Chính sách thu hút khách hàng

Một phần của tài liệu Đề tài GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN gửi TIẾT KIỆM TẠICHI NHÁNH NGÂN HÀNG XUẤT NHẬPKHẨU EXIMBANK ĐỒNG NAI (Trang 67)

7. Kết cấu của đề tài

2.4.3.2 Chính sách thu hút khách hàng

Ngân hàng tăng cường chính sách ưu đãi cũng như có các dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi họđến giao dịch với ngân hàng. Hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn, ngòai sự cạnh tranh bằng công cụ lãi suất ra các ngân hàng sẽ dùng chính sách ưu đãi khách hàng để dành khách hàng về mình.

2.4.3.3 Thiết lập mối quan hệ với khách hàng

Chưa có sự chủ động giao dịch giữa ngân hàng với công chúng, ngân hàng

thiếu một lực lượng chuyên đảm trách công việc tư vấn truyền thông về ngân hàng đến với công chúng, vì thế mà ngân hàng vẫn chưa khai thác một cách triệt để nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư.

2.4.3.4 Nguồn vốn huy động ngoại tệ thấp

Tỷ lệ nguồn vốn huy động ngoại tệ còn thấp so với tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh, do đó gây khó khăn cho chi nhánh trong việc đẩy mạnh cho vay ngoại tệ tài trợ nhập khẩu.

2.4.4 Những thuận lợi và khó khăn trong việc huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng

2.4.4.1 Thuận lợi

Nhân lực: đội ngũ lãnh đạo chủ chốt trong HĐQT và Ban điều hành đều là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản trị ngân hàng nói chung và các nghiệp vụ chủ yếu của Eximbank, có kinh nghiệm khắc phục khó khăn và

vượt qua khủng hoảng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt huyết, được đào tạo bài bản, có trình độ nghiệp vụ tốt, thái độ phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp.

Chính sách: chính sách khách hàng linh hoạt.

Thương hiệu: là NHTMCP đầu tiên tại Việt Nam và là Ngân hàng có

danh tiếng trong số các NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam.Thương hiệu

Eximbank tạo lợi thế lớn cho Ngân hàng trong các hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước.

Ngân hàng đã thực hiện mua bảo hiểm tiền gửi, điều này tạo cho người gửi tiền hoàn toàn yên tâm cho khoản tiền gửi của mình vào ngân hàng. Với việc mua bảo hiểm như vậy thì ngân hàng có thể yên tâm mà hoạt động vì muốn nguồn vốn mình huy động được sẽ được bảo đảm hơn, nếu có vấn đề gì xảy ra thì ngân hàng cũng có công ty bảo hiểm san sẻ rủi ro và ngân hàng có khả năng để hoàn trả lại cho người gửi mà không phải sợ mất uy tín của mình.

2.4.4.2 Khó khăn

+ Đối thủ cạnh tranh: cùng với tiến trình mở cửa của lĩnh vực tài chính - tiền tệ, Eximbank sẽ chịu sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ phía các ngân hàng nước ngoài có nhiều lợi thế về vốn và công nghệ. Bên cạnh đó trên địa bàn thành phố có không ít những ngân hàng thương mại cùng tồn tại vì thế làm cho thị phần tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng ngày càng giảm đi vì phải san sẻ cho các ngân

hàng khác.Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng đã tạo cho chi nhánh

Eximbank Đồng Nai không ít những khó khăn trong hoạt động huy động vốn kinh doanh của ngân hàng.

+ Sản phẩm dịch vụ thay thế: sự phát triển của thị trường vốn sẽ là nhân tố tiềm tàng ảnh hưởng tới nhu cầu của các cá nhân và tổ chức về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

+ Thị hiếu của người dân: Hiện nay không chỉ trên địa bàn thành phố mà hầu như người dân ở nhiều nơi khác vẫn còn suy nghĩ để tiền ở nhà cất thì an toàn hơn

đem đến gửi tại ngân hàng. Một bộ phận lớn người dân vẫn có cái nhìn không mấy thiện cảm đối với các ngân hàng vì thế mà để thay đổi cách nhìn về ngân hàng theo hướng tích cực là một việc làm tương đối khó khăn cho ngân hàng.

