Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch tam cốc bích động,ninh bình (Trang 36)

Bao gồm hệ thống các đình, chùa, đền, làng nghề, lễ hội, phong tục tập quán, ẩm thực.

Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 37

- Chùa Bích Động:

Chùa Bích Động đƣợc xây dựng bên sƣờn núi Bích Động, thuộc địa phận thôn Đam Khê, xã Ninh Hải. Tƣơng truyền dƣới thời vua Lê lợi có hai vị hòa thƣợng pháp danh là Chí Kiên và Chí Thế, một ngƣời quê ở Vọng Doanh, một ngƣời quê ở Đông Xuyên, hai ngƣời kết nghĩa làm anh em, cùng nhau đi khắp nơi trong nƣớc để truyền bá đạo. Khi tới đây thấy phong cảnh đẹp, âm dƣơng thuận mọi bề, họ tiến hành sửa sang động phù, quyên giáo làm chùa để tu hành.

Ban đầu chùa xây dựng còn rất sơ sài, nƣơng dựa chính vào hang động nên đƣợc gọi là chùa động. Về sau này chùa đƣợc tu bổ mở mang thêm mới có hình dáng nhƣ ngày nay.

Chùa Bích Động là một công trình kiến trúc cổ, xây dựng bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài, các góc mái có đầu đao đều cong vút, chùa đƣợc xây dựng theo kiểu chữ Tam, ba tòa không liền nhau, tam cấp dọc theo sƣờn núi Bích Động tạo thành ba ngôi chùa: Chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thƣợng.

Chùa Hạ đƣợc xây dựng theo kiểu chữ Đinh. Mái chùa gồm hai tầng tám mái. Ở giữa Tiền đƣờng có treo bức đại tự bằng chữ Hán “Mạo cổ thần thánh”, có nghĩa là dáng dấp ngôi chùa xƣa nay thiêng lắm.

Chùa Trung có kiến trúc bán mái phía ngoài, một nửa lộ thiên. Chùa có kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, hai tầng mái. Từ gian bên phải trong Tiền đƣờng chùa Trung theo cửa hậu, leo 21 bậc đá là tới động Tối (Bích Động). Ngay cửa động có treo một quả chuông lớn đúc năm 1707 niên hiệu Vĩnh Thụy thứ hai triều Vua Lê Dụ Tông.

Chùa Thƣợng hay còn gọi là chùa Đông (vì chùa quay hƣớng Đông). Chùa có hai gian đƣợc xây theo kiểu nhà dọc bằng đá phiến, phía trong dựa

Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 38

vào núi đá. Từ trên chùa Thƣợng có thể ngắm nhìn đƣợc một một phần quang cảnh của khu Tam Cốc – Bích Động.Đó là núi Chồng Sách, núi Voi, năm ngọn núi bao quanh chùa Bích Động là “Ngũ nhạc sơn”.

- Đền Thái Vi:

Chức năng chính của đền là để tƣởng nhớ đến các vị vua nhà Trần đã lập hành cung Vũ Lâm và sau khi băng hà, nhân dân thôn Văn Lâm đã xây dựng đền Thái Vi trên nền đất cũ mà trƣớc đây vua Trần Thái Tông đã xây am Thái Vi. Gọi là Am Thái Vi vì đó là nơi Hoàng đé nhà Trần xuất gia. Đền Thái Vi đƣợc xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”; phía ngoài nghi môn có đặt một đôi ngựa bằng đá xanh nguyên khối; trƣớc đền có giếng ngọc xây bằng đá xanh. Qua nghi môn phía bên phải là gác chuông hai tầng mái song song đăng đối xây theo kiểu “chồng diềm”. Gác chuông có treo một quả chuông đúc từ năm 1689.

Từ sân rồng bƣớc qua theo bậc đá có độ cao 1,2m là tới Ngũ Đại Môn (5 cửa lớn), có 6 cột đá tròn đều đƣợc trạm khắc theo lối Long Phƣợng chầu vào chính điện.

