Dịch vụ giáo dục và thị trường giáo dục

Một phần của tài liệu Vốn con người và mô hình xác định số năm đi học hiệu quả (Trang 29 - 30)

7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1 Dịch vụ giáo dục và thị trường giáo dục

Giáo dục được xác định là một dịch vụ (service), không phải là một hàng hóa (goods). Dịch vụ vì sản phẩm của giáo dục là kiến thức và kỹ năng, mà kiến thức và kỹ nănglà loại tài sản vô hình (intangible).

Trong việc phân loại hàng hóa và dịch vụ, giáo dục được xác định như là một “dịch vụ tư” (private service) vì dịch vụ này bao hàm hai đặc điểm, có tính loại trừ (excludability) và có tính cạnh tranh (rivalness) trong sử dụng. Có tính loại trừ trong sử dụng vì sinh viên không thể tham gia hưởng thụ dịch vụ đó mà không có điều kiện, họ phải thi đầu vào, phải đóng học phí, v.v. Nếu sinh viên không thỏa mãn những điều kiện đó sẽ bị loại trừ, không được hưởng thụ dịch vụ giáo dục. Dịch vụ giáo dục có tính cạnh tranh trong sử dụng vì việc học của một sinh viên này sẽ ảnh hưởng đến việc học của người

khác. Do số lượng sinh viên trong một trường bị hạn chế, nên sinh viên này

được học thì một người khác không được học, nếu thêm một sinh viên vào một lớp học quá đông sẽ ảnh hưởng đến việc học của các sinh viên khác.

Tương tự hàng hoá và dịch vụ khác, thị trường dịch vụ giáo dục, g ọi tắt là thị trường giáo dục, có hai khía cạnh, cung và cầu. Luật cầu cho biết lượng cầu

và giá có quan hệ nghịch biến. Nếu giá càng cao thì lượng cầu càng giảm và

ngược lại. Khi chi phí cho việc học tăng lên thì số người đi học sẽ giảm. Luật

được từ sinh viên càng cao thì số lượng sinh viên mà nhà trường sẵn lòng nhận đào tạo càng nhiều. Ngược lại, nếu học phí càng thấp thì số lượng sinh viên nhà trườngsẵn lòng nhận đào tạo sẽ giảm. Tuy nhiên, thị trường giáo dục là thị trường có kiểm soát nên số lượng sinh tối đa mà nhà trường được phép đào tạo hàng năm lại phụ thuộc vào chỉ tiêu mà bộ Giáo dục cho phép.

Một phần của tài liệu Vốn con người và mô hình xác định số năm đi học hiệu quả (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)