CHƯƠNG II I: SUỐI NƯỚC NÓNG TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI NHẬT BẢN
3.2.2 Trong hội họa.
Ngoài các tác phẩm văn học, tiểu thuyết nổi tiếng, còn có những kiệt tác khác về suối nước nóng để lại cho hậu thế như một kho tàng vô giá về tiềm năng thiên nhiên của Nhật Bản không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử mà còn mang một ý nghĩa văn hóa vô cùng sâu sắc: đó là những bức tranh Nishiki thời Edo. Ngay từ thời Edo, suối nước nóng vô cùng phát triển không chỉ tầng lớp quý tộc mà tầng lớp nông dân cũng yêu thích và thường xuyên đến suối nước nóng. Những người đến suối nước nóng với mục đích tắm chữa bệnh ngày càng đông thì nhu cầu ở trọ tăng cao. Vì vậy hàng năm các nhà trọ, lữ quán xung quanh suối nước nóng đạt được mức doanh thu
đáng kể. Thời Edo tranh Nishiki chỉ được vẽ 3 tấm duy nhất do nhà họa sĩ nổi tiếng Yanagishima Shuuen 楊洲周延 là đã đến vùng suối nước nóng Ikaho. Ông đã ở Ikaho trong một thời gian dài quan sát, nghiên cứu và cuối cùng đã thành công với những kiệt tác sau này. Vào thời Minh Trị 13 đến Minh Trị 16 thêm 3 tác phẩm nữa đã ra đời. Tổng cộng tranh Nishiki錦絵 suối nước nóng có 6 bức tranh. Mỗi bức tranh hiện lên với những phong cảnh sinh động, mọi hoạt động diễn ra tại các trạm suối nước nóng của du khách cũng được miêu tả trong bức tranh. Người viết sẽ đi phân tích vào từng bức tranh để làm rõ được suối nước nóng ảnh hưởng như thế nào trong đời sống tinh thần của người dân Nhật Bản. Đầu tiên là bức tranh Nishiki thứ nhất mang tên: “ Suối nước nóng giàu chất”.
Hình 3.2.2.1: Bức tranh “ Suối nước nóng giàu chất”
Nguồn:Trích sách “Nishikie ni miru onsen”「錦絵に見る温泉」(Suối nước nóng nhìn trong Nishiki thời Edo)
Bức tranh trên nói về công hiệu chữa bệnh của suối nước nóng do có các thành phần khoáng chất bên trong. Theo quan niệm cho rằng nếu như ngâm cây héo vào trong nước nóng thì cây sẽ dần dần tươi lại. Bên trong bức tranh là hình ảnh của các cô gái đang thỏa mình dưới dòng nước ấm áp. Những dòng chữ được viết phía bên trên là tên gọi của suối nước nóng. Trong bồn tắm thấy có những đường tỉa ra trên đầu của du khách thật ra không phải là hơi nước bốc lên mà vẽ như thế để hiểu đây
là suối nước nóng. Phía bên phòng khách trưng bày một bình đựng cá. Những đường nét được vẽ lên xuống phía trên là hình ảnh các ngọn núi với nguồn suối nước nóng. Phía bên là những phụ nữ đang tắm thác một cách vui vẻ. Do Ikaho伊香保 là vùng đất nằm giữa núi có độ dốc nghiêng nên nước nóng của thác tự nhiên chảy xuống ở hầu hết các lữ quán. Bên trên những người phụ nữ đang làm các công việc của họ, người thì đứng soi gương, có 2 người phụ nữ đang nói chuyện gì đó với nhau, có người thì dựa vào thành cây đang xoe tai. Phía phòng bên thì có người phụ nữ đang địu con trên lưng và nói chuyện với người phụ nữ ngồi ở bàn. Có 2 người phụ nữ khác cũng muốn hòa nhập vào cuộc trò chuyện này nên cũng có vẻ quan tâm. Phía trên góc trái của bức tranh là những dòng chữ được viết theo phong cách Nhật Bản. Những dòng chữ ấy là tên của địa danh nổi tiếng về suối nước nóng của vùng Ikaho
伊香保 như Gangen Sanrou願原産労, Senmei Sanrou鮮明参篭, … Tác giả đã khắc họa lên toàn cảnh suối nước nóng một cách thật sinh động, nhìn tranh mà cứ ngỡ như đang đứng trước cảnh vật thật, người thật và người viết cũng muốn được đặt chân một lần đến đây. Qua bức tranh đầu tiên này người viết không khỏi ngạc nhiên khi suối nước nóng lại được vẽ lên một cách chân thật đến như vậy. Đây có thể nói là tài liệu vô cùng quý giá để các nhà họa sĩ trẻ tuổi tương lai học hỏi và trao dồi hơn tài năng nghệ thuật của họ.