Qua 5 cửa lớn là tới 5 gian Bái Đƣờng, ở đây cũng có 6 cột đá vuông trạm khắc nổi Long, Ly, Quy, Phƣợng, cá chép hóa Rồng. Gian giữa bái đƣờng có treo bức hoành phi lớn, sơn son thiếp vàng có bốn chữ Hán: “Long đức chính cung”.

Trung đƣờng với 5 gian chính điện cũng có 8 cột đá tròn đƣợc trạm khắc nổi chủ đề : Cầm, kỳ, thi, họa.

Trong cung khám của chính điện, ở giữa là tƣợng vua Trần Thánh Tông, bên phải là hoàng hậu Thuận Thiên – vợ vua Trần Thái Tông. Tại đây còn thờ bài vị của vua Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông. Nhƣ vậy đền Thái Vi là nơi thờ 4 vị vua nhà Trần.

Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 39

- Chùa Linh Cốc:

Chùa Linh Cốc thuộc địa phận thôn Côi Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lƣ, cách chùa Bích Động khoảng 500m về phía Đông nam, nằm gần núi chùa Móc.

Hai bên sân chùa là nhà thờ tổ, ba gian đặt tƣợng Thánh tăng là đức A Nam Đà và đức Bồ Đề Đạt Ma ngƣời Ấn Độ. Nhà trai có 5 gian quay hƣớng Đông Nam. Điện mẫu quay lƣng vào sƣờn núi hƣớng Tây Nam. Hậu cung là một gian thờ Tam tòa thánh mẫu. Thiêu hƣơng có 5 gian thờ Công đồng Thánh mẫu.

Lên chùa Linh Cốc, du khách qua hồi hƣớng Nam của điện Mẫu leo lên chừng 83 bậc đá mới tới, chùa ở lƣng chừng núi, có độ cao khoảng 30m so với sân. Đây là một chùa động, buồng ngoài của động cao 20m, nền phẳng rộng dung làm tiền đƣờng của chùa, đặt 2 tƣợng Hộ pháp. Buồng trong của động là một vòm nhỏ ôm trọn lấy Thƣợng điện của chùa. Trƣớc Thƣợng điện ở trên cao có 3 chữ Hán lớn “Cốc Linh tự” – chùa Cốc Linh. Trong thƣợng điện của chùa có đặt nhiều tƣợng phật.

- Đền Nội Lâm:

Đền nằm trong khu vực suối Tiên, thuộc thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải. Sau khi tham quan Tam Cốc xong du khách tiếp tục chèo thuyền vào sâu bên trong khoảng 3 km nữa, sau đó đi qua “Tòa xi bảy mẫu” là tới đền nội Lâm.

Đền nằm gọn trong một hang núi gồm một gian chính và hai gian nhỏ hai bên. Trƣớc đền dƣới chân núi là một đầm nƣớc trong xanh rất sâu. Đền thờ thần Quý Minh – theo truyền thuyết là một vị tƣớng của Vua Hùng.

Các xà ngang, bậc cửa và 12 cột đều đƣợc làm bằng đá. Các cột đá đều đƣợc làm vuông có kích thƣớc 15cmx15cm, cao gần 2m, đều đƣợc chạm

Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 40

nổi tứ linh, rồng, hoa sen. Đƣờng nét trạm khắc rất tinh tế uyển chuyển mềm mại mà sống động.

Hàng năm, cứ đến ngày mồng 7 tháng Giêng, ngƣời dân ở đây lại vào đền thắp hƣơng lễ thần để cầu mong cho một năm đi bắt cá trồng cây trong núi đƣợc bình an may mắn gọi là lễ Phát Lát. Ngày lễ giỗ thần hàng năm vào ngày 18-3 âm lịch.

