Tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Đề tài GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN gửi TIẾT KIỆM TẠICHI NHÁNH NGÂN HÀNG XUẤT NHẬPKHẨU EXIMBANK ĐỒNG NAI (Trang 38)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Đồng Nai

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn

Do ảnh hưởng của năm 2008 là một năm đầy sóng gió đối với ngành tài chính – ngân hàng khi mà lãi suất, tỷ giá ngoại tệ và vàng có nhiều biến động đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình huy động vốn của các ngân hàng. Nên 2009 tình hình uy động vốn gặp không ít khó khăn đối với ngành Ngân hàng Việt Nam nói chung, trong đó không ngoại trừ Eximbank. Để thích ứng với thị trường, Ngân hàng đã sử dụng đồng bộ và linh hoạt nhiều biện pháp, chính sách phù hợp với diễn biến thị trường từng giai đoạn. Từđó, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đến thời điểm hiện nay vẫn giữđược sựổn định và tăng trưởng khá so với đầu năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng huy động bình quân chung của toàn ngành.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn năm 2009 - 2010 (ĐVT: triệu đồng) Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền TT(%) Số Tiền TT(%) Số Tiền TL(%) Tiền gửi của các TCKT 162.898 26,7 220.439 20,46 57.541 35,32 Tiền gửi của cá nhân 447.039 73,3 856.850 79,54 409.811 91,67 Tổng vốn huy động 609.937 100 1.077.28 9 100 467.352 76,62

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010)[4]

Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy tổng nguồn vốn năm 2010 tăng hơn so với năm 2009, năm 2009 đạt được 609.937 triệu đồng, còn năm 2010 đạt được 1.077.289 triệu đồng tăng 467.352 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 76,62% so với năm 2009. Trong đó:

- Huy động vốn từ các TCKT trong năm 2010 là 220.439 triệu đồng, tăng 57.541 triệu đồng so với năm 2009 với tỷ lệ là 35,32%. Nguồn tiền này chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tiền gửi khách hàng cá nhân là do có lạm phát xảy ra làm biến động thị trường giá cả, làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Huy động từ dân cư trong năm 2010 là 856.850 triệu đồng, tăng 409.811 triệu đồng so với năm 2009 với tỷ lệ là 91,67%. Đạt được kết quả này là do Ngân hàng có nhiều loại hình thu hút tiền gửi từ dân cư như: tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang rất linh hoạt, thuận tiện nhiều hơn trong việc rút tiền của khách hàng và thời gian gửi tiền càng lâu thì tương ứng với mức lãi suất càng cao vì thếđược nhiều khách hàng ưa chuộng. Ngoài ra, Ngân hàng đã ứng dụng linh hoạt công cụ lãi suất huy động, thường xuyên theo dõi diễn biến của thị trường để có sựđiều chỉnh lãi suất phù hợp nên nguồn vốn huy động từ dân cư tăng lên.

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010)[4]

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh

Qua biểu đồ 2.1 ta thấy nguồn tiền gửi TCKT năm 2009 là 162.898 triệu đồng, sang năm 2010 nguồn tiền này đã tăng lên 220.439 triệu đồng.

Tiền gửi cá nhân năm 2009 là 447.039 triệu đồng, sang năm 2010 đã tăng lên 856.850 triệu đồng.

Như vậy có thể thấy qua 2 năm nguồn vốn mà ngân hàng huy động được đều tăng. Mặc dù nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng không nhiều nhưng đây là sự nổ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên phòng dịch vụ khách hàng tại ngân hàng.

2.1.3.2 Tình hình hoạt động tín dụng

Năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước suy giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán tụt dốc… đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Sang năm 2009 Ngân hàng một mặt chủđộng hạn chế tín dụng đối với một số lĩnh vực có nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán… để đảm bảo an toàn cho

hoạt động kinh doanh, mặt khác tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn thông qua các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, tập trung đẩy mạnh tín dụng vào các ngành nghề hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng đã chậm lại nhưng vẫn giữđược mức tăng trưởng ổn định.

Bảng 2.2: Tình hình chung về hoạt động tín dụng qua 2 năm 2009 - 2010

(ĐVT: triệu đồng) Chênh lệch Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Số tiền TL (%) Tổng dư nợ cho vay 465.916 1.040.996 575.080 123,4 Tổng dư nợ quá hạn 2.941 2.927 -14 -0,48 Tỷ lệ dư nợ quá hạn(%) 0,63 0,28 - -0,35

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010)[4]

Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy tổng dư nợ cho vay năm 2009 là 465.916 triệu đồng nhưng sang 2010 dư nợ vay của Ngân hàng đã có bước tiến mạnh mẽ khi đạt số dư 1.040.996 triệu đồng, tăng 123,4% so với năm 2009, chủ yếu do tình hình kinh tế trong năm 2010 đã dần bước vào giai đoạn phục hồi, đặc biệt là tác động của những gói kích cầu của Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại.