Tác phẩm thứ hai của nền nghệ thuật hội họa. Bức tranh: “Thượng châu của suối nước nóng Ikaho” của nhà họa sĩ Chu Quốc Nguyên Phong vào năm Minh Trị thứ 15.
Hình 3.2..2.2: Bức tranh “ Thượng châu suối nước nóng Ikaho”
Nguồn:Trích sách “Nishikie ni miru onsen”「錦絵に見る温泉」(Suối nước nóng nhìn trong Nishiki thời Edo)
Bức tranh được vẽ lên với 3 góc độ tại suối nước nóng Ikaho thời xưa. Bức tranh này ra đời sau này vì trong bức tranh có rất nhiều người nước ngoài ở các quốc gia khác nhau được xuất hiện. Đó là vào thời kỳ mở cửa thông thương với nước ngoài thời Minh Trị (明治) thứ 6 (năm 1873). Vào thời kỳ này, hầu như chỉ có vùng suối nước nóng Ikaho là có người nước ngoài đến, còn hầu như các vùng suối nước nóng khác người ta không bắt gặp người nước ngoài nào cả. Đây chính là điểm đặc biệt của vùng suối nước nóng Ikaho. Năm Minh Trị 10 (năm 1877) đến năm 11 (năm 1878), Tiến sĩ Berutsu người Đức đã đến suối nước nước nóng Ikaho dưới sự chỉ định của Chính phủ. Ngoài ra còn có nhiều người nước ngoài khác đến nữa nhưng không có ai ở lại Ikaho lâu như Tiến sĩ Berutsu. Hầu như họ chỉ đến như là khách du lịch như Desarm, Artnest Sato. Chỉ có Tiến sĩ Berutsu ở lâu nghiên cứu và cho ra đời tác phẩm “Nhật Bản suối khoáng luận”.
Hình 3.2.2.3: Tiến sĩ Berutsu cùng phu nhân Hana Berutsu.
Nguồn:Trích sách “Nishikie ni miru onsen”「錦絵に見る温泉」(Suối nước nóng nhìn trong Nishiki thời Edo)
Đã có nhiều bài PR đã trích dẫn những lời trong cuốn luận này. Vì vậy nó có một ảnh hưởng rất lớn cho những bài phát biểu về sau. Vào năm Minh Trị 14 (năm 1881) và thứ 15 (năm 1882), Tiến sĩ Berutsu cùng phu nhân là Hana Berutsu花ベル ツđã trải qua hai kỳ nghỉ hè tại căn biệt thự ở vùng suối nước nóng Ikaho. Tiến sĩ Berutsu rất yêu thích suối nước nóng nhưng lý do chính là ông đến vùng Ikaho này đó chính là Ikaho là nơi ông và phu nhân đã trải qua tuần trăng mật. Theo nguồn tài liệu, khung cảnh thiên nhiên cũng như căn biệt thự của Tiến sĩ Berutsu được thiết kế rất đẹp và ngày nay được bảo tồn, gìn giữ như là một tài liệu lịch sử vô cùng quý giá. Trong bức tranh Nishiki này có 3 góc độ. Góc thứ nhất là bức tranh vẽ lên khung cảnh có những người phụ nữ đang đứng tắm từ nguồn suối nước nóng phun xuống, có những người đang đi đi lại lại chuyện trò, có một người phụ nữ đang đứng trên bục chảy tóc, có người phụ nữ đang ngậm khăn và bước lên cầu thang. Cái khăn mà người phụ nữ ngậm được gọi là Momi có màu đỏ, độ lớn cỡ như chiếc khăn tay, được sử dụng trong việc lau thân thể, lau mặt. Do làm bằng lụa nên rất mỏng và mềm nên nước nóng dễ dàng thấm qua, lau cơ thể rất sạch. Momi được viết bằng 2 chữ “lụa” và “hồng”. Phía bên ngoài là khung cảnh núi non hùng vĩ, cũng bắt gặp