KT LUN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận trong chương 1 thì chương 2 đi sâu vào phân tích thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh ngân hàng Eximbank Đồng Nai như sau:

- Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh ngân hàng Eximbank Đồng

Nai.

- Thực trạng huy động tiên gửi tiết kiệm của chi nhánh ngân hàng Eximbank Đồng Nai bằng phương pháp phân tích, so sánh và vẽ biểu đồ.

- Đi sâu nghiên cứu hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm bằng cách tiến hành khảo sát thực tế, từđó nắm rõ hơn nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng.

Qua đó, thấy được những kết quảđạt được và những hạn chế từđó tìm ra các giải pháp giúp Ngân hàng hoàn thiện hơn nghiệp vụ huy động tiền gửi của mình trong chương 3.

CHƯƠNG 3 :MT S GII PHÁP NÂNG CAO KH NĂNG HUY ĐỘNG NGUN TIN GI TIT KIM TI CHI

NHÁNH NGÂN HÀNG EXIMBANK ĐỒNG NAI

3.1 Phương hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới 3.1.1 Phương hướng chung

Ngân hàng Eximbank Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển năm 2011

với mục tiêu xây dựng Ngân hàng Eximbank Việt Nam thành một NHTMCP chủ

lực và hiện đại, hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, an toàn, bền vững, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, mở rộng và phát triển các kỹ thuật, nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, chất lượng nguồn nhân lực và quản trị ngân hàng đạt mức tiên tiến, có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ tại Việt Nam. Với phương châm hành động: phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả. Cạnh tranh bằng những sản phẩm/dịch vụ tiện ích vượt trội, mang nét đặc thù của Eximbank “Biến lợi thế về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, danh tiếng của Eximbank thành cơ hội để tăng nhanh quy mô thành lợi thế cạnh tranh; biến thách thức, cạnh tranh thành động lực phát triển”.

Cũng với định hướng đó Ngân hàng Eximbank chi nhánh Đồng Nai đã đề ra những phương hướng chung cho chi nhánh ngân hàng như sau:

Tiếp tục thực hiện chiến lược tập trung và khác biệt hóa trên từng lĩnh vực cốt yếu của hoạt động ngân hàng thương mại (ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buôn – tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, vàng và kinh doanh vốn), từng bước xâm nhập nhanh, có chọn lọc vào lĩnh vực ngân hàng đầu tư và tài trợ dự án; đồng thời phát triển nhanh các dịch vụ tài chính.

- Chiến lược tập trung thể hiện bằng nỗ lực vào từng phân khúc thị trường theo tiêu thức vùng địa lý, mạng phân phối, nhóm khách hàng riêng biệt trên từng khu vực thị trường.

- Chiến lược khác biệt thể hiện bằng sự khác biệt, vượt trội của Eximbank trong việc lựa chọn phát triển sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mang tính chiến lược, then chốt, mang tính cạnh tranh nhằm tạo đòn bẩy mở rộng thị phần trong nước, từng bước vươn ra thị trường quốc tế.

Thực hiện và đạt mục tiêu dựa trên nền tảng cốt lõi (tam giác chiến lược): năng lực tài chính – nhân lực – và công nghệ.

Tiếp tục duy trì tốc độ và chú trọng hơn nữa chất lượng phát triển mạng lưới giao dịch và đa dạng hóa kênh phân phối để nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần và thị trường. Song song với việc đa dạng hoá sản phẩm được xác định là điểm cốt lõi, là mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân và ngân hàng cho doanh nghiệp, tập trung vào các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội so với các sản phẩm trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh.

Từng bước mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, để từng bước thâm nhập và cạnh tranh cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên thị trường khu vực ASEAN và quốc tế.

