CHƯƠNG V: ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN Câu 1 Khái niệm đào tạo nào là chính xác nhất?

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn thi môn quản trị nhân lực (Trang 26 - 35)

4. Xây dựng hệ thống thang điểm đánh giá các câu trả lời.

CHƯƠNG V: ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN Câu 1 Khái niệm đào tạo nào là chính xác nhất?

Câu 1. Khái niệm đào tạo nào là chính xác nhất?

A. Đào tạo là các hoạt động rèn luyện nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình.

B. Đào tạo là các hoạt động rèn luyện nhằm giúp cho người lao động có thể nâng cao năng lực.

C. Đào tạo là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình.

D. Đào tạo là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể nâng cao năng lực.

Câu 2. Ý nào không phải là mục tiêu cơ bản của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp:

A. Chuẩn bị chuyên gia để quản lí, điều khiển và đánh giá những chương trình đào tạo và phát triển.

B. Nghiên cứu về nhân lực, chuẩn bị những số liệu về cơ cấu lao dộng và lĩnh vực có liên quan.

C. Tạo ra sự thích nghi giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như tương lai. D. Xây dựng một phương án nghề nghiệp và một kế họach phát triển từng kì nhất định phù hợp tiềm năng công ty.

Câu 3. Các nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

A. Trình độ của đội ngũ công nhân viên.

B. Chiến lược kinh doanh và nguồn lực của doanh nghiệp.

C. Sự xuất hiện của các chương trình đào tạo và phát triển nhân lực tiên tiến. D. Tất cả đều đúng.

Câu 4. Nguyên tắc của đào tạo và phát triển nào sau đây sai?

A. Con người hoàn toàn có năng lực phát triển. Mọi người trong một tổ chức đều có khả năng phát triển và sẽ cố gắng để thường xuyên phát triển để giữ vững sự tăng trưởng của doanh nghiệp cũng như của cá nhân họ.

B. Mỗi người đều có giá trị riêng, vì vậy, mỗi người là một con người cụ thể khác với những người khác và đều có những khả năng đóng góp sáng kiến.

C. Đào tạo nguồn nhân lực tuy không sinh lời đáng kể nhưng làm nâng cao trình độ cho tổ chức.

D. Lợi ích của người lao động và những mục tiêu của tổ chức có thể kết hợp với nhau. Khi nhu cầu lao động của người lao động được thừa nhận và đảm bảo thì họ sẽ phấn khởi trong công việc.

Câu 5. Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là:

A. Là giải pháp chống thất nghiệp.

B. Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc. C. Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động. D. Cả 3 đều đúng.

Câu 6. Tại sao cần phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực?

A. Kết quả công việc hiện tại thấp hơn so với mức được thiết lập.

B. Trang bị cho nhân viên kiến thức, kĩ năng để theo kịp với sự thay đổi công nghệ và thông tin.

C. Góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. D. Tất cả các câu trên.

Câu 7. Để xác định nhu cầu đào tạo, cần phải tiến hành phân tích:

A. Tổ chức, con người và nhiệm vụ. B. Tổ chức, xã hội và kế hoạch. C. Xã hội, con người và nhiệm vụ. D. Tổ chức, con người và xã hội.

Câu 8. Ưu điểm của đào tạo trong công việc là:

A. Cho phép học viên thực hành những gì mà tổ chức trông mong ở họ sau khi kết thúc đào tạo.

B. Học viên được trang bị đầy đủ và hệ thống kiến thức lí thuyết và thực hành. C. Các thông tin cung cấp cập nhật và lớn về mặt số lượng.

D. Người học chủ động trong bố trí kế họach học tập.

Câu 9. Để phương pháp đào tạo trong công việc có hiệu quả cần phải có điều kiện:

A. Quá trình đào tạo phải chặt chẽ, giáo viên dạy nghề phải có trình độ chuyên môn và khả năng truyền thụ tốt.

B. Doanh nghiệp gửi học viên đi đào tạo phải có tiềm lực tài chính thực sự mạnh. C. Học viên được đào tạo phải có trình độ cao.