những người phụ nữ đang đi lại bên ngoài, có lẽ họ đang đi tắm ở bồn tắm lộ thiên. Ở khung cảnh thứ nhất này, những người phụ nữ do vừa mới tắm lên nên trang phục chưa được gọn gàng. Trang phục của những du khách tắm tại các suối nước nóng chủ yếu là Yukata浴衣. Phía trên có bảng ghi những dòng chữ ghi lại lịch sử ngôi nhà suối nước nóng, sự phát triển, thành lập của nó. Ở dưới là tên của chỗ vào tắm. Bức tranh góc độ 2 thì những người phụ nữ ăn mặc chỉnh tề, cùng nhau ca múa hát vui vẻ. Có người phụ nữ đứng giữa đang nhảy, còn những người khác ngồi xung quanh và đang say sưa thưởng thức những điệu nhạc nhảy đó. Cũng có hai người phụ nữ đang ngắm cảnh bên ngoài. Khung cảnh bên ngoài là những ngọn núi hiện lên một cách thật sống động. Cảnh thứ ba miêu tả hai người phụ nữ đang chơi cờ với nhau, có hai người phụ nữ đang trò chuyện tại cầu thang, phía bên trên có người nước ngoài đang ngồi ngắm nhìn những sự vật diễn ra xung quanh. Phía bên kia là một ngôi nhà chồi được vẽ lên. Đây là nhà chồi của lữ quán dành cho du khách nghỉ ngơi, chơi đùa sau khi tắm. Toàn bức tranh với ba góc độ được vẽ lên một cách tỉ mỉ khung cảnh tại suối nước nóng, mỗi khung cảnh thật hài hòa với nhau.
Để vẽ nên được khung cảnh như thế chắc hẳn tác giả cũng là vị khách thường xuyên của trạm suối nước nóng này. Với tài quan sát thật tinh tường, tác giả đã tạo ra được một bức tranh thật tuyệt vời. Ông là người có công lao rất lớn trong việc đóng góp những kiệt tác cho hội họa Nhật Bản và thế giới. Tiếp theo là bức tranh “ sự phồn vinh, phát triển của suối nước nóng Ikaho vùng thượng dã” vào năm Meiji Minh Trị 15 明治 (năm 1882) của Sandaiuta Gawakouchou 三代歌が和光町. Bức tranh này vẽ lên khung cảnh người Nhật, người nước ngoài ở các lữ quán suối nước nóng. Phía bên trái là khung cảnh những người nước ngoài. Họ đang nhìn dõi theo việc gì đó. Bàn được trang trí rất đẹp với bình hoa rất to, tạo nên không khí hài hòa với môi trường xung quanh.
Phía trên là cảnh những người phụ nữ đang tắm trong bồn tắm tập thể chảy ra từ nguồn nước nóng của thác. Bên ngoài vẫn là khung cảnh núi non hùng vĩ, tạo cho người xem một cảm giác rất thanh bình. Khung cảnh ở giữa của bức tranh miêu tả
người đàn ông ngoại quốc đang đọc báo; người phụ nữ đang ngắm cảnh vật xa từ ống nhòm mà người ta gọi là kính viễn vọng; cũng có người đàn ông đang đứng chấp tay cầu nguyện điều gì đó.