Các lễ hội: - Lễ hội đền Thái Vi:

Từ xa xƣa, cứ đến ngày 14-3 âm lịch, lễ hội đền Thái Vi lại đƣợc tổ chức. Đây đƣợc liệt vào hàng “quốc gia tế lễ”. Lúc đó nhà vua ra lệnh cho các quan trong triều từ Kinh đô về đền Thái Vi tế lễ. Ban tế là các quan trong triều, chủ tế là một vị hoàng thân trong triều do vua chỉ định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày nay, lễ hội đền Thái Vi trở hội làng đƣợc mở từ ngày 14-3 đến 17-3 âm lịch hàng năm. Hình thức tổ chức lễ hội Thái Vi cũng nhƣ các lễ hội truyền thống khác. Bao gồm 2 phần : phần Lễ và phần Hội.

Phần Lễ đƣợc tiến hành dƣới hai hình thức: Rƣớc kiệu và tế. Rƣớc kiệu ở đền Thái Vi không phải chỉ có một đoàn mà nhiều đoàn từ các xã trong huyện Hoa Lƣ và trong tỉnh.

Ban tế gồm 15- 20 ngƣời, gồm một ông chủ tế (thƣờng là ngƣời cao tuổi và có uy tín trong làng). Ông chủ tế đọc văn tế ca ngợi công đức của vua Trần.

Phần hội là các trò chơi: múa lân, múa rồng, đánh cờ ngƣời, đấu vật, bơi thuyền ngoạn mục…

- Đây là lễ hội truyền thống đặc sắc, quy mô lớn. Tuy nhiên, lễ hội đền Thái Vi hiện nay quy mô đã không còn đƣơc nhƣ xƣa. Việc khai thác những giá trị của lễ hội vào hoạt động du lịch hầu nhƣ là chƣa có. Việc kết

Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 41

hợp tham quan phong cảnh tự nhiên với tham dự lễ hội văn hóa truyền thống sẽ tạo ra một sản phẩm du lịch hấp dẫn đƣợc du khách.

Con người:

Con ngƣời nơi đây vốn là những con ngƣời thuần nông hiền lành và chất phác luôn mang trong mình tinh thần hiếu khách, giàu truyền thống cách mạng, lại khéo tay hay làm, và đã đƣợc ví von nhƣ:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

Ẩm thực:

Tái dê:

Tái dê đã trở thành món ăn đặc sản ở nơi đây. Tam Cốc – Bích Động có nhiều dãy núi đá vôi nên dê thƣờng sinh sống tập trung rất nhiều. Ngƣời ra bắt dê về làm lông, thui vàng, mổ ra ƣớp với lá hƣơng nhu hoặc lá cúc tần khoảng hơn chục phút rồi lọc lấy thịt (để cả da) đem nhúng vào nƣớc sôi cho tái chín, sau đó thái mỏng đều.

Lấy vừng đã rang giã dập, xả thái nhỏ, lá chanh, gừng, ớt tƣơi thái nhỏ, nƣớc chanh, bột ngọt đổ vào thịt dê đã thái sẵn, tất cả trộn lên tạo thành một hƣơng vị quyến rũ. Đó chính là món tái dê nổi tiếng của địa phƣơng.

Ngoài ra còn có rất nhiều món đƣợc chế biến từ thịt dê nhƣ: Dê áp chảo, dê nƣớng, dê quay, dê hấp, tiết canh dê, rƣợu Ngọc dƣơng …v.v.

Thịt dê phải ăn kèm với lá sung, quả chuối xanh, khế, lá mơ, và điều quan trọng là phải có tƣơng gừng để chấm. Thịt dê ăn rất mát và bổ dƣỡng.

Làng nghề truyền thống:

Nơi đây có nhiều làng nghề truyền thống, nhƣng nổi bật nhất và có ý nghĩa nhất đối với việc phát triển du lịch đó là nghề thêu ở thôn Văn Lâm xã Ninh Hải. Tƣơng truyền nghề thêu ren truyền thống ở nơi đây là do Linh

Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 42

Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung khi cùng triều đình nhà Trần vào Vũ Lâm xây dựng hành cung Vũ Lâm vào năm 1258 đã truyền dạy cho nhân dân của thôn. Bà đƣợc nhân dân ở đây tôn làm bà tổ của nghề thêu ren. Hiện nay bà đƣợc thờ ở động Thiên Hƣơng.

