Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ hải phòng quảng ninh (Trang 49 - 50)

HẢI PHÒNG – QUẢNG NINH

3.2.3.Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Để thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển du lịch bền vững, ngoài việc xây dựng các định hƣớng phát triển du lịch, các dự án quy hoạch tổng thể thì cũng cần phải chú trọng đến việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực.Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong ngành du lịch cả nƣớc nói chung và khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh nói riêng lại chƣa đƣợc đào tạo sâu và bài bản cả về trình độ quản lí cũng nhƣ chuyên môn nghiệp vụ du lịch. Đa số lao động đƣợc chuyển từ các ngành nghề khác nên một bộ phận cán bộ, nhân viên còn thiếu kinh nghiệm trong quản lí, kinh doanh du lịch; thiếu năng động nhạy cảm trong nền kinh tế thị trƣờng. Điều này gây ra nhiều cản trở đến sự phát triển của ngành du lịch nói chung chứ chƣa tính đến phát triển bền vững. Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng nhân lực trong du lịch cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Thƣờng xuyên tiến hành điều tra, đánh giá, phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn cán bộ nhân viên trong ngành du lịch ở Hải Phòng và Quảng Ninh. Dựa trên kết quả điều tra tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ khác nhau, theo các chuyên ngành khác nhau cho phù hơp.

- Cần ƣu tiên cho công tác đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ thấp về chuyên môn, nghiệp vụ bằng cách mời các chuyên gia có uy tín của ngành, mở các lớp đào tạo tại chỗ, đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt về nguồn nhân lực của ngành.

- Ngoài ra cũng cần có chính sách, kế hoạch đào tạo mới và tuyển dụng đội ngũ cán bộ có năng lực cho công tác quản lí và điều hành hoạt động du lịch

Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung – VH1002 50

dƣới hình thức chính quy, trong nƣớc và nƣớc ngoài, đáp ứng nhu cầu lâu dài của ngành du lịch.

- Thƣờng xuyên tổ chức, xậy dựng các chƣơng trình giáo dục, nâng cao hiểu biết về du lịch, cách ứng xử với du khách và bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt ở những địa bàn có các điểm tham quan du lịch toàn dân nhƣ vịnh Hạ Long, vịnh Lan Hạ, VQG Cát Bà, VQG Bái Tử Long...

- Việc tăng cƣờng hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ giữa các cơ sở đào tạo trong nƣớc với các nƣớc khác, tổ chức các hội nghị, hội thảo về đào tạo ở trong nƣớc và quốc tế cũng góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong du lịch.

- Tích cực thu hút nguồn vốn đầu tƣ cho các trƣờng đại học, cao đẳng, các trƣờng dạy nghề có chuyên ngành du lịch về cả cơ sở vật chất và kiến thức chuyên ngành; liên kết với các doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn trên địa bàn để cho học sinh, sinh viên có thể tiếp cận thực tế ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch bền vững ở vùng ven bờ hải phòng quảng ninh (Trang 49 - 50)