Về dư nợ quá hạn: năm 2010 dư nợ quá hạn giảm so với năm 2009. Năm 2009, dư nợ quá hạn của chi nhánh là 2.941triệu đồng nhưng đến cuối năm 2010, dư nợ quá hạn chỉ còn là 2.927 triệu đồng. Sở dĩ dư nợ quá hạn của chi nhánh năm 2010 giảm xuống là do trong năm qua, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam cũng dần đi vào ổn định, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng nhưđời sống dân cư khá hơn. Chính điều này đã làm cho hoạt động thu nợ của chi nhánh gặp nhiều thuận lợi hơn, do đó dư nợ quá hạn của chi nhánh cũng giảm xuống.

2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Đồng Nai qua 2 năm 2009 - 2010

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2009 - 2010

(ĐVT: triệu đồng)

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL(%) 1.Tổng thu nhập 88.751 100 127.453 100 38.702 43,61

Thu lãi cho vay 53.403 60,17 104.750 82,19 51.347 96,15 Thu lãi tiền gửi đầu tư 29.837 33,62 14.714 11,54 -15.123 -50,69 Thu phí dịch vụ ngân hàng 2.319 2,61 9.982 7,83 7.663 330,4 Lãi gộp KD ngoại tệ và vàng 3.191 3,6 -2.201 -1,73 -5.392 -168,9 Thu khác 2 0 208 0,16 - - 2.Tổng chi phí 73.826 100 102.934 100 29.108 39,43

Chi trả lãi huy

động 60.378 81,78 84.564 82,15 24.186 40,06 Chi dịch vụ ngân hàng 161 0,22 225 0,22 64 39,75 Chi phí quản lý chung 13.286 18 18.145 17,63 4.859 36,57 Chi khác - - 0,5 0 0,5 - Lợi nhuận 14.926 24.519 9.593 64,27

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2009, 2010)[4]

Qua bảng số liệu 2.3 chúng ta dễ dàng nhận biết thấy được hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đều có sự tăng trưởng qua các năm và cả hai năm đều có lãi. Cụ thể trong năm 2009 đạt lợi nhuận là 14.926 triệu đồng, sang năm 2010 lợi nhuận đạt 24.519 triệu đồng tăng hơn so với năm 2009 là 9.593 triệu đồng với tỷ lệ là 64,27%.

Về tổng thu: Trong năm 2010 tổng thu nhập là 127.453 triệu đồng tăng hơn so với năm 2009 là 38.702 triệu đồng với tốc độ tăng là 43,61%. Trong đó nguồn thu nhập chủ yếu là thu lãi cho vay, trong năm 2010 nguồn thu này là 104.750 triệu đồng chiếm 82,19% tổng thu nhập và tăng hơn so với năm 2009 với tốc độ tăng là 96,15% tương đương 51.347 triệu đồng. Nguồn thu nhập từ thu phí dịch vụ ngân

hàng của năm 2010 cũng tăng lên 330,4% so với năm 2009. Tuy nhiên nguồn thu lãi tiền gửi đầu tư và kinh doanh ngoại tệ, vàng trong năm 2010 có giảm so với năm 2009 cụ thể là thu lãi tiền gửi đầu tư giảm 50,69%, kinh doanh ngoại tệ và vàng giảm 168,9%, nguyên nhân là do trong điều kiện mật độ Ngân hàng dày đặc, áp lực cạnh tranh gay gắt. Với hoạt động kinh doanh ngày càng có lãi là điều kiện để Ngân hàng tăng quỹ thu nhập và các khoản chi có lợi khác cho cán bộ công nhân viên Ngân hàng, điều này là động lực thúc đẩy nỗ lực và phấn đấu hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên ngày càng cao. Mặt khác, điều này cũng góp phần làm tăng uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng cũng nhưđối với Ngân hàng trụ sợ chính.