Hình 3.2.2.4: Bức tranh “Sự phồn vinh thượng dã suối nước nóng Ikaho”
Nguồn:Trích sách “Nishikie ni miru onsen”「錦絵に見る温泉」(Suối nước nóng nhìn trong Nishiki thời Edo)
Khung cảnh thứ ba là những người phụ nữ đang chuyện trò, ca hát nhảy múa rất vui vẻ. Họ dường như quên đi các hoạt động của mọi người xung quanh, say sưa trong những điệu múa, lời ca. Khi nhìn bức tranh, chúng ta đều bắt gặp những cảnh thoải mái, ăn chơi tại các lữ quán suối nước nóng. Tác giả đã diễn tả lại hoàn toàn đúng sự thật cảnh tượng diễn ra hằng ngày tại suối nước nóng. Các lữ quán chính là nơi để mọi người giải tỏa căng thẳng, chuyện trò, ăn uống, ca hát, nhảy múa thỏa thích sau những ngày dài mệt mỏi của công việc. Đây cũng chính là phần thưởng mà cuộc sống đem lại cho không chỉ người Nhật Bản mà cho cả mọi người trên thế giới.
Cuối cùng là bức tranh “ Tắm chữa bệnh và tiệc chúc mừng các bệnh nhân phục hồi hoàn toàn”của Yanagishima Shuuen, ra đời vào năm Minh Trị thứ 16. Đây là tác phẩm mới mang tính niên đại nhất trong các năm Minh Trị 13,14, 15. Tác phẩm này miêu tả vẻ đẹp của hoa Anh Đào và những ngọn núi hùng vĩ. Trong bức
tranh này, miêu tả cảnh trước khi các vị khách tắm chữa bệnh rời khỏi các trạm suối nước nóng, tổ chức bữa yến tiệc với những người Geisha cùng tham dự.
Hình 3.2.2.5: Bức tranh “tắm chữa bệnh và tiệc chúc mừng các bệnh nhân phục hồi hoàn toàn”
Nguồn:Trích sách “Nishikie ni miru onsen”「錦絵に見る温泉」(Suối nước nóng nhìn trong Nishiki thời Edo)
Bà chủ lữ quán là người thắt Obi帯, tay cầm khay trà, được gọi là Okamisan 女将さん. Ở bức tranh bên phải có đặt cái bàn tròn bố trí cho các vị khách người nước ngoài. Vào buổi tối trời trong xanh, các vị khách cùng với các chủ lữ quán mở các buổi yến tiệc chiêu đãi mọi người. Việc này không chỉ diễn ra ở tại suối nước nóng Ikaho伊香保 mà ngay cả ở suối nước nóng Kusatsu草津 cũng có. Những vị khách đến Ikaho 伊香保 nhằm mục đích tắm chữa bệnh lưu lại tại các lữ quán khoảng 1 chu kỳ tức là 7 ngày. Tuy nhiên cũng có nơi quy định một chu kỳ là 10 ngày. Nhưng thông thường là 7 ngày, số 7 là con số mang ảnh hưởng của Phật giáo. Để có được sự hiệu quả của việc tắm chữa bệnh, thật sự phải mất 3 tuần, tốt hơn nên tắm chữa bệnh trong 21 ngày. Sau những ngày tắm, tình trạng sức khỏe dần thay đổi, sắc mặt cũng trở nên tốt hơn . Trong thơ Haiku俳句 của thời Edo江戸 có viết câu như sau:
7 ngày mát mẻ bên cửa sổ Có khuôn mặt thay đổi”.
Việc mô tả buổi tiệc chúc mừng khôi phục hoàn toàn của những vị khách trong tranh Nishiki錦絵rất đẹp.
