chi phí cho hoạt động xúc tiến( doanh thu/ chi phí xúc tiến)

2.3 2.7 2.9 0.47 - 0.15 -

•Chi phí cho hoạt động xúc tiến của ngân hàng An Bình - chi nhánh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2008,2009,2010

Ta có thể thấy rằng chi phí cho hoạt động khuyến mãi chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của hoạt động xúc tiến. Với các chương trình khuyến mãi dày đặc và liên tục trong năm do đó chi phí cho hoạt động khuyến mãi chiếm một tỷ trọng lớn là điều dễ hiểu. Khi một khách hàng quyết định giao dịch với một ngân hàng thì điều trước tiên là lợi ích của họ khi giao dịch với ngân hàng. Do đó, hoạt động khuyến mãi sẽ nâng cao được sự thỏa mãn và quyết định đến việc sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

Qua bảng 2.3 ta thấy chi phí cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp năm 2009 so với năm 2008 tăng 331.862 nghìn đồng tương ứng với tăng 2,6%. Mức tăng này chủ yếu là do trong năm 2009 chi phí cho hoạt động xúc tiến của ngân hàng tăng lên cụ thể là chi phí cho hoạt động quan hệ công chúng năm 2009 tăng 98,9% so với năm 2008. Trong khi chi phí cho các hoạt động quảng cáo, bán hàng cá nhân có tăng nhưng không đáng kể, chi phí cho hoạt động quảng cáo năm 2009 tăng 42.758 nghìn đồng tương ứng tăng 24,7%. Trong khi đó chi phí cho hoạt động khuyến mãi năm 2009 giảm 549.669 nghìn đồng tương ứng với mức giảm 5,7%

Cuối năm 2009, phòng giao dịch chính thức trở thành chi nhánh. Do đó, chi phí cho hoạt động xúc tiến tăng lên đáng kể. Chi phí cho hoạt động xúc tiến của năm 2010 tăng 3.662.801 nghìn đồng tương ứng với 28,8% so với năm 2009. Mức tăng này chủ yếu là do mức tăng của các chương trình khuyến mãi. Cụ thể, chi phí cho hoạt động khuyến mãi năm 2010 tăng 2.513.225 nghìn đồng tương ứng với 27,8% so với năm 2009. Và chi phí của các hoạt động quảng cáo, bán hàng cá nhân củng tăng lên đáng kể. Các chi phí này tăng lên không phải là xấu, bởi vì chi phí này tăng lên chứng tỏ rằng quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng, làm cho khách hàng biết được sự hiện diện của chi nhánh ngân hàng An Bình trên địa bàn tỉnh. Đồng thời các hoạt động này nhằm mục đích để giử chân khách hàng trung thành đồng thời thu hút khách hàng mới.

•Đánh giá hiệu quả của hoạt động xúc tiến hỗn hợp của ngân hàng An Bình – chi nhánh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2008, 2009, 2010

Qua bảng 2.4 ta thấy rằng chi phí cho hoạt động xúc tiến chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động của ngân hàng: năm 2008 chiếm 48%, năm 2009 chiếm 51%, năm 2010 chiếm 47%.

Ta thấy rằng, hiệu quả hoạt động xúc tiến hỗn hợp của chi nhánh tăng lên liên tục qua 3 năm: cụ thể năm 2008 cứ một đồng chi phí xúc tiến mang lại 2,3 đồng doanh thu, năm 2009 là 2,7 năm 2010 là 2,9. Hoạt động xúc tiến là một quá trình do đó kết quả đạt được của hoạt động xúc tiến năm sau là thành quả thừa hưởng của năm trước. Như vậy, nhìn chung hiệu quả của hoạt động xúc tiến của ngân hàng củng khá cao.

Trong thời gian tới chi nhánh cần có các biện pháp cần thiết để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động xúc tiến hỗn hợp như: tăng cường quảng cáo, có các chương trình khuyến mãi riêng dành cho khách hàng Huế. Đồng thời nâng cao hơn nữa nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng để có thể thu hút được khách hàng mới đến giao dịch với ngân hàng.

Tóm lại, hoạt động xúc tiến hỗn hợp của ngân hàng An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế khá phù hợp với đặc điểm của thị trường, bước đầu đã tạo được uy tín trong khách hàng. Trong tương lai cần có các biện pháp thích hợp để nâng cao được thương hiệu An Bình ở thị trường Huế đồng thời đảm bảo được mức lợi nhuận mà chi nhánh đặt ra.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp của ngân hàng TMCP an bình chi nhánh thừa thiên huế (Trang 36 - 40)