Thu nhập của ngƣời dân địa phƣơng từ hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch tam cốc bích động,ninh bình (Trang 62 - 66)

Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 63

Theo Quyết định số 1561/QĐ – UBND ngày 20 tháng 8 năm 2008 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành các khoản phí và lệ phí:

Có 2 loại vé :

1. Phí tham quan danh lam thắng cảnhTam Cốc – Bích Động: - Ngƣời lớn(Khách quốc tế và trong nƣớc): 30.000 đồng/ngƣời/lƣợt - Trẻ em, học sinh(6-15 tuổi): 10.000 đồng/ngƣời/lƣợt

2. Phí chở đò tuyến Tam Cốc : 60.000 đồng/thuyền - Tối đa 02 ngƣời/đò đối với khách quốc tế/ thuyền - Tối đa 04 ngƣời/đò đối với khách trong nƣớc/ thuyền. Vé chỉ có giá trị trong ngày.

- Nhƣ vậy, giá vé so với thời điểm năm 2002: 55.000 đồng/ ngƣời đối với khách quốc tế; 13.000 đồng/ ngƣời đối với khách Việt nam.

Giá vé và cách thức bán vé hiện nay có sự khác biệt. Giá vé không có sự phân biệt khách Việt Nam hay khách quốc tế. Đây là sự điều chỉnh hết sức hợp lý.

Ngoài ra, giá vé tại các điểm du lịch khác nhƣ sau : .Giá vé Xuyên thủy động : 25.000 đồng/ ngƣời .Giá vé Thung Nắng: 45.000 đồng/ngƣời

Thu nhập:

Khi nhận chở mỗi chuyến đò ngƣời dân sẽ đƣợc phát một “vé trắng”. Đây chính là phiếu thanh toán công chở đò của ngƣời dân với Ban quản lý. Phiếu thanh toán này cũng có giá trị trong ngày, ngày nào thanh toán luôn ngày đó.

Cứ 01 thuyền (01 vé) với tổng phí chở là 60.000 đồng thì ngƣời dân đƣợc giữ lại 45.000 đồng

Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 64

Tuy nhiên trong quá trình chuyên chở khách, ngƣời chở đò còn có các khoản thu khác nhƣ bán hàng thủ công, tiền thƣởng của khách…nên số thu nhập có thể cao hơn nhƣng không ổn định.

Đối với dân thôn Đam Khê, cứ mỗi vé 25.000 đồng thì ngƣời chở đò đƣợc giữ lại 19.000 đồng. Song lƣợng khách ở Xuyên thủy động là rất ít cho nên nguồn thu nhập của ngƣời dân không ổn định.

Nhân lực chở thuyền phần lớn là phụ nữ, còn đàn ông thƣờng đi làm các công việc khác; họ chỉ đi làm khi có khách quốc tế vì một ngƣời chèo đò, còn một ngƣời bán hàng.

Thu nhập từ hàng lưu niệm:

Mấy năm gần đây, do nhu cầu tham quan du lịch ngày càng lớn nên các dịch vụ phục vụ du lịch trên địa bàn rất phát triển. Ngoài việc chuyên chở đò ra, nếu gia đình nào có vốn thì kinh doanh thêm các mặt hàng lƣu niệm phục vụ khách du lịch trên bến bãi. Lƣợng mặt hàng đa dạng hay phong phú phụ thuộc vào lƣợng tiền vốn ít hay nhiều. Hiên nay trên địa bàn, số lƣợng các ki-ốt bán hàng, các hàng quán cố định của các hộ dân khoảng 50-60 quầy hàng.

Vào các ngày nghỉ, thứ bảy hoặc chủ nhật, số lƣợng hàng quán có thể nhiều hơn do có sự tham gia của các hộ bán buôn nhỏ, bán hàng lƣu động. Các mặt hàng chủ yếu là các sản phẩm thêu ren, ngoài ra còn có một số mặt hàng lƣu niệm nhƣ: sản phẩm cói của huyện Kim Sơn, các đồ chơi, túi xách, cây xanh (chủ yếu là các loại phong lan)…

Bảng 9 : Thu nhập của cộng đồng dân cƣ thôn Văn Lâm (Tam Cốc – Bích Động)

Mức thu nhập (đồng) Số ngƣời(ngƣời) Tỷ lệ (%)

Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 65

Từ 100.000 – 200.000 3 7.5

Từ trên 200.000 – 500.000 30 75

Trên 500.000 7 17.5

Cộng : 40 100

Nguồn: Ban Quản lý Khu du lịch TCBĐ Qua Bảng số liệu trên có thể thấy, nhờ hoạt động du lịch mà thu nhập của ngƣời dân nơi đây ít nhiều đƣợc cải thiện và nâng cao hơn trƣớc.

Chỉ có 2,5 % ngƣời đƣợc điều tra có mức thu nhập từ du lịch dƣới 100.000 đồng, đó là do đối tƣợng này chủ yếu là ngƣời cao tuổi, không còn đủ sức khỏe để tham gia việc chở khách hoặc nếu còn sức khỏe thì cũng có lƣơng hƣu hoặc đƣợc con cháu phụng dƣỡng nên không tham gia lao động. Có một số nhỏ thì tham gia thêu ren nhƣng chỉ ở giai đoạn xử lý thô, gia công cho các doanh nghiệp thêu lớn.Trung bình mỗi ngày cũng đƣợc 5000 đồng.

Đặc biệt 75% số ngƣời đƣợc điều tra có thu nhập trên 200.000 – 500.000 đồng. Đây là một điều hết sức đáng mừng. Nếu nhƣ trƣớc đây thu nhập chính của ngƣời dân vẫn dựa vào nông nghiệp, lại phụ thuộc lớn vào thời tiết thì từ khi có hoạt động du lịch, đời sống của nhân dân đã đƣợc đảm bảo và tƣơng đối ổn định. Những ngƣời này phần lớn tham gia trực tiếp vào hoạt động chở đò, chuyên chở khách du lịch.

Có 17,5 % số ngƣời có thu nhập trên 500.000 đồng, phần lớn là các hộ kinh doanh các mặt hàng lƣu niệm, kinh doanh ăn uống nghỉ ngơi…

Nhƣ vậy, du lịch đã mang lại cho ngƣời dân cuộc sống ổn định hơn, đỡ lam lũ hơn. Thực tế đã chứng minh xã Ninh Hải là một trong 7 xã miền núi nhƣng cuộc sống của ngƣời dân khá hơn so với các xã miền núi khác của huyện.

Sinh viên: Bùi Thị Nhƣờng – VH1003 66

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch tam cốc bích động,ninh bình (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)