Từ những bức tranh Nishiki錦絵 mà người viết đã trình bày và phân tích ở trên chứng tỏ rằng suối nước nóng chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống tinh thần của người Nhật Bản. Chính vì thế khi nhắc tới văn hóa Nhật Bản mọi người cũng không quên nhắc tới suối nước nóng.
KẾT LUẬN
Nếu như trong các loại hình nghệ thuật như cắm hoa, trào đạo đều mang nét văn hoá của người Nhật thì loại hình du lịch suối nước nóng cũng đậm nét văn hoá truyền thống. Nhật Bản được xem là quốc gia có nhiều nguồn nước nóng nhất trên thế giới. Hàng năm có rất nhiều người kéo nhau về những vùng đất xa xôi hẻo lánh mong tìm được những cảm giác thư giản, thoải mái sau những ngày tháng vất vả. Khi đến các khu suối nước nóng khách không chỉ giải toả được căng thẳng mà còn có thể đắm mình trong khung cảnh truyền thống của Nhật Bản. Đó là những căn lữ quán được thiết kế, xây dựng theo mô hình truyền thống, những món ăn, những bộ đồ Kimono, Yukata truyền thống. Mặc dù Nhật Bản là một quốc gia hiện đại nhưng qua suối nước nóng người Nhật có thể trở về với cội nguồn văn hoá truyền thống.
Ngày nay với kỹ thuật khai thác nguồn suối nước nóng phát triển nên hàng loạt suối nước nóng được phát hiện trên khắp đất nước Nhật Bản. Không chỉ những suối nước nóng nằm ở miền quê xa xôi, hẻo lánh mà suối nước nóng nằm ngay cả trong thành phố, đô thị lớn như suối nước nóng LaQua ở Tokyo. Suối nước nóng này không phải kinh doanh riêng biệt mà kết hợp với nhiều loại hình khác như tắm xông hơi, massage... Những khu suối nước nóng này kinh doanh theo phương thức hiện đại vói những khách sạn, những nhà hàng với những trang thiết bị phong phú và hiện đại. Khách không cần phải tốn thời gian đi đến những suối nước nóng xa xôi mà vẫn có thể tận hưởng cảm giác tuyệt vời của nước nóng ngay tại trung tâm thành phố. Hầu hết những người Nhật Bản đều yêu thích suối nước nóng và nước nóng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người Nhật không chỉ là về vật chất mà còn về mặt tinh thần. Những ứng dụng trong việc chữa bệnh, trồng hoa, trồng cây, nuôi rùa, sử dụng nguồn hơi nước để tạo ra một nguồn năng lượng điện vô cùng lớn, dùng để hấp những chiếc bánh thơm ngon, luộc trứng... Về tinh thần, những tác phẩm hội hoạ, văn học nổi tiếng đã đi qua nhiều thời đại, nhiều thế hệ nhưng vẫn trường tồn và có giá trị lịch sử rất lớn như những bức tranh Nishiki thời Edo, tranh phù thế Ukiyoe, những tác phẩm văn học nổi tiếng của Kawabata Yasunari như "Vũ nữ xứ
Izu", "Xứ tuyết". Mặc dù hai tác phẩm văn học này đề tài không phải nói về suối nước nóng nhưng hình ảnh suối nước nóng được miêu tả kèm theo để làm nổi bật hơn khung cảnh thiên nhiên cùng với nhân vật trong truyện. Đây là những tác phẩm mang tính văn hoá, có giá trị rất cao lưu lại cho hậu thế.
Việt Nam cũng là đất nước có suối nước nóng và người Việt Nam cũng rất yêu thích việc tắm nước nóng. Tuy hiện nay Việt Nam chưa phát hiện được nhiều nhưng trong tương lai sẽ có nhiều suối nước nóng được phát hiện hơn nữa để phục vụ nhu cầu tắm nước nóng của người Việt Nam. Việt Nam cũng đang phát triển loại hình du lịch nước nóng kết hợp với việc tham quan ngắm cảnh nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Người viết thiết nghĩ việc phát triển du lịch tham quan ngắm cảnh kết hợp