Quá trình hình thành và phát triể n

Một phần của tài liệu Đề tài GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN gửi TIẾT KIỆM TẠICHI NHÁNH NGÂN HÀNG XUẤT NHẬPKHẨU EXIMBANK ĐỒNG NAI (Trang 32)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.1.1Quá trình hình thành và phát triể n

Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

™ Tên tiếng Anh: VIETNAM EXPORT IMPORT

BANK COMMERCIAL JOINT STOCK BANK

™ Tên viết tắt: VIETNAM EXIMBANK

™ Ngày thành lập: ngày 24 tháng 05 năm 1989

Trụ sở chính: 07 Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Hoạt động theo quyết định số: 140/ CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Vốn điều lệ: 50 Tỷđồng

Thời gian hoạt động: 50 năm

Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 8.800 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 124 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình

Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và

TP.HCM. Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 750 Ngân hàng ở tại 72 quốc gia trên thế giới.

2.1.1.2 Những thành tựu đạt được

Năm 1991 và năm 1992 được Ngân hàng Nhà Nước và Bộ Tài Chính tín nhiệm giao thực hiện một phần chương trình tài trợ không hoàn lại của Thụy Điển cho các đơn vị Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu.

Năm 1993: tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ điện tử của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.

Năm 1995: Vietnam Eximbank là thành viên Hiệp hội các định chế tài trợ phát triển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ADFIAP).

Được Ngân hàng Nhà Nước chọn là Ngân hàng đầu mối tham gia chương trình

hàng đổi hàng với Indonesia theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Thương Mại Việt Nam với Phòng Thương Mại và Công Nghiệp nước cộng hòa Indonesia.

Vietnam Eximbank được chọn là 1 trong 6 Ngân hàng Việt Nam tham gia thực hiện

Dự án hiện đại hoá Ngân hàng (Bank Modernization Project) do Ngân hàng Nhà

Nước Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng Thế Giới và được hai tổ chức thẻ tín dụng lớn nhất thế giới là Master Card International và Visa International chấp nhận làm thành viên chính thức (principal member).

Năm 1997: Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế MastrerCard.

Năm 1998: Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Visa.

Năm 2003: Triển khai hệ thống thanh toán trực tuyến nội hàng toàn hệ thống.

Năm 2005: kết nối thành công hai hệ thống thanh toán thẻ nội địa Vietcombank - Eximbank.

Năm 2007: ký kết hợp tác chiến lược với 17 đối tác trong nước và các đối tác đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với ngân

hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật Bản.

Năm 2008: Phối hợp với công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) khai trương

Sàn giao dịch vàng SJC – Eximbank.

Năm 2008: Eximbank vinh dự nhận được danh hiệu “Dịch vụđược hài lòng nhất năm 2008” do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức bình chọn lấy ý kiến của hàng nghìn người tiêu dùng trên cả nước.

Năm 2008: Eximbank được Wachovia Bank N.A New York trao tặng bằng khen về Thanh toán Quốc Tế Xuất Sắc. Đây là giải thưởng nhằm ghi nhận và đánh giá cao quá trình xử lý nghiệp vụ thanh toán tự động nhanh chóng, chuẩn xác và chuyên nghiệp trong dịch vụđiện thanh toán quốc tế.[10] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1.3 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam CN Đồng Nai

Eximbank CN Đồng Nai được thành lập theo quyết định số

176/EIB/HDDQT-07 ngày 02/07/2010 của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị NH

TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.

™ Tên gọi: Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam CN Đồng Nai

™ Tên viết tắt: Eximbank – CN Đồng Nai.

™ Địa chỉ: 881, Phạm Văn Thuận, P.Tam Hiệp, TP.Biên Hòa, T.Đồng Nai. ™ Điện thoại: (061) 3915185

™ Fax: (061) 3915187

™ Website: http://www.eximbank.com.vn

Tại tỉnh Đồng Nai, ngày 24/07/2007 Eximbank Chi nhánh Đồng Nai chính

thức đi vào hoạt động và cho đến thời điểm hiện tại đã có 05 Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh mở rộng quy mô hoạt động và chăm sóc khách hàng trong tỉnh

Đồng Nai và các tỉnh thành lân cận. Số lượng nhân viên toàn Chi nhánh khoảng 100 người đa số là nhân viên trẻ, đầy nhiệt huyết nên trong thời gian tới với những có gắng và nổ lực hết mình của cả tập thể, Eximbank Đồng Nai sẽ phát triển mạnh mẽ và bền vững.[7]

Cũng như các ngân hàng thương mại khác, ngân hàng Eximbank chi nhánh

Đồng Nai cũng kinh doanh trong các lĩnh vực:

Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.

Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).

Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.

Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB... thanh toán qua mạng bằng Thẻ.

Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.

Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh

toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...)

Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ Dịch vụđa dạng vềĐịa ốc; Home-Banking; Telephone-Banking.

Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách.[10]

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động và tình hình nhân sự của ngân hàng Eximbank CN Đồng Nai

2.1.2.1 Mô hình tổ chức

Để phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay và nâng cao hiệu quả kinh

doanh, Ngân hàng Eximbank chi nhánh Đồng Nai không ngừng hoàn thiện công tác

tổ chức bộ máy quản lý của mình ngày càng tốt hơn. Hiện nay Chi nhánh có các phòng ban được lắp đặt theo sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý sau:

(Nguồn: phòng hành chính của ngân hàng Eximbank)[8] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Ngân Hàng Eximbank chi nhánh Đồng Nai

Giám Đốc Ngân Hàng Phó Giám Đốc Ngân Hàng Phòng Hành Chính Tổ Chức Phòng Khách Hàng Cá Nhân Phòng Dịch Vụ Khách Hàng Phòng Ngân Quỹ Phòng Khách Hàng Doanh Ngiệp 5 PGD Trực Thuộc

2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban giám đốc và của các Phòng ban Giám đốc:

Chỉ đạo, điều hành về mọi hoạt động của Ngân Hàng Eximbank CN Đồng Nai

Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về kết quả hoạt động

kinh doanh của CN

Phó giám đốc:

Hổ trợ giám đốc thực hiện một số hoạt động mà giám đốc phân công Điều hành một số phòng ban nhất định

Chuẩn bị xây dựng và quyết định các chương trình để nhằm đưa hoạt động của CN hiệu quả hơn

Phòng Khách Hàng Cá Nhân:

Thực hiện chức năng huy động vốn và cho vay đối với khách hàng là Cá

nhân

Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp:

Thực hiện chức năng huy động vốn và cho vay đối với khách hàng là Doanh Nghiệp

Phòng dịch vụ khách hàng:

Thực hiện các nhiệm vụ tư vấn tiếp xúc, tư vấn cho khách hàng về các nhiệm vụ của ngân hàng, thực hiện các hoạt động chủ yếu của ngân hàng…

Phòng Ngân Quỹ:

Là nơi thực hiện việc thu chi tiền mặt trên cơ sở có chứng từ phát sinh

Đảm bảo thực hiện chính xác, kịp thời đúng chế độ kho quỹ, công tác tiết kiệm hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Bảo quản tiền mặt, các giấy tờ, chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp

Phó giám đốc 5 PGD trực thuộc:

Hổ trợ giám đốc thực hiện một số hoạt động mà giám đốc phân công … điều hành một số phòng ban nhất định

Chuẩn bị xây dựng và quyết định các chương trình để nhằm đưa hoạt động của CN hiệu quả hơn

Phòng Hành Chính Tổ Chức:

Thực hiện công tác hành chính như lưu trữ hồ sơ, lễ tân, đảm bảo thông tin liên lạc, lưu chuyển văn thư, ngoài ra còn là bộ phận thực hiện các chếđộ lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng và kỷ luật… các hoạt động CN.[8]

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Đồng Nai 2.1.3.1 Tình hình huy động vốn 2.1.3.1 Tình hình huy động vốn

Do ảnh hưởng của năm 2008 là một năm đầy sóng gió đối với ngành tài chính – ngân hàng khi mà lãi suất, tỷ giá ngoại tệ và vàng có nhiều biến động đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình huy động vốn của các ngân hàng. Nên 2009 tình hình uy động vốn gặp không ít khó khăn đối với ngành Ngân hàng Việt Nam nói chung, trong đó không ngoại trừ Eximbank. Để thích ứng với thị trường, Ngân hàng đã sử dụng đồng bộ và linh hoạt nhiều biện pháp, chính sách phù hợp với diễn biến thị trường từng giai đoạn. Từđó, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đến thời điểm hiện nay vẫn giữđược sựổn định và tăng trưởng khá so với đầu năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng huy động bình quân chung của toàn ngành.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn năm 2009 - 2010 (ĐVT: triệu đồng) Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền TT(%) Số Tiền TT(%) Số Tiền TL(%) Tiền gửi của các TCKT 162.898 26,7 220.439 20,46 57.541 35,32 Tiền gửi của cá nhân 447.039 73,3 856.850 79,54 409.811 91,67 Tổng vốn huy động 609.937 100 1.077.28 9 100 467.352 76,62

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010)[4]

Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy tổng nguồn vốn năm 2010 tăng hơn so với năm 2009, năm 2009 đạt được 609.937 triệu đồng, còn năm 2010 đạt được 1.077.289 triệu đồng tăng 467.352 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 76,62% so với năm 2009. Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Huy động vốn từ các TCKT trong năm 2010 là 220.439 triệu đồng, tăng 57.541 triệu đồng so với năm 2009 với tỷ lệ là 35,32%. Nguồn tiền này chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tiền gửi khách hàng cá nhân là do có lạm phát xảy ra làm biến động thị trường giá cả, làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Huy động từ dân cư trong năm 2010 là 856.850 triệu đồng, tăng 409.811 triệu đồng so với năm 2009 với tỷ lệ là 91,67%. Đạt được kết quả này là do Ngân hàng có nhiều loại hình thu hút tiền gửi từ dân cư như: tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang rất linh hoạt, thuận tiện nhiều hơn trong việc rút tiền của khách hàng và thời gian gửi tiền càng lâu thì tương ứng với mức lãi suất càng cao vì thếđược nhiều khách hàng ưa chuộng. Ngoài ra, Ngân hàng đã ứng dụng linh hoạt công cụ lãi suất huy động, thường xuyên theo dõi diễn biến của thị trường để có sựđiều chỉnh lãi suất phù hợp nên nguồn vốn huy động từ dân cư tăng lên.