Các sản phẩm thêu ren rất phong phú: Ga trải giƣờng, rèm cửa, gối, khăn bàn, khăn ăn, tranh ảnh v.v… Các mặt hàng này đã có mặt tại các thị trƣờng Nga, Đức, Thụy Sỹ… và rất đƣợc ƣa chuộng. Đây cũng là những mặt hàng phục vụ cho du khách tham quan du lịch tại các danh lam thắng cảnh của huyện, làm cho các sản phẩm du lịch thêm hấp dẫn.

Văn Lâm có hơn 1200 hộ và 3000 nhân khẩu. Hiện nay, Văn Lâm có tới 100% số hộ là nhân khẩu làm nghề thêu. Từ các cháu nhỏ 7 - 8 tuổi đến các cụ già 70 - 80 tuổi đều có thể cầm kim thêu đƣợc.

Theo ông Lê Văn Thiêm – Trƣởng thôn Văn Lâm cho biết: Các sản phẩm của nghề thêu ở thôn có tới hàng nghìn mẫu mã các loại. Đối với các hộ gia đình làm nghề đơn lẻ, họ làm ra sản phẩm đem bán cho du khách hoặc mở ki ốt bày bán. Đối với các doanh nghiệp, sản phẩm làm ra chủ yếu đem đi xuất khẩu theo các hợp đồng đã đƣợc kí kết với các đối tác nƣớc ngoài. Hiện tại thôn có 7 doanh nghiệp hoạt động nghề thêu. Các doanh nghiệp không chỉ mở xƣởng sản xuất tại địa phƣơng mà còn thông qua các hình thức hợp tác: gia công, tổ chức nhiều điểm sản xuất ở địa phƣơng trong và ngoài huyện. Hƣớng đi này không chỉ nhằm đảm bảo tiến độ thời gian số lƣợng hàng cho khách mà còn giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân các địa phƣơng trong thời điểm nông nhàn.

Trong năm 2007 và năm 2008 nhiều doanh nghiệp thêu ăn nên làm ra, đạt doanh thu cao nhƣ doanh nghiệp Pataco đạt trên 3 tỷ đồng… Với các gia

Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 43

đình làm hàng đơn lẻ thu từ nghề thêu cũng đạt 20 - 30000 đồng/ngƣời/ngày. Tổng giá trị từ nghề thêu ƣớc tính đạt trên 14 tỷ đồng.

Làng nghề thêu truyền thống Văn Lâm đƣợc tỉnh công nhận vào năm 2006. Tháng 11 năm 2007, Hiệp hội làng nghề Việt Nam cũng đã công nhận Văn Lâm là một trong 12 làng nghề tiêu biểu của cả nƣớc. Thôn tổ chức đón nhận danh hiệu cao quý này từ Hà nội và đã làm lễ công nhận nghệ nhân cho cụ Chu Văn Lƣợng 84 tuổi và cụ Đinh Văn Uynh 78 tuổi, đồng thời tuyên dƣơng 3 doanh nghiệp hoạt động tiêu biểu trong nghề thêu: Minh Trang, Pataco, An lộc.

Văn Lâm hiện đang thực hiện phƣơng châm: “ ly nông bất ly hƣơng”. Ngƣời dân ở đây đã phát triển nghề thêu kết hợp với phục vụ du lịch ngay trên chính mảnh đất quê hƣơng mình. Nằm ngay trong khu du lịch nổi tiếng với hàng vạn lƣợt khách đến thăm quan, Văn Lâm có thể phát triển thành một làng nghề du lịch, tạo ra một loại hình du lịch làng nghề lý tƣởng với các khu sản xuất, bán hàng có quy mô lớn. Bên cạnh đó, việc tổ chức các ngày giỗ tổ, lễ hội đình làng, tôn vinh các nghệ nhân, doanh nghiệp hoạt động nghề thêu…Đây cũng là một trong các hoạt động giúp duy trì và phát triển nghề, thu hút khách du lịch.