Tăng cường công tác marketing, trong đó chú trọng hoạt động PR, tiếp tục hoàn thành chiến lược tổng thể về hoạt động marketing và PR, thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng, quan hệ với nhà đầu tư (cổđông), công bố thông tin và kịp thời ứng phó với những thông tin thất thiệt có thể gây hiểu nhầm cho nhà đầu tư và ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu Eximbank.[3]

3.1.2 Phương hướng của ngân hàng về huy động tiền gửi tiết kiệm

- Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn đối với khách hàng tổ chức kinh tế và dân cư. Cơ cấu danh mục tài sản Nợ một cách hợp lý nhằm sử dụng vốn có hiệu quả và chú trọng đến quản trị thanh khoản của Ngân hàng.

- Đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới nhằm mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường chất lượng của các phòng giao dịch.

- Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nguồn tiền gửi tiết kiệm và sử dụng nguồn vốn này cung ứng cho nguồn vốn đầu tư, cho vay các thành phần kinh tế trên cơ sởđạt hiệu quả cao đảm bảo an toàn tín dụng.[6]

3.1.3 Một số chỉ tiêu kế hoạch hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam CN Đồng Nai năm 2011

Vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cưđạt 2.000 tỷ đồng tương đương tăng 46% so với cuối năm 2010. Trong đó:

+ Vốn huy động doanh nghiệp là 500 tỷđồng tương đương tăng 56% so với cuối năm 2010.

+ Vốn huy động cá nhân là 1.500 tỷđồng tương đương tăng 43% so với cuối năm 2010. Dư nợ tín dụng tổ chức kinh tế và dân cư đạt 2.695 tỷ đồng tăng 61% so với cuối năm 2010. Trong đó: + Dư nợ tín dụng doanh nghiệp là 1.800 tỷ đồng tăng 41% so với cuối năm 2010. + Dư nợ tín dụng cá nhân là 895 tỷđồng tăng 78% so với cuối năm 2010. Doanh số thanh toán quốc tế đạt 185.9 triệu USD tăng 33% so với cuối năm 2010.

Lợi nhuận trước thuếđạt 50 tỷđồng tăng 51% so với năm 2010.[6]

3.2 Một số giải pháp tăng cường công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh

3.2.1 Không ngừng phát huy uy tín của ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

Trải qua một thời gian dài hoạt động, danh tiếng và uy tín của ngân hàng cũng được nhiều người biết đến. Tuy nhiên ngân hàng cần phải phát huy hơn nữa uy tín của mình. Có như vậy thì khách hàng mới tin tưởng mà gửi tiền tại ngân hàng.

Thông thường người gửi tiền có quyền lựa chọn nơi gửi tiền mà họ cho là an toàn nhất, cán bộ Ngân hàng có thái độ phục vụ văn minh lịch sự, sẵn sàng hướng dẫn cho họ hình thức tiết kiệm có lợi nhất. Do đó ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, thực hiện tốt chăm sóc khách hàng chiến lược, khách hàng tiềm năng, cụ thể:

Nhân viên luôn có thái độ thân thiện, lịch thiệp, thực hiện công việc hướng dẫn khách hàng chu đáo, xử lý công việc với tốc độ nhanh nhưng thật chính xác, luôn tạo sự tin tưởng tuyệt đối cho khách hàng.

Nhân viên phải tạo cho khách hàng một tâm lý thoải mái và thỏa mãn khi bước chân đến gửi tiền, đáp ứng những yêu cầu tìm hiểu về việc gửi tiền mà khách hàng cần biết.

Nhân viên cùng với khách hàng chia sẻ những vấn đề thường gặp trong quá trình tư vấn, hướng dẫn các dịch vụ gửi tiết kiệm, tiếp thu ý kiến đóng góp để cải tiến, đem đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

3.2.2 Tiếp tục đẩy mạnh công tác marketing

Công tác marketing là một trong những công việc chiếm phần quan trọng của bất kì một ngân hàng nào. Khách hàng có biết về ngân hàng hay không là còn tuỳ thuộc vào sự truyền thông về ngân hàng đến với công chúng. Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác marketing lên, cụ thể:

Tài trợ cho một hoạt động xã hội nào đó. Qua đó hình ảnh của ngân hàng sẽ được biết đến, ngân hàng có cơ hội xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng với chi phí thấp nhất.

Tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng giao tiếp, quảng bá thương hiệu tích cực tuyên truyền mở rộng các tiện ích, sản phẩm dịch vụ mới thông qua các trang báo điện tử có uy tín như tintucvietnam, vietnamnet…

Định kì nên có sự điều tra những nhận định từ công chúng về những hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng trong đợt huy động qua. Để từ những

thông tin phản hồi từ khách hàng mà ngân hàng rút ra những kinh nghiệm cho những đợt huy động tiền gửi tiết kiệm tiếp theo.

Tăng cường công tác marketing thông qua duy trì, phát triển quan hệ khách hàng như việc ngân hàng thường xuyên tổ chức hội nghị tri ân khách hàng, để tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

3.2.3 Thực hiện chính sách ưu đãi đối với khách hàng

Nguồn vốn của ngân hàng phần lớn đến từ tiền gửi của người dân. Thế nên, để duy trì nó, ngân hàng phải đưa ra các chính sách ưu đãi, nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút tiền gửi dân cư như:

- Tướng ứng với mỗi mức tiền gửi mà khách hàng gửi tại ngân hàng sẽ nhận được những phần quà tương xứng như tặng tiền mặt, cộng thưởng lãi suất, được miễn phí làm thẻ ATM tại ngân hàng, hay một chuyến du lịch Châu Âu dành cho hai người…ngoài ra còn có các chương trình khác như tiết kiệm dự thưởng, cào trúng thưởng nhà, ô tô…

- Hàng năm vào các ngày sinh nhật hay lễ lớn ngân hàng có thể gửi điện hoa tới chúc mừng với khách hàng truyền thống của mình, như vậy sẽ tạo cảm giác thân thiện hơn giữa khách hàng với ngân hàng.

3.2.4 Tăng cường đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng

Đội ngũ nhân viên của Ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Việc quán triệt đạo đức nghề nghiệp, đào tạo và đào tạo lại cán bộ phải được quan tâm thường xuyên. Phân công công việc hợp lý, công bằng, phù hợp với từng bộ phận nghiệp vụ. Việc tuyển dụng cán bộđược thực hiện công khai, minh bạch, đúng hướng dẫn của Ngân hàng cấp trên và phù hợp với nhu cầu thực tế. Công tác thi đua khen thưởng được đẩy mạnh thường xuyên, coi đây là nhân tố quan trọng để hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụđề ra.

Định kỳ, chi nhánh nên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý vốn, nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm

Nâng cao nhận thức và năng lực trình độ, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện các vi phạm từđó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Tuân thủ và chấp hành Luật Khiếu nại tố cáo, thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết kịp thời các đơn thư.

Bên cạnh đó các nhân viên phòng tiền gửi dân cư không ngừng học hỏi, hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ của mình để có được sự nhanh nhẹn trong tác phong làm việc. Luôn biết lắng nghe khách hàng khi họ trình bày ý kiến của mình, không được có thái độ nóng nảy cũng như xem thường khách hàng.

3.2.5 Cải tiến và đổi mới công nghệ ngân hàng

Việc thúc đẩy sự phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật (trang bị máy móc thiết bị, hệ thống mạng...) và ứng dụng công nghệ kinh doanh hiện đại, là quá trình có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng; là điều kiện để triển khai thực hiện các hoạt động dịch vụ, và cung ứng các sản phẩm tiện ích cho khách hàng.

Tăng cường đầu tư, phát triển hệ thống các kênh giao dịch và thanh toán mà

ngân hàng đã triển khai: ATM, Telephone Banking, Home Banking, dịch vụ thanh

toán bằng điện thoại di động… giúp cho khách hàng có thểđăng ký sử dụng dịch vụ mới, thực hiện tra cứu thông tin cá nhân đến kiểm tra số dư tài khoản một cách dễ dàng, đồng thời hệ thống giao dịch này phải được xây dưng trên cơ sở bảo mật, an toàn.

Có chiến lược đầu tư và cập nhật công nghệ, máy móc tiên tiến, hiện đại sao cho phù hợp với thực tiễn của ngành, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến

Một phần của tài liệu Đề tài GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN gửi TIẾT KIỆM TẠICHI NHÁNH NGÂN HÀNG XUẤT NHẬPKHẨU EXIMBANK ĐỒNG NAI (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)