Về tổng chi: Trong năm 2010 tổng chi phí là 102.934 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2009 là 29.108 triệu đồng với tốc độ tăng là 39,43%. Trong đó chi trả lãi huy động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí với 82,15%, trong năm 2010 chi phí từ nguồn này tăng hơn so với năm 2009 là 24.186 triệu đồng. Chi phí quản lý chung cũng tăng khá cao trong năm 2010 so với năm 2009 tăng 36,57%. Ngoài ra, các khoản chi khác cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn chi phí của Ngân hàng.

Có được kết quả đó là cố gắng của Ban giám đốc Ngân hàng Eximbank chi

nhánh Đồng Nai đã thực hiện chính sách năng động, vận dụng mức lãi suất linh hoạt, đa dạng hóa các hoạt động, đặc biệt khai thác hiệu quả các dịch vụ Ngân hàng, vượt qua khó khăn, hoàn thành đúng kế hoạch đề ra. Với hoạt động kinh doanh ngày càng có lãi là điều kiện để Ngân hàng tăng quỹ thu nhập và các khoản chi có lợi khác cho cán bộ nhân viên Ngân hàng, làm động lực thúc đẩy sự nỗ lực, phấn đấu của tập thể cán bộ ngày càng cao.

2.2 Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Eximbank chi nhánh Đồng Nai trong năm 2009 - 2010

Tiết kiệm là một trong những phẩm chất cao quí của người dân Việt Nam nói chung. Một khi cuộc sống đã ổn định thì họ thường nghĩđến việc tích lũy để thực hiện những ước mơ của mình từ việc trích từ tài khoản thu nhập của mình. Nơi mà

có thể giúp họ thực hiện được việc này đó chính là các ngân hàng. Với sự tin tưởng lớn này đã là một trong những nguyên nhân làm cho nguồn tiền gửi từ dân cư tại ngân hàng trong thời gian qua đạt được qui mô khá lớn.

2.2.1 Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại Eximbank Đồng Nai trong năm 2009 - 2010

™ Hình thức huy động tiết kiệm tại NH

¾ Chứng từ sử dụng (Phần phụ lục II) - Phiếu hạch toán - Phiếu nộp tiền - Lệnh chi - Bảng kê thu – VNĐ - Bảng kê chi – VNĐ ¾ Tài khoản sử dụng:

Số hiệu Tên Tài khoản

4231 Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn 433100 Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn 4232 Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn 433201 Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn dưới 12 tháng 433202 Tiền gửi tiết kiệm trả góp dưới 12 tháng 433301 Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn từ 12 tháng trở lên 433302 Tiền gửi tiết kiệm trả góp từ 12 tháng trở lên 4238 Tiền gửi tiết kiệm khác 1011 Tiền mặt VNĐ tại đơn vị 101101 Tiên mặt VNĐđã kiểm đếm 8010 Trả lãi tiền gửi 801003 Trả lãi tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi cá nhân

¾ Tóm tắt quy trình hạch toán:

(Nguồn: tác giả tìm hiểu và minh họa)

Sơ đồ 2.2: Quy trình gửi tiền vào Sổ tiết kiệm (STK)

Ngân hàng sử dụng hệ thống phần mềm quản lý kế toán KoreBank, hệ thống này được xây dựng hoàn chỉnh cho các công tác kế toán tại Ngân hàng. Việc nhập số liệu, thông tin của khách hàng và tiến hành mở sổ trên máy tính được thực hiện một cách khoa học. Điều đó giúp việc quản lý, kiểm tra được thực hiện nhanh chóng, tăng tính hiệu quả cho công việc.

(Nguồn: tác giả tìm hiểu và minh họa)

Sơ đồ 2.3: Quy trình rút tiền từ Sổ tiết kiệm (STK)

Vì sử dụng hệ thống phần mềm quản lý kế toán KoreBank nên việc kiểm tra số dư tài khoản khách hàng , thông báo số dư cũng như việc lập lệnh chi tiền được tiến hành một cách nhanh chóng, khách hàng không phải chờ lâu trong khi giao dịch.

GDV kiểm

tra thông tin KH

Nhập thông tin KH vào

hệ thống nếu chưa có Tư vấn gói DV, KM Nộp tiền vào Ngân Quỹ Nhận bảng kê từ phòng Ngân Quỹ Tiến hành mở sổ trên máy tính KSV kiểm Giao trả STK GDV kiểm tra thông tin KH Kiểm tra số dư Tài khoản KH trên máy tính

Thông báo số dư & lập lệnh chi tiền theo yêu cầu KH

Hạch toán trên máy tính KTV kiểm tra

KH nhận tiền tại

Bảng 2.4: Cơ cấu tiền gửi dân cư

(ĐVT: triệu đồng)

