SỰ CHUYỂN HÓA CỦA TIỀN TỆ THÀNH TƯ BẢN 1 Công thức chung của tư bản

Một phần của tài liệu Tài liệu Chủ nghĩa Mac- Lênin ppt (Trang 80 - 82)

1. Công thức chung của tư bản

Bản thân tiền tệ không phải là tư bản, tiền chỉ trở thành tư bản khi sử dụng nó để bóc lột người khác, mang lại thu nhập cho người chủ tiền tệ. Để hiểu rõ tiền biến thành tư bản như thế nào. Mác đã dùng công thức lưu thông hàng hóa giản đơn và công thức chung của tư bản sau đây để so sánh:

+ Lưu thông hàng hóa giản đơn: H – T – H (hàng – tiền – hàng) + Lưu thông tiền là tư bản: T – H – T (tiền – hàng – tiền).

- So sánh công thức lưu thông hàng hóa giản đơn và lưu thông tư bản

+ Điểm giống nhau: cả hai công thức đều diễn ra mua và bán; đều có hai nhân tố là tiền và hàng; có quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán. Tuy nhiên, giống nhau chỉ là hình thức, còn bản chất hoàn toàn khác nhau.

+ Công thức H – T – H: Quá trình bắt đầu bằng hành vi bán (H – T), kết thúc bằng hành vi mua (T – H). Điểm bắt đầu và điểm kết thúc đều là hàng hóa, tiền tệ chỉ đóng vai trò trung gian.

+ Ngược lại công thức: T – H – T, điểm xuất phát là mua (T – H), điểm kết thúc là bán (H – T), tiền là điểm xuất phát và cũng là điểm kết thúc, hàng hóa đóng vai trò trung gian.

- Trên cơ sở so sánh, chúng ta nhận thấy: Mục đích của vận động của T – H – T không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị. Nếu tiền ứng trước và tiền thu về sau khi bán hàng bằng nhau thì quá trình vận động T – H – T là vô nghĩa. Vì vậy, trong quá trình vận động tư bản phải có sự tăng lên về lượng, nghĩa là số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng trước. Do đó, công thức vận động đầy đủ của tư bản phải là: T – H – T’ trong đó T’ = T + t, t là số tiền tăng thêm được Mác gọi là giá trị thặng dư.

Công thức T – H – T’ được gọi là công thức chung của tư bản, vì nó phản ánh mục đích vận động của tư bản, và tất cả các loại hình tư bản như: tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay đều vận động dưới dạng đó.

Như vậy, mục đích lưu thông của tư bản là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư. Do đó, sự vận động của tư bản là không có giới hạn, chúng ta có thể biểu diễn bằng sơ đồ: T – H – T’– H – T’’ v.v…

Thoạt nhìn vào sơ đồ: T – H – T’– H – T’’ v…v…, người ta thấy hình như quá trình lưu thông đẻ ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Đúng, nếu không có lưu thông, tức là nhà tư bản không bỏ tiền ra lưu thông thì cũng không thu được giá trị thặng dư. Nhưng trong mọi trường hợp thì dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá bản thân tiền tệ trong lưu thông đều không tạo ra một giá trị nào. Vì sao ?

Một là: giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa thống nhất trong bản thân hàng hóa. Giá

trị chỉ được tạo ra đồng thời với giá trị sử dụng. Lưu thông chỉ là quá trình thay đổi hình thức tồn tại của giá trị (H – T).

Hai là: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, trao đổi phải ngang giá, vì vậy, giá trị cũng

không thể tăng thêm qua lưu thông.

Ba là, trong đời sống thực tế, không phải bao giờ người ta cũng trao đổi ngang giá mà

có hiện tượng mua rẻ bán đắt, trong trường hợp này giá trị cũng không thể tăng thêm. Vì trong sản xuất hàng hóa, việc mua bán trao đổi phải được tiến hành ngang giá (mua đúng giá, bán đúng giá), thì cả người mua và người bán đều không thu được giá trị tăng thêm, tuy nhiên họ sẽ có được giá trị sử dụng mà mỗi bên cần.

Bốn là, giả sử tất cả mọi người đều bán giá cao hơn giá trị hàng hóa 10%, như vậy khi

anh ta bán hàng sẽ thu lợi được 10%, nhưng khi đóng vai trò là người mua, anh ta lại bị mất 10%, như vậy cuối cùng anh ta cũng không thu được giá trị lớn hơn. Trường hợp mua bán hàng thấp hơn giá trị 10% cũng vậy.

Lại giả sử trong xã hội có một bọn người chuyên đầu cơ, bịp bợm chuyên mua rẽ bán đắt mà kiếm được nhiều lãi. Trong trường hợp này, phần giá trị mà anh ta thu được khi là người bán hoặc người mua, chẳng qua là phần giá trị mà người khác bị mất đi. Còn giá trị thực của hàng hóa, vẫn không thay đổi.

Như vậy, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá, đều không thu được giá trị thặng dư, để tìm hiểu nguồn gốc của giá trị thặng dư phải nghiên cứu từ trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, để sản xuất hàng hóa phải có lưu thông. Vì vậy, giá trị thặng dư được tạo ra từ lưu thông, nhưng không phải trong lưu thông. Đó chính là mâu thuẫn công thức chung của tư bản. Để tìm ra nguồn gốc giá trị thặng dư được sản xuất ra như thế nào Mác phải đi tìm từ hàng hóa sức lao động.

3. Hàng hóa sức lao động

a. Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong mỗi con người, mà người đó có khả năng đem ra sử dụng để tạo ra của cải vật chất

b. Điều kiện, sức lao động biến thành hàng hóa:

Một là, người có sức lao động phải được tự do về thân thể để có quyền đem bán sức lao động của mình.

Hai là, người có sức lao động hoàn toàn mất hết mọi tư liệu sản xuất, chỉ còn lại sức lao động là tài sản duy nhất. Để khỏi chết đói họ không còn con đường nào khác là phải bán sức lao động để nuôi sống bản thân và gia đình.

Hàng hóa sức lao động ra đời đánh dấu một giai đoạn mới trong xã hội tư bản, nó là một phạm trù lịch sử, sinh ra và mất đi cùng với phương thức sản xuất của nó, và cũng như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng .

- Giá trị của hàng hóa sức lao động là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Nói một cách cụ thể: Giá trị của hàng hóa sức lao động bằng giá trị những tư liệu tiêu dùng cần thiết về vật chất và tinh thần để nuôi sống người lao động và gia đình họ, cũng như những chi phí để đào tạo chuyên môn. Giá trị hàng hóa sức lao động có tính lịch sử và xã hội, do đó tùy thuộc vào điều kiện mỗi nước và từng thời kỳ mà giá trị của hàng hóa sức lao động cao hay thấp.

- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng giống như hàng hóa thông thường là ở chỗ nó làm thỏa mãn nhu cầu nào đó của người mua, nhưng hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường là quá trình tiêu dùng nó đã sản xuất ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó mà nhà tư bản đã mua. Phần lớn hơn đó, chính là giá trị thặng dư. Vì vậy, nghiên cứu giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chủ nghĩa Mac- Lênin ppt (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w