Nguyên nhân của sự chênh lệch thu nhập

Một phần của tài liệu Vốn con người và mô hình xác định số năm đi học hiệu quả (Trang 49 - 51)

7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

2.3.2 Nguyên nhân của sự chênh lệch thu nhập

Có ba nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm lao

động: (1)việc trả lương đã không còn bị bó buộc bởi các quy định, định mức như trước đây; (2)thỏa thuận mức lương đã theo quy luật cung cầu về lao động; (3)mức lương chịu tác động bởi biến động nhân lực của từng ngành.

Thứ nhất, trong khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước, hiện nay việc chi trả cho một bộ phận người lao động có trình độ cao, hay các vị trí quản lý chủ chốt,

có kinh nghiệm, quan hệ rộng… không căn cứ trên hệ thống thang, bảng lương mà được tính bằng hiệu quả công việc đem lại cho doanh nghiệp.

Thứ hai, theo quy luật cung - cầu, các vị trí lao động giản đơn, lao động phổ thông hiện có lượng cung lớn, ngoài nguồn bổ sung từ lực lượng lao động

ngày càng tăng, một bộ phận khá lớn lao động chuyển dịch từ khu vực nông

nghiệp mất đất sang các lĩnh vực công nghiệp. Bên cạnh đó, việc sắp xếp lại

lao động để tạo hiệu quả trong điều hành doanh nghiệp cũng trả lại thị trường lao động một lượng nhân lực lớn, làm gia tăng nguồn cung mà đặc biệt là lao động giản đơn.

Ngược lại, các vị trí điều hành cần kinh nghiệm và chuyên môn sâu thì nguồn cung ngày càng thiếu hụt.

Cuối cùng, khoảng cách lương còn chịu tác động từ các biến động nhân lực

của từng ngành. Trong thời gian qua, các ngành như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, phát triển khá mạnh, nhu cầu lao động tăng nhanh buộc các

doanh nghiệp phải cạnh tranh để thu hút lao động. Trong ngành này, ngay cả

lao động có thời gian đào tạo không lâu, trình độ hạn chế vẫn được trả mức lương khá cao. Các v ị trí quản lý, điều hành luôn được mời chào với mức lương cao hơn nhiều so với vị trí tương đương tại các ngành khác.

Để thu hút được người tài, đặc biệt là cho những vị trí chủ chốt, mức l ương được nhiều doanh nghiệp đẩy lên khá cao. Ngoài ra, người sử dụng lao động

còn phải đưa ra các mức lương vượt quá mặt bằng chung và kèm theo nhiều

điều kiện ưu đãi khác. Chính việc này đã liên tục tạo nên mặt bằng chi trả lương mới trong một số ngành thiếu nhân lực trìnhđộ cao.

Ngược lại, các ngành như dệt may, chế biến thủy sản… nguồn cung lao động

lớn, lợi nhuận theo đầu ng ười lại không cao, doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, vì thế, mức lương không tăng, hoặc tăng không đáng kể.

hướng. Một là nhóm cần việc làm phải chịu mức lương thấp. Một nhóm khác do cạnh tranh thu hút từ chủ sử dụng lao động, hay nói cách khác, doanh nghiệp cần họ, đã đẩy mức lương tăng cao. Do đó, chênh lệch thu nhập là điều khó tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Vốn con người và mô hình xác định số năm đi học hiệu quả (Trang 49 - 51)