Giải pháp về thị trường và xây dựng sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ hải phòng quảng ninh (Trang 47 - 49)

HẢI PHÒNG – QUẢNG NINH

3.2.2. Giải pháp về thị trường và xây dựng sản phẩm du lịch

Trên cơ sở nghiên cứu về thị trƣờng và sản phẩm du lịch của Hải Phòng – Quảng Ninh, ngành du lịch địa phƣơng cần phối hợp với các ngành chức năng để nghiên cứu cơ chế, chính sách thích hợp nhằm khai tác tối đa tiềm năng của các thị trƣờng (khách nội địa và quốc tế) trong các giai đoạn nhất định.

- Trƣớc hết, cần nắm bắt cơ hội để củng cố các thị trƣờng truyền thống, tranh thủ phát triển các thị trƣờng tiềm năng mới, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

+ Cần tập trung nghiên cứu để cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh một cách nhanh chóng, đồng thời cải thiện hệ thống chính sách của các dịch vụ đi kèm nhƣ tài chính, bảo hiểm y tế...tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho du khách. Xây dựng các chƣơng trình du lịch mới với những điểm đến hấp dẫn, có sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn; tích cực áp dụng các chƣơng trình khuyến mại

Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 48

về giá cả, ƣu đãi về các dịch vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến với Hải Phòng – Quảng Ninh.

+ Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch mang thƣơng hiệu riêng của Hải Phòng – Quảng Ninh nhằm thu hút khách du lịch. Căn cứ vào nguồn tài nguyên du lịch và các điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật của vùng có thể phát triển một số loại hình du lịch sau:

Du lịch tham quan;

Du lịch sinh thái biển, du lịch cộng đồng; Du lịch hội nghị, hội thảo;

Du lịch mạo hiểm :Gồm: Trekking (đi bộ), hiking (leo núi), lặn biển, lƣớt ván, nhảy dù...

Du lịch nghỉ dƣỡng;

Du lịch văn hóa, tín ngƣỡng...

- Tăng cƣờng công tác xúc tiến, quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức, linh hoạt, hấp dấn, hiệu quả, chuyển tải nhiều nhất thông tin về cá điểm du lịch ở Hải Phòng – Quảng Ninh đến với thị trƣờng khách trong và ngoài nƣớc.

+ Biên soạn và phát hành các ấn phẩm có chất lƣợng và chính xác về các điểm du lịch (đặc biệt là các điểm nổi tiếng nhƣ Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn), để giới thiệu với khách du lịch về con ngƣời, cảnh quan, tài nguyên du lịch, cũng nhƣ các thông tin cần thiết khác cho khách (điểm lƣu trú, hệ thống các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng, hệ thống vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt, đi lại ăn uống...) và địa chỉ các điểm tƣ vấn cung cấp thông tin cho khách du lịch. Những điểm này cần đƣợc đặt ở các đầu mối giao thông nhƣ sân bay, nhà ga, bến tàu, khách sạn hoặc những điểm thuận lợi trong giao dịch.

+ Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim, ảnh, tƣ liệu về lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc, các danh lam thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội của Hải Phòng và Quảng Ninh.

+ Tận dụng các cơ hội để tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch quốc tế và trong nƣớc, các sự kiện thể thao văn hóa...để có điều kiện tuyên truyền những sản phẩm du lịch của khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh.

Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 49

+ Tiếp tục tổ chức các lễ hội thƣờng niên thu hút đƣợc đông đảo khách du lịch nhƣ: Carnaval Hạ Long, lễ hội du lịch Cát Bà, chƣơng trình lễ hội “Đồ Sơn biển gọi”...; vận động bầu chọn vịnh Hạ Long là 1 trong 7 kì quan thiên nhiên thế giới.

+ Mở văn phòng đại diện du lịch của Hải Phòng – Quảng Ninh tại các thị trƣờng lớn trong nƣớc và ngoài nƣớc để thực hiện các chức năng về dịch vụ lữ hành và xúc tiến tiếp thị, sử dụng một phần doanh thu từ du lịch và vốn công ích cho hoạt động này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ hải phòng quảng ninh (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)