Phân tích sự biến động tiền gửi tiết kiệm tại Eximbank Đồng Nai

Một phần của tài liệu Đề tài GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN gửi TIẾT KIỆM TẠICHI NHÁNH NGÂN HÀNG XUẤT NHẬPKHẨU EXIMBANK ĐỒNG NAI (Trang 48)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.2 Phân tích sự biến động tiền gửi tiết kiệm tại Eximbank Đồng Nai

2.2.2.1 Phân tích sự biến động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn

Nguồn tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh Eximbank Đồng Nai có hai loại gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không có kỳ hạn. Đối với loại tiền gửi có kỳ hạn thì tỷ trọng của nó rất cao nhưng tiền gửi không kỳ hạn thì tỷ trọng của nó lại rất thấp trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm.

Đối với loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì nó gồm nhiều loại, ứng với mỗi loại là một mức lãi suất khác nhau, thường kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Đối tượng của loại tiền gửi này là những người có thu nhập cao, những người hưu trí là chủ yếu, còn đối tượng của loại tiền gửi không kỳ hạn là những người có những khoản tiết kiệm nhỏ và không thường xuyên. Diễn biến của nguồn tiền gửi này trong năm 2009, 2010 tại chi nhánh Eximbank Đồng Nai được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5: Diễn biến tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn

(ĐVT: triệu đồng)

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Tiền gửi tiết

kiệm Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL(%)

a.Có kỳ hạn 306.249 99,94 620.335 99,94 314.086 102,5

< 12 tháng 222.691 72,67 488.069 78,63 265.378 119,2

> 12 tháng 83.558 27,27 132.266 21,31 48.708 58,29

b. Không kỳ hạn 173 0,06 393 0,06 220 127,2

Tổng 306.422 100 620.728 100 314.306 102,6

(Nguồn: Báo cáo huy động vốn năm 2009, 2010)[5]

Qua bảng số liệu 2.5 cho thấy qui mô nguồn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng trong năm 2010 là 620.728 triệu đồng. So với năm 2009 thì nguồn tiền này đã tăng

lên 314.306 triệu đồng với tốc độ tăng là 102,6%. Sở dĩ ngân hàng đạt được tốc độ tăng trưởng về nguồn tiền gửi tiết kiệm như vậy là do sự nổ lực của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng nói chung và của phòng khách hàng cá nhân nói riêng, cụ thể : Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn:

Đối với loại này thì nó chiếm một tỷ trọng rất cao, lãi suất của loại tiền gửi này thường cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kì hạn. Trong tiền gửi tiết kiệm có kì hạn thì nó có tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn < 12 tháng và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn > 12 tháng, ứng với mỗi loại thì có một mức lãi suất tương ứng. Tính đến cuối năm 2010 thì số dư của nguồn tiền gửi này là 620.335 triệu đồng chiếm 99,94% tổng nguồn, như vậy so với năm 2009 thì đã tăng 314.086 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 102,5%. Diễn biến của nguồn tiền gửi này như sau:

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn < 12 tháng:

Năm 2009 TGTK kỳ hạn < 12 tháng là 222.691 triệu đồng chiếm 72,67% trong tổng số tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn huy động được. Đối với loại này khách hàng thường rất thích bởi vì lãi suất khá cao và hấp dẫn đối với người gửi. Và vì thế mà loại tiền gửi này có xu hướng tăng cao, năm 2010 nguồn tiền này đã tăng lên 488.069 triệu đồng chiếm 78,63%. So với năm 2009 thì nguồn tiền này đã tăng lên 265.378 triệu đồng tương ứng với 119,2%. Đây là một quá trình tăng trưởng vốn huy động rất tốt tại chi nhánh Ngân Hàng Eximbank Đồng Nai trong thời gian qua. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn > 12 tháng:

Năm 2009 ngân hàng huy động được là 83.558 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 27,27%. Sang năm 2010 nó chiếm 21,31% tương ứng với số tiền là 132.266 triệu đồng trong tổng tiền gởi có kì hạn tại ngân hàng. Như vậy so với năm 2009 nó đã tăng 58,29% tương đương với số tuyệt đối là 48.708 triệu đồng.

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:

Đối với loại tiền gửi này thì nó lại chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm mà ngân hàng huy động. Năm 2010 ngân hàng huy động

được 393 triệu đồng chiếm 0,06%. Người gửi loại này thường chủ yếu là vì mục đích an toàn hơn là lợi nhuận. Nguyên nhân làm cho khoản tiền gửi này chiếm tỷ trọng thấp trong nguồn tiền gửi tiết kiệm đó là:

Đối với loại tiền gửi này thì thường là các khoản thu nhập bất thường mà người dân có được nhưng chưa có kế hoạch sử dụng cụ thể nên không xác định được khi nào để sử dụng và họ có thể rút ra bất kì khi nào cần, nên ngân hàng không thể sử dụng nguồn này để cho vay trung và dài hạn được cho nên ngân hàng cũng ít đưa ra những chính sách thu hút nguồn tiền gởi này. Vì thế mà lãi suất của nó thường rất thấp, hiện nay thì loại tiền gửi này có mức lãi suất là 3% năm. Với lãi suất thấp như vậy thì nó đã phản ánh lên được nguyên nhân mà loại tiền này chiếm tỷ trọng thấp tại ngân hàng.