D. Doanh nghiệp gửi học viên đi đào tạo có đội ngũ quản trị viên cấp cao chất lượng.

Câu 10. Đối tượng nào được lựa chọn đào tạo và phát triển:

A. Những nhân viên trong biên chế của doanh nghiệp. B. Những nhân viên ngoài biên chế của doanh nghiệp. C. Nhân viên mới được tuyển mộ về doanh nghiệp. D. Cả 3 đều sai.

Câu 11. Các phương pháp nào sau đây là phương pháp đào tạo Nguồn Nhân lực trong công việc?

1.Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn trong công việc.

2. Đào tạo theo kiểu chương trình hóa, với sự trợ giúp của máy tính. 3. Đào tạo theo kiểu học nghề.

4. Kèm cặp và chỉ bảo.

A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4

C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4

Câu 12. Hình thức đào tạo nào sau đây không thuộc đào tạo theo kiểu luân chuyển và thuyên chuyển công việc?

A. Giám đốc chi nhánh 1 của công ty H chuyển công tác sang chi nhánh 2.

B. Công ty H gửi người quản lí của mình đến đào tạo ở trường Đại Học Kinh Tế Huế. C. Trưởng phòng nhân sự của công ty H chuyển sang làm việc ở phòng Marketing. D. Quản đốc của phân xưởng 1 chuyển sang công tác ở phân xưởng 2 của công ty .

Câu 13. Công thức tính chỉ số tăng công nhân viên kĩ thuật là:

A. IKT = (ISP*It)/Iw B. IKT = ( ISP* Iw)/ It

C. IKT = ( It* Iw)/ISP D. Tất cả đều sai

Câu 14. Phát triển nguồn nhân lực được hiểu là?

A. Các hoạt động học tập nhằm giúp người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng và nhiệm vụ của mình.

B. Tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.

C. Các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức

D. Các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên những định hướng tương lai của tổ chức

Câu 15. Giáo dục là gì?

A.Là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức.

B. Là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp hay chuyển sang một nghề mới , thích hợp hơn trong tương lai.

C. Là phương pháp đào tạo trong đó người học được tách khỏi sự thực hiện các công việc thực tế.

D. Là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng , nhiệm vụ của mình.

Câu 16. Chi phí đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được tính đến là:

A. Tiền lương cho những người quản lí trong thời gian họ quản lí bộ phận học việc.

B. Nguồn tài chính doanh nghiệp bỏ ra cho phòng nhân sự trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

C. Chi phí cho các phương tiện vật chất kỹ thuật cơ bản như: Xây dựng trường sở, trang bị kỹ thuật, nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình giảng dạy.

D. Câu A, C đúng. E. Câu A, B, C đều đúng.

Câu 17. Vì sao đào tạo kỹ thuật ngày càng được nâng cao?

A. Việc áp dụng các trang thiêt bị công nghệ, kỹ thuật mới vào trong quá trình sản xuất làm cho lao động thủ công dần dần được thay thế bằng lao động máy móc. B. Việc áp dụng máy móc kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất làm cho tỷ trọng thời

gian máy làm việc tăng lên trong quỹ thời gian ca.

C. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội làm tính chất phức tạp của sản xuất ngày càng tăng.

D. Cả 3 câu đều đúng.

Câu 18. Nguyên nhân của đào tạo không hiệu quả:

A. Do thái độ người học – không sẵn sàng tiếp nhận những kiến thức mới. B. Người học nhận thấy kiến thức không phù hợp thực tế.

C. Động lực thúc đẩy việc học không rõ ràng khiến người học không có tinh thần ham muốn học hỏi.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 19. Phương pháp nào sau đây dùng để xác định nhu cầu đào tạo?

A. Sử dụng bảng câu hỏi. B. Phỏng vấn cá nhân.

C. Phân tích và đánh giá tình hình thực hiện công việc của công ty. D. Tất cả đều đúng.

Câu 20. Lựa chọn đối tượng đào tạo không dựa trên:

A. Độ tuổi của người được đào tạo.

B. Tác dụng của đào tạo đối với người lao động.

C. Nghiên cứu và xác định nhu cầu, động cơ đào tạo của người lao động. D. Khả năng nghề nghiệp của từng cá thể lao động.

Câu 21. Hoạt động nào sau đây thuộc phương pháp đào tạo bằng cách tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp:

A. Một chuyên gia nhân sự hướng dẫn các trưởng bộ phận về cách đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên.

B. Công nhân lâu năm trong nhà máy hường dẫn công nhân mới vào nghề cách vận hành dây chuyền sản xuất.

C. Các nhân viên mới được các kĩ sư cơ khí giảng lí thuyết về quy trình vận hành máy móc. Sau đó, các học viên tiếp tục được thực tập ở các phân xưởng dưới sự hướng dẫn của các kĩ sư.

