Vai trò của nhà nước trong thị trường giáo dục

Một phần của tài liệu Vốn con người và mô hình xác định số năm đi học hiệu quả (Trang 63 - 64)

7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Vai trò của nhà nước trong thị trường giáo dục

Đối với vấn đề thông tin không cân xứng, nhà nước cần có những quy định yêu cầu nhà trường cung cấp những thông tin bắt buộc cho ng ười đi học. Ví dụ, số lượng và chất lượng giảng viên, điều kiện học tập của sinh viên và khả năng tìmđược việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Đối vấn đề cạnh tranh không hoàn hảo, nhà nước cần có cơ chế để tăng tính cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ giáo dục. Để l àm được việc này, nên cho phép các trường tự do mở các ngành khác nhau để cạnh tranh lẫn nhau, mở cửa cho các trường đại học quốc tế vào Việt Nam để thúc đẩy sự cạnh tranh của các trường đại học trong nước. Nâng cao tính cạnh tranh đó có thể một số trường sẽ thất bại trong cạnh tranh nếu họ không đủ năng lực.

Vì tồn tại lơi ích ngoại tác nên doanh nghiệp và nhà nước cần phải đầu tư cho giáo dục, không thể để 100% chi phí cho ng ười đi học phải gánh chịu. Phương thức đóng góp của nhà nước và doanh nghiệp làm thế nào cho đơn giản. Thực chất doanh nghiệp không cần thiết phải đóng góp trực tiếp cho

giáo dục, mà doanh nghiệp đóng góp qua việc đóng thuế vào ngân sách nhà

nước và nhà nước sẽ đầu tư lại cho giáo dục. Không phải chờ đợi vào việc đóng góp trực tiếp của các doanh nghiệp. H ơn nữa, vì người nghèo không có khả năng tham gia việc học theo c ơ chế thị trường, nhà nước cần phát triển thị trường vốn để cho sinh viên vay vốn hoặc có các học bổng cho các sinh viên nghèo học giỏi.

Một phần của tài liệu Vốn con người và mô hình xác định số năm đi học hiệu quả (Trang 63 - 64)