1. Giai cấp và vai trò của đấu tranh giai cấp.
a. Khái niệm giai cấp, tầng lớp xã hội
- Giai cấp
Các nhà tư tưởng trước Mác như: Chieri, Ghidô, Giôn, Uêđơ… Các nhà kinh tế học
như: Ricácđô, Min, Xây, Tôrenxơ … đã trình bày các quan điểm về sự hình thành các giai cấp. Tuy nhiên, các nhà tư tưỏng đó chưa thấy được xu hướng vận động của cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử xã hội. Họ thường căn cứ vào những đặc trưng không cơ bản để phân định giai cấp, họ cho rằng giai cấp là tập hợp những người có cùng một chức năng xã hội, cùng một lối sống, mức thu nhập, cùng một nghề nghiệp, thậm chí cùng một năng lực, uy tín trong xã hội v.v...
+ Kế thừa những yếu tố hợp lý, đồng thời khắc phục những mặt hạn chế trong các
học thuyết về giai cấp. Mác đã trình bày quan điễm của mình về giai cấp trong bức thư gửi cho Iôxíp Vâyđơmayơ ngày 5-3-1853:
1. Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất.
2. Đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản.
3. Bản thân nền chuyên chính này chỉ là bước quá độ tiến tới xã hội không có giai cấp.”
Phát triển quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về giai cấp trong điều kiện mới, trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại, V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa về giai cấp:
“Giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định” .
- Theo định nghĩa về giai cấp của Lênin:
+ Giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về địa vị trong hệ thống xã hội là do sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.
+ Từ chỗ khác nhau về địa vị và sở hữu những tư liệu sản xuất mà dẫn đến sự khác nhau của của họ về vai trò tổ chức, quản lý sản xuất, quản lý xã hội, cũng như sự khác nhau về phương thức, quy mô thu nhập.
Trong những sự khác nhau trên đây, sự khác nhau về sở hữu tư liệu sản xuất quyết định nhất tập đoàn người nào nắm giữ tư liệu sản xuất chủ yếu sẽ trở thành giai cấp thống trị xã hội, tất yếu nắm quyền tổ chức, quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm.
Trong các xã hội có giai cấp, ngoài giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị, còn có các giai cấp và tầng lớp trung gian khác. Bộ phận này không có vị trí cơ bản trong phương thức sản xuất, thường bị phân hóa.