Một số phương pháp nhận thức khoa học

Một phần của tài liệu Tài liệu Chủ nghĩa Mac- Lênin ppt (Trang 52 - 55)

VII. LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG 1 Một số quan điểm triết học trước Mác về nhận thức

b. Một số phương pháp nhận thức khoa học

Phương pháp thu nhận tri thức kinh nghiệm:

Tri thức kinh nghiệm được chia làm hai dạng sau đây: Một là, từ trong lao động sản xuất bằng quan sát mà người ta thu nhận tích luỹ được những kinh nghiệm. Hai là, tri thức thu nhận được đã có chủ định từ trước từ các cuộc thí nghiệm, phương pháp này có sử dụng các công cụ, phương tiện kỹ thuật trợ giúp để khám phá các thuộc tính của sự vật, mà trong điều kiện bình thường không thể tìm được. Ngày nay thí nghiệm đang được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực khoa học.

Các phương pháp xây dựng và phát triển lý thuyết khoa học:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp:

+ Phân tích là phân chia cái toàn bộ ra thành từng bộ phận nhỏ để đi sâu nhận thức các bộ phận đó.

+ Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất các bộ phận đã được phân tích lại nhằm nhận thức cái toàn bộ.

+ Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp nhận thức khác nhau song lại biện chứng với nhau, cho nên không được tách rời phân tích và tổng hợp hoặc cường điệu phương pháp này coi nhẹ phương pháp kia.

- Phương pháp quy nạp và diễn dịch:

+ Phương pháp quy nạp (suy lý, suy luận) là quá trình quan sát một loạt những sự vật riêng lẽ để rút ra được một kết luận chung. Nó có vai trò khám phá ra tính quy luật của các sự vật hiện tượng, nhưng nó có hạn chế là theo lối liệt kê cho nên có một số hiện tượng được rút ra lại không liên quan gì đến bản chất của sự vật hiện tượng cần nghiên cứu, phương pháp quy nạp cũng còn một hạn chế nữa là nó chưa thể xác định được các thuộc tính nào là tất nhiên hay ngẫu nhiên, do đó để khắc phục tính hạn chế của phương pháp này thì cần phải bổ sung phương pháp diễn dịch.

+ Phương pháp diễn dịch là quá trình vận dụng nguyên lý chung để xem xét cái riêng, rút ra kết luận riêng từ nguyên lý chung đ biết. Tuy nhiên muốn rút ra kết luận bằng con đường diễn dịch thì tiền đề phải đúng, phải tuân theo các quy tắc lôgíc và lịch sử.

- Phương pháp lịch sử và lôgíc:

+ Phương pháp lịch sử là nói lên mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình sinh ra, phát triển và diệt vong. Mọi sự vật hiện tượng đều có tính lịch sử. Ý thức, tư tưởng cũng có lịch sử của mình với tính cách là lịch sử của quá trình phản ánh.

+ Phương pháp Lôgíc (suy luận đúng đắn) có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất nó chỉ tính tất nhiên, tính quy luật của sự vật. Nghĩa thứ hai nó chỉ mối liên hệ giữa sự phản ánh của thế giới khách quan vào bộ óc con người, được tái tạo dưới dạng hình ảnh tinh thần theo một trật tự của các khái niệm, phạm trù, lý thuyết.

Phương pháp lôgíc vạch ra bản chất tính tất nhiên, tính quy luật của sự vật dưới hình thức lý luận trừu tượng và khái quát. Bắt đầu từ khởi điểm của lịch sử và phải tập trung nghiên cứu sự vật dưới hình thức phát triển hoàn thiện và chín muồi nhất của nó. Nói cách khác “lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy bắt đầu từ đó và sự vận động tiếp tục của nó chẳng qua là sự phản ánh đã được uốn nắn, nhưng uốn nắn theo những quy luật mà bản thân quá trình lịch sử hiện thực cung cấp, hơn nữa mỗi nhân tố đều có thể được xem xét ở cái điểm phát triển đạt tới chỗ hoàn toàn chín muồi, đạt tới hình thức cổ điển của nó”.

So với phương pháp lịch sử thì phương pháp lôgíc có ưu thế ở chỗ nó không những phản ánh bản chất, tính tất nhiên, quy luật của sự vật mà cịn phản ánh được lịch sử phát triển của sự vật (một cách tóm tắt, khái quát trên những giai đoạn chủ yếu). Phương pháp lôgíc có khả năng kết hợp trong mình hai yếu tố của sự nghiên cứu. Nghiên cứu kết cấu của sự vật cùng với hiểu lịch sử của sự vật đó trong sự thống nhất chặt chẽ của chúng phương pháp lôgíc có vai trò to lớn trong các khoa học lý thuyết.

Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là hai phương pháp khác nhau, nhưng lại thống nhất biện chứng với nhau, gắn bó chi phối nhau. Bởi vì muốn hiểu biết bản chất, quy luật của sự vật thì phải hiểu đươc lịch sử phát sinh, phát triển của nó và có nắm được bản chất quy luật của sự vật thì mới nhận thức được tính lịch sử của sự vật đúng đắn và sâu sắc. Trong thực tế tùy theo đối tượng nghiên cứu và yêu cầu cụ thể mà người ta sử dụng phương pháp lịch sử hay lôgíc và dù trong trường hợp nào cũng phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lôgíc và lịch sử nếu thiếu lôgíc là mù quáng, còn lôgíc thiếu lịch sử thì dễ rơi vào chủ quan.

Từ trừu tượng đến cụ thể: nhận thức là sự thống nhất của hai quá trình từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng trở về cụ thể. Theo quá trình thứ nhất, nhận thức phải xuất phát từ những tài liệu cảm tính, qua phân tích để rút ra những khái niệm, những định nghĩa trừu tượng phản ánh từng mặt, từng thuộc tính của sự vật. Trong quá trình này toàn bộ đối tượng đã được trừu tượng hoá, quá trình thứ hai, nhận thức trừu tượng lại dùng để mô tả lại cái cụ thể bằng con đường tư duy. Mác coi con đường đi từ trừu tượng đến cụ thể là phương pháp nhận thức khoa học. Tuy nhiên không phải cái trừu tượng nào cũng là khâu xuất phát, mà cái trừu tượng xuất phát phải là cái phản ánh những mối quan hệ phổ biến tất yếu, bản chất, những quy luật vận động, phát triển của nó.

Chương III

Một phần của tài liệu Tài liệu Chủ nghĩa Mac- Lênin ppt (Trang 52 - 55)