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010)[4]

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh

Qua biểu đồ 2.1 ta thấy nguồn tiền gửi TCKT năm 2009 là 162.898 triệu đồng, sang năm 2010 nguồn tiền này đã tăng lên 220.439 triệu đồng.

Tiền gửi cá nhân năm 2009 là 447.039 triệu đồng, sang năm 2010 đã tăng lên 856.850 triệu đồng.

Như vậy có thể thấy qua 2 năm nguồn vốn mà ngân hàng huy động được đều tăng. Mặc dù nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng không nhiều nhưng đây là sự nổ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên phòng dịch vụ khách hàng tại ngân hàng.

2.1.3.2 Tình hình hoạt động tín dụng

Năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước suy giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán tụt dốc… đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Sang năm 2009 Ngân hàng một mặt chủđộng hạn chế tín dụng đối với một số lĩnh vực có nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán… để đảm bảo an toàn cho

hoạt động kinh doanh, mặt khác tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn thông qua các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, tập trung đẩy mạnh tín dụng vào các ngành nghề hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng đã chậm lại nhưng vẫn giữđược mức tăng trưởng ổn định.

Bảng 2.2: Tình hình chung về hoạt động tín dụng qua 2 năm 2009 - 2010

(ĐVT: triệu đồng) Chênh lệch Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Số tiền TL (%) Tổng dư nợ cho vay 465.916 1.040.996 575.080 123,4 Tổng dư nợ quá hạn 2.941 2.927 -14 -0,48 Tỷ lệ dư nợ quá hạn(%) 0,63 0,28 - -0,35

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010)[4]

Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy tổng dư nợ cho vay năm 2009 là 465.916 triệu đồng nhưng sang 2010 dư nợ vay của Ngân hàng đã có bước tiến mạnh mẽ khi đạt số dư 1.040.996 triệu đồng, tăng 123,4% so với năm 2009, chủ yếu do tình hình kinh tế trong năm 2010 đã dần bước vào giai đoạn phục hồi, đặc biệt là tác động của những gói kích cầu của Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại.

Về dư nợ quá hạn: năm 2010 dư nợ quá hạn giảm so với năm 2009. Năm 2009, dư nợ quá hạn của chi nhánh là 2.941triệu đồng nhưng đến cuối năm 2010, dư nợ quá hạn chỉ còn là 2.927 triệu đồng. Sở dĩ dư nợ quá hạn của chi nhánh năm 2010 giảm xuống là do trong năm qua, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam cũng dần đi vào ổn định, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng nhưđời sống dân cư khá hơn. Chính điều này đã làm cho hoạt động thu nợ của chi nhánh gặp nhiều thuận lợi hơn, do đó dư nợ quá hạn của chi nhánh cũng giảm xuống.

2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Đồng Nai qua 2 năm 2009 - 2010

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2009 - 2010

(ĐVT: triệu đồng)

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL(%) 1.Tổng thu nhập 88.751 100 127.453 100 38.702 43,61

Thu lãi cho vay 53.403 60,17 104.750 82,19 51.347 96,15 Thu lãi tiền gửi đầu tư 29.837 33,62 14.714 11,54 -15.123 -50,69 Thu phí dịch vụ ngân hàng 2.319 2,61 9.982 7,83 7.663 330,4 Lãi gộp KD ngoại tệ và vàng 3.191 3,6 -2.201 -1,73 -5.392 -168,9 Thu khác 2 0 208 0,16 - - 2.Tổng chi phí 73.826 100 102.934 100 29.108 39,43

Chi trả lãi huy

động 60.378 81,78 84.564 82,15 24.186 40,06 Chi dịch vụ ngân hàng 161 0,22 225 0,22 64 39,75 Chi phí quản lý chung 13.286 18 18.145 17,63 4.859 36,57 Chi khác - - 0,5 0 0,5 - Lợi nhuận 14.926 24.519 9.593 64,27

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010)[4]

Qua bảng số liệu 2.3 chúng ta dễ dàng nhận biết thấy được hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đều có sự tăng trưởng qua các năm và cả hai năm đều có lãi. Cụ thể trong năm 2009 đạt lợi nhuận là 14.926 triệu đồng, sang năm 2010 lợi nhuận

Một phần của tài liệu Đề tài GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN gửi TIẾT KIỆM TẠICHI NHÁNH NGÂN HÀNG XUẤT NHẬPKHẨU EXIMBANK ĐỒNG NAI (Trang 32)