D. Các học viên được cử đến trường Trung cấp nghề để trang bị thêm kiến thức lí thuyết và thực hành về cơ khí.

Câu 22. Chỉ tiêu nào sau đây không dùng để đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo:

A. Năng suất lao động. B. Tổng doanh thu.

C. Tổng lợi nhuận. D. Độ tuổi của nhân viên.

Câu 23. Phương pháp đào tạo nào sau đây thường được áp dụng cho quản trị gia và chuyên viên?

A. Đào tạo theo kiểu kèm cặp và chỉ bảo. B. Đào tạo theo kiểu học nghề.

C. Đào tạo kĩ năng xử lí công văn, giấy tờ. D. Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc.

Câu 24. Phương pháp đào tạo nào sau đây thường được áp dụng cho công nhân?

A. Đào tạo tại chỗ theo kiểu học nghề. B. Mô hình hóa hành vi.

C. Đào tạo từ xa. D. Trò chơi kinh doanh.

Câu 25. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mang lại lợi ích cho đối tượng nào:

A. Doanh nghiệp. B. Học viên được đào tạo.

C. Xã hội. D. Tất cả đều đúng.

Câu 26. Phương pháp đào tạo nào sau đây được áp dụng cho cả quản trị gia, chuyên viên và công nhân?

A. Luân phiên và thuyên chuyển công việc.

B. Đào tạo theo kiểu chương trình hóa với sự trợ giúp của máy tính. C. Giảng theo thứ tự chương trình.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 27. Nối hoạt động với phương pháp đào tạo đúng:

(1) Công ty A cử quản lý bán hàng đi đào tạo tại trường Đại Học Kinh tế Huế. (2) Trưởng quầy hướng dẫn nhân viên cấp dưới về thái độ phục vụ khách hàng. (3) Quản lý phòng hành chính được lệnh chuyển sang làm quản lý phòng Marketing. (4) Nhân viên phòng nhân sự tham gia các bài tập tình huống trong các buổi hội thảo học tập.

(5) Giám đốc hướng dẫn nhân viên phòng tài chính hướng dẫn rõ các bước làm việc cho nhân viên mới.

(A) Luân chuyển, thuyên chuyển.

(B) Cử người đi học ở các trường chính quy. (C) Đào tạo kiểu phòng thí nghiệm.

(D) Kèm cặp và chỉ bảo. (E) Chỉ dẫn công việc.

A. 1-B, 2-D, 3-A, 4-C, 5-E B. 1-B, 2-E, 3-A, 4-C, 5-DC. 1-C, 2-D, 3-A, 4-B, 5-E D. 1-C, 2-E, 3-A, 4-B, 5-D C. 1-C, 2-D, 3-A, 4-B, 5-E D. 1-C, 2-E, 3-A, 4-B, 5-D

Câu 28. Sự khác nhau giữa đào tạo và phát triển là:

A. Phạm vi tổ chức 2 họat động. B. Thời gian thực hiện.

C. Mục đích thực hiện. D. Tất cả đều đúng.

Câu 29. Những hoạt động không thuộc trong phát triển nguồn nhân lực:

A. Giáo dục. B. Đào tạo.

Câu 30. Lợi ích nào sau đây mà đào tạo và phát triển nguồn nhân mang lại cho xã hội:

A. Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức.

B. Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động. C. Chống lại thất nghiệp.

D. Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Câu 31. ………là việc xác định xem sau khi được đào tạo và phát triển, nhân viên đã tiếp thu được những kiến thức gì?

A. Tổng kết kết quả học tập của học viên. B. Đánh giá kết quả học tập của học viên. C. Nâng cao chất lượng học tập của học viên. D. Định hướng kết quả học tập của học viên.