Đánh giá chung: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua việc kiểm kê, đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở Tam Cốc – Bích Động có thể thấy:

Tài nguyên du lịch nhân văn chủ yếu là đền chùa, chỉ có một lễ hội và một làng nghề.

Các tài nguyên này có giá trị độc đáo về kiến trúc, lịch sử … có khả năng khai thác kết hợp với cảnh quan tự nhiên tạo thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 44

Khả năng khai thác các tài nguyên này là khá thuận lợi vì chúng nằm trên tuyến tham quan phong cảnh tự nhiên của khu vực, giao thong cũng thuận tiện.

Với các nguồn tài nguyên trên, dân cƣ địa phƣơng có rất nhiều điều kiện tham gia vào hoạt động du lịch, từ việc vận chuyển tới cung ứng các sản phẩm du lịch cũng tạo ra các dịch vụ phục vụ khách du lịch. Và hoạt động du lịch này diễn ra liên tục, quanh năm.

2.1.2.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội:

Đặc điểm về kinh tế:

Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính của xã Ninh Hải. Diện tích gieo cấy toàn xã Ninh Hải năm 2006 là 494,36 ha. Tổng sản lƣợng lƣơng thực cả năm đạt 2529,2 tấn, tăng so với năm 2005 là 315,3 tấn. Năng suất lúa đạt 61tạ/ha.

Năm 2006, cả xã có 10 doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Trong đó có 6 doanh nghiệp thêu ren xuất khẩu, 3 doanh nghiệp dịch vụ du lịch, một ban quản lý du lịch và trên 20 hộ làm nghề thêu ren vừa và nhỏ,cùng các hộ làm dịch vụ chở đò, bán hàng ăn, đồ lƣu niệm…

Ngoài nghề thêu ren, ở đây là vùng núi đá vôi nên nghề làm đá, chế biến đá, làm gạch nên rất phổ biến. Do đó, thu hút đƣợc một lực lƣợng lớn lao động của toàn huyện là việc trong các nhà máy chế biến đá nhƣ: Nhà máy phân lân Cầu Yên, nhà máy xi măng Hệ Dƣỡng… Bên cạnh đó, có các làng nghề tác đá nghệ thuật phục vụ chủ yếu cho các công trình nhƣ: đình, chùa, miếu, mạo… cùng các sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu thú vui chơi non bộ với các chậu cảnh, bể các cảnh.

Nhƣ vậy nguồn thu nhập chủ yếu của địa phƣơng hiện nay là nông nghiệp và các nghề phụ. Hoạt động du lịch ở đây tuy phát triển, đóng ngân

Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 45

sách lớn cho huyện,cho tỉnh nhƣng mới chỉ hoạt động sôi nổi ở Tam Cốc Bích Động giúp ngƣời dân trong xã có thêm công ăn việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân… Còn lại cuộc sống của ngƣời dân ở các làng, xã khác vẫn còn nghèo khó, lam lũ.

Đặc điểm về văn hóa xã hội:

Các hoạt động văn hóa tuyên truyền đã tới tận thôn xóm. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng thƣờng xuyên đƣợc duy trì. Trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững và tăng cƣờng, các tệ nạn xã hội giảm, công tác đền ơn đáp nghĩa luôn luôn đƣợc coi trọng. Ngoài ra còn chăm lo cho các gia đình nghèo, gia đình chính sách.

Dân cƣ – lao động:

Theo điều tra năm 1993 thì:

- 87% dân số toàn huyện đƣợc phổ cập cấp 1 - 56% dân số đƣợc phổ cập cấp 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch tam cốc bích động,ninh bình (Trang 36)