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Chỉ tiêu

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL(%)

1.Tiền gửi tiết kiệm 306.422 68,54 620.728 72,44 314.306 102,6

2. Phát hành giấy

tờ có giá 140.617 31,46 236.122 27,56 95.505 67.91

Tổng 447.039 100 856.850 100 409.811 91,67

(Nguồn: Báo cáo huy động vốn năm 2009, 2010)[5]

Qua bảng số liệu 2.4 cho thấy nguồn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Eximbank chi nhánh Đồng Nai chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu tiền gửi dân cư. Năm 2009 qui mô của nguồn này tại ngân hàng 306.422triệu đồng, chiếm 68,54% trong nguồn tiền gửi dân cư. Sang năm 2010 nguồn tiền này tăng 314.306 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 102,6%. Qua tỷ trọng này đã thể hiện lên phần nào được vai trò của nguồn tiền gửi này đối với việc kinh doanh của ngân hàng. Với tỷ trọng cao như thế nhưng nó không chỉ ở mức đó mà tiếp tục tăng lên với những chính sách thu hút khách hàng hơn nữa để có thể có được nguồn tiền nhàn rỗi này. Nguyên nhân tạo nên sự tăng trưởng cả về qui mô lẫn tỷ trọng của nguồn tiền gửi tiết kiệm trong thời gian qua:

- Ngân hàng đã có những bước cải tiến đáng kể trong việc cải tạo cơ sở giao dịch khang trang, đẹp đẽ. Bên cạnh đó chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, thời gian giao dịch được rút ngắn tạo được cho khách hàng một sự thoả mái khi đến giao dịch.

- Luôn theo sát diễn biến thị trường để xây dựng chính sách lãi suất huy động cạnh tranh và linh hoạt.

- Bản thân ngân hàng đã có một đội ngũ nhân viên trẻ, giỏi về nghiệp vụ cũng như giỏi về phong cách giao dịch ứng xử tốt để lại ấn tượng tốt cho khách hàng.

Về nguồn vốn huy động được từ việc phát hành giấy tờ có giá, năm 2009 nguồn vốn huy động được 140.617 triệu đồng chiếm 31,46% trong nguồn tiền gửi dân cư. Sang năm 2010 nguồn vốn này tăng 95.505 triệu đồng chiếm 27,56% trong nguồn tiền gửi dân cư. Mặc dù nguồn vốn huy động từ việc phát hành các giấy tờ có giá có tăng cao về mặt quy mô nhưng tỷ trọng của nó vẫn ở mức thấp, sở dĩ tỷ trọng của nguồn vốn này chiếm thấp là do đối với người dân thì loại này có kỳ hạn quá dài, rủi ro có thể cao đối với họ như vậy thì nó ít mang lại tiện lợi cho họ khi gửi bằng hình thức này.

(Nguồn: Báo cáo huy động vốn năm 2009, 2010)[5]

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tiền gửi dân cư tại chi nhánh

Nhìn vào vào biểu đồ 2.2 cho thấy việc huy động từ tiền gửi tiết kiệm tăng mạnh hơn so với phát hành giấy tờ có giá cụ thể:

Năm 2009 tiền gửi tiết kiệm huy động được 306.422 triệu đồng, phát hành giấy tờ có giá đạt 140.617 triệu đồng. Sang năm 2010 nguồn tiền gửi tiết kiệm đã tăng

lên đáng kể 620.728 triệu đồng, phát hành giấy tờ có giá chỉ tăng nhỉnh hơn so với năm 2009 cụ thể là đạt 236.122 triệu đồng.

2.2.2 Phân tích sự biến động tiền gửi tiết kiệm tại Eximbank Đồng Nai. 2.2.2.1 Phân tích sự biến động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn 2.2.2.1 Phân tích sự biến động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn

Nguồn tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh Eximbank Đồng Nai có hai loại gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không có kỳ hạn. Đối với loại tiền gửi có kỳ hạn thì tỷ trọng của nó rất cao nhưng tiền gửi không kỳ hạn thì tỷ trọng của nó lại rất thấp trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm.

Đối với loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì nó gồm nhiều loại, ứng với mỗi loại là một mức lãi suất khác nhau, thường kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Đối tượng của loại tiền gửi này là những người có thu nhập cao, những người hưu

Một phần của tài liệu Đề tài GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN gửi TIẾT KIỆM TẠICHI NHÁNH NGÂN HÀNG XUẤT NHẬPKHẨU EXIMBANK ĐỒNG NAI (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)