Vai trò của nhà trường trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường giáo dục

Một phần của tài liệu Vốn con người và mô hình xác định số năm đi học hiệu quả (Trang 64 - 66)

7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Vai trò của nhà trường trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường giáo dục

Sinh viên đi học là đầu tư vào vốn con người (human capital) để thu đ ược

kiến thức và kỹ năng nhằm tìm được việc làm trong tương lai với năng suất

lao động cao và thu nhập cao. Như vậy, nhu cầu học của sinh viên xuất phát từ nhu cầu về kiến thức và kỹ năng của thị trường lao động. Việc đào tạo theo nhu cầu thị trường thực chất là đào tạo theo nhu cầu của sinh viên với giả định rằng sinh viên là người đã nhận biết được nhu cầu của thị trường lao động. Do đó, nhà trường chỉ cần đáp ứng nhu cầu của sinh vi ên là đápứng nhu cầu của thị trường lao động. Để đáp ứng nhu cầu của sinh vi ên, nhà trướng cần tập trung vào các vấn đề sau đây.

Trước hết cần phải xác định nhà trường là người cung ứng dịch vụ giáo dục và sinh viên là người có nhu cầu về dịch vụ giáo dục. Do đó thị trường này sẽ tồn tại khi tồn tại cả cung và cầu. Sinh viên phải được xem và đối xử như là khách hàng: nếu không có sinh viên thì sẽ không có nhà trường.

Về việc xác định ngành học theo nhu cầu của sinh viên, thông qua số lượng thí sinh dự thi và điểm trúng tuyển. Nếu ngành nào có số lượng thí sinh nhiều và điểm trúng tuyển cao, đó là ngành xã hội có nhu cầu cao. Do đó, để đáp ứng nhanh và kịp thời nhu cầu thị trường, nhà trường cần có quyền quyết định trong việc lựa chọn ngành đào tạo. Tuy nhiên cũng cần chú ý, vì việc đào tạo đại học phải mất 4 năm, nên có thể xảy ra tình trạng sinh viên chọn ngành học

theo nhu cầu thị trường lao động hiện tại mà không dự báo được trong 4 năm

sau, điều này có thể xảy ra trình trạng dư cung trong 4 năm sau n ếu nhiều sinh viên đổ xô vào học một ngành mà đang có nhu cầu cao ngày hôm nay.

Về chương trình học, vì xác định nhu cầu học của sinh vi ên là để có kiến

thức và kỹ năng lao động để làm việc cho các doanh nghiệp v à cơ quan. Tuy

nhiên, các sinh viên khó có thể biết được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Như

Việc chuyển đổi ngành của sinh viên từ ngành đang học sang ngành khác cần

phải linh động hơn. Trong quá trình học nếu sinh viên phát hiện ngành học mình đang theo học không phù hợp với sở trường hoặc năng khiếu của mình, hay sinh viên phát hiện nhu cầu thị trường lao động thay đổi, nh à trường cần xem xét cho sinh viên chuyển ngành một cách dễ dàng hơn, nhưng việc chuyển đổi môn học phải được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chất l ượng sau khi chuyển ngành.

Về việc xây dựng mức học phí đối với tng ngành, cần tuân thủ theo quy

luật cung - cầu. Về phía cung, các ngành học khác nhau có yêu cầu về cơ sở vật chất, khả năng đáp ứng về giảng vi ên khác nhau do đó cần xác định chính xác chi phí của các ngành đào tạo khác nhau.Về phía cầu, do có sự khác

nhau vềnhu cầu về lao động, chênh lệch mức thu nhập giữa các ngành vì vậy

cần tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát về nhu cầu lao động của các ngành, khả năng tìm kiếm việc làm và mức thu nhập của từng ngành để xác định mức sẵn lòng chi trả của sinh viên. Trên cơ sở xác định quan hệcung– cầu, nhà trường cần phải phân tích như một dự án đầu tư để có chính sách về học

phí, chuyên ngành đào tạo phù hợp.

Về việc giảng dạy, cần thiết phải giảng dạy theo nhu cầu của sinh vi ên, đảm bảo cho sinh viên tiếp thu được cao nhất từ kiến thức của giảng viên và trí tuệ của nhân loại. Trí tuệ của nhân loại đ ược chứa đựng trong các tài liệu. Sinh viên được quyền nhất định trong việc lựa chọn giáo viên giảng dạy, như vậy

mỗi môn học cần có nhiều giáo viên giảng dạy song song để sinh viên có thể

lựa chọn. Nếu một giảng viên qua nhiều học kỳ số lượng sinh viên lựa chọn

ít, nhà trường cần thiết phải xem lại chất l ượng giảng dạy của giảng vi ên đó.

Về các dịch vụ khác như: tài liệu tham khảo, chỗ ở, vui chơi và giải trí trong trường, nhà trường cần tổ chức cung ứng theo cơ chế thị trường. Sinh viên có nhu cầu các dịch vụ đó sẽ được đáp ứng nhưng phải chi trả theo giá thị trường.

Những nhu cầu khác của sinh viên như cung cấp bảng điểm, các loại giấy

chứng nhận liên quan đến sinh viên cần phải đáp ứng kịp thời và chính xác

cho sinh viên, phải xem đây là nhiệm vụ của nhà trường trong việc đáp ứng

nhu cầu của khách hàng, không cần phải thu phí. Tuy nhiên, nếu sinh viên lạm dụng cung ứng miễn phí xin quá nhiều một cách không cần thiết, có thể hạn chế bằng cách thu một khoản thu nhất định, nh ưng mục đích thu không phải là để trang trải chi phí.

Một phần của tài liệu Vốn con người và mô hình xác định số năm đi học hiệu quả (Trang 64 - 66)