Câu 32. Câu trả lời nào sai cho câu hỏi “Vì sao tổ chức nên hạn chế hình thức đào tạo từ xa?”

A. Chi phí cao.

B. Cần có phương tiện và trang thiết bị riêng cho học tập. C. Đầu tư cho việc chuẩn bị bài giảng lớn.

D. Thiếu trao đổi trực tiếp giữa học viên và giảng viên.

Câu 33. Sắp xếp theo trình tự xây dựng một chương trình đào tạo: (1) Xác định mục tiêu ĐT, (2) Lựa chọn đối tượng ĐT, (3) Xác định nhu cầu ĐT, (4) Lựa chọn và ĐT giảng viên, (5) Xác định chương trình và phương pháp ĐT, (6) Dự tính chi phí ĐT, (7)Thiết lập quá trình lại.

A. 1-2-3-4-5-6-7 B. 1-2-3-5-4-6-7

C. 3-1-2-4-5-6-7 D. 3-1-2-5-4-6-7

Câu 34. Tổ trưởng phân xưởng hướng dẫn công nhân quy trình vận hành máy móc. Đây là phương pháp đào tạo nào?

A. Đào tạo theo kiểu học nghề. B. Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc. C. Luân chuyển và thuyên chuyển công việc. D. Đào tạo theo phương thức từ xa.

Câu35. Công tác xác định mục tiêu đào tạo bao gồm :

A. Những kỹ năng cụ thể cần được đào tạo và trình độ kỹ năng có được sau đào tạo. B. Số lượng và cơ cấu học viên.

C. Thời gian đào tạo.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 36. Tốn kém chi phí cao không là nhược điểm của phương pháp đào tạo nào?

A. Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp. B. Đào tạo kỹ năng xử l công văn và giấy tờ.

C. Đào tạo từ xa. D. Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm

Câu 37. Nhược điểm của phương pháp “Đào tạo theo nghề”?

A. Làm hư hỏng các trang thiết bị B. Không được hiểu đầy đủ về 1 công việc

C. Mất thời gian D. Cả A, B, và C

Câu 38. Ưu điểm của phương pháp “đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm”?

A. Đơn giản, dễ tổ chức.

B.Cung cấp thông tin cho học việc 1 lượng lớn thông tin về nhiều lĩnh vực khác nhau. C. Được trang bị kiến thức lý thuyết và những kỹ năng thực hành.

D. Không tồn nhiều công sức tiền của

Câu 39. Nhược điểm của loại hình đào tào nguồn nhân lực “kèm cặp và chỉ bảo” là gì?

A. Đắt.

B. Làm hư hỏng.

C. Bị lây nhiễm 1 số phương pháp, cách thức làm việc không tiên tiến D. Không có điều kiện thử công việc thật.

Câu 40. Phương pháp nào sau đây là phương pháp “ đào tạo nguồn nhân lực ngoài công việc”?

1. Tổ chức các lớp canh DN.

2. Cử đi học ở các trường chính quy. 3. Đào tạo theo kiểu học nghề. 4. Đào tạo theo phương thức từ xa.

A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 3.

C. 1, 2, 4. D. 1, 4.

Câu 41. Nhược điểm của phương pháp đào tạo NNL “ luân chuyển và thuyên chuyển công việc” là gì?

A. Được làm ít công việc.

B. Thời gian ở lại một công việc hay một vị trí quá ngắn. C. Không được mở rộng kỹ năng làm việc của học viên. D. Đáp án khác

Câu 42. Ba vấn đề ưu tiên quan trọng hàng đầu trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thế kỷ 21 là:

A. Phục vụ khách hàng- Đổi mới công nghệ- Đào tạo kỹ năng xử lí công văn, giấy tờ. B. Nâng cao chất lượng- Đổi mới công nghệ, kỹ thuật- Phục vụ khách hàng.

C. Kỹ năng xử lí công văn, giấy tờ- Nâng cao chất lượng- Phục vụ khách hàng. D. Nâng cao chất lượng- Đổi mới công nghệ, kỹ thuật- Mở rộng quy mô.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn thi môn quản trị nhân lực (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w