(Nguồn: Báo cáo huy động vốn năm 2009, 2010)[5]

Biểu đồ 2.3: Tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn

Qua biểu đồ 2.3 ta thấy TGTK có kỳ hạn < 12 tháng tăng cao hơn so với các loại hình tiết kiệm khác cụ thể năm 2009 là 222.691 triệu đồng sang năm 2010 nguồn tiền này tăng lên 448.069 triệu đồng. Tiếp đến là TGTK có kỳ hạn > 12 tháng năm 2009 đạt 83.558 triệu đồng sang năm 2010 tăng lên 132.266 triệu đồng. Thấp nhất

là TGTK không kỳ hạn năm 2009 chi đạt 173 triệu đồng, năm 2010 là 393 triệu đồng.

2.2.2.2 Phân tích sự biến động tiền gửi tiết kiệm theo địa bàn tại chi nhánh nhánh

Tiền gửi tiết kiệm luôn có sự biến động, ở địa phương này, vùng này thì người dân có mức thu nhập cao nhưng ở vùng khác địa phương khác thì thu nhập lại thấp. Chính vì vậy có sự cách biệt về lượng tiền gửi do đó tình hình huy động nguồn tiền gửi này cũng không giống nhau mỗi nơi. Diễn biến của nguồn tiền gửi tiết kiệm theo địa bàn tại chi nhánh Eximbank Đồng Nai như sau:

Bảng 2.6: Tiền gửi tiết kiệm theo địa bàn tại chi nhánh Eximbank Đồng Nai

(ĐVT: triệu đồng) Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL(%) a. PGD Trảng Bom 30.790 10,04 71.376 11,49 40.589 132 b. PGD Long Khánh 19.512 6,37 75.858 12,22 56.346 289 c. PGD Long Thành d. CN Đồng Nai e. PGD Tân Tiến 69.304 186.816 - 22,62 60,97 - 97.522 366.431 9.541 15,71 59,04 1,54 28.218 179.615 - 40,72 96,15 - Tổng 306.422 100 620.728 100 314.306 102,6

(Nguồn: Báo cáo huy động vốn năm 2009, 2010)[5]

Qua bảng 2.6 cho thấy nguồn tiền gửi tiết kiệm mà ngân hàng huy động tại mỗi địa bàn có một sự chênh lệch tương đối lớn và nó phụ thuộc vào mức thu nhập của từng người dân tại mỗi nơi sinh sống. Lượng tiền gửi tiết kiệm lớn nhất là tập trung tại chi nhánh Đồng Nai.

Tại chi nhánh Đồng Nai: nguồn tiền gửỉ ở đây chiếm lớn nhất cũng là một điều dễ thấy vì chi nhánh được đặt tại thành phố, nơi mà dân cư tập trung sinh sống đông

đúc, nhu cầu làm việc cũng như mức thu nhập cao hơn. Chính vì lẽ đó mà họ sẽ có cách nhìn thoáng hơn về ngân hàng so với ở các nơi dân cư sinh sống ít. Trong năm 2009 nguồn tiền tiết kiệm mà chi nhánh Eximbank Đồng Nai huy động được là 186.816 triệu đồng chiếm 60,97%. Với tỷ trọng như vậy thì cho thấy tốc độ huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh khá mạnh. Tốc độ này lại tiếp tục tăng qua các năm, trong năm 2010 thì chi nhánh huy động được là 366.431triệu đồng đạt 59,04%. Qua đây có thể nhận thấy nguồn tiền gửi này trong năm 2010 đã tăng 96,15% tương đương với số tuyệt đối là 179.615triệu đồng so với năm 2009.

Phòng giao dịch Long Thành: Năm 2009 qui mô nguồn tiền gửi này PGD huy

động được là 69.304 triệu đồng chiếm 22.62% trong tổng nguồn huy động. Sang năm 2010 qui mô nguồn tiền gửi này tiếp tục tăng lên và đạt 97.522 triệu đồng. So với năm 2009 thì nguồn tiền này đã tăng 40,72% tương đương với số tuyệt đối là 28.218 triệu đồng.

Phòng giao dịch Trảng Bom: Năm 2009 qui mô nguồn tiền gửi này PGD huy

động được là 30.790 triệu đồng chiếm 10,04% trong tổng nguồn huy động. Sang năm 2010 qui mô nguồn tiền gửi này tăng lên đáng kể và đạt 71.376 triệu đồng. So với năm 2009 thì nguồn tiền này đã tăng 132% tương đương với số tuyệt đối là 40.589 triệu đồng.

Phòng giao dịch Long Khánh: tỷ trọng của nguồn tiền gửi tiết kiệm thấp hơn nhiều so với các PGD khác. Năm 2009 nguồn tiền gửi tiết kiệm mà PGD này đã huy động được là 19.512 triệu đồng chiếm 6,37%. Nhưng với kế hoạch triển khai tốt công tác huy động tiền gửi của mình do đó mà sang năm 2010 nguồn tiền gửi tiết kiệm tại PGD này lại tiếp tục tăng lên và số dư cuối năm 2010 là 75.858 triệu đồng với tỷ trọng là 12,22%. Như vậy so với năm 2009 thì nguồn tiền gửi này đã tăng lên 289% tương ứng với số tuyệt đối là 56.346 triệu đồng đây là điều đáng mừng cho

chi nhánh Eximbank Đồng Nai.

Phòng giao dịch Tân Tiến: vì đây là phòng giao dịch mới được mở nên doanh thu ít hơn các phòng giao dịch khác, năm 2010 nguồn tiền gửi tiết kiệm PGD huy động

được là 9.541 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,54% trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm. Ngân hàng cần đưa ra những chiêu thức để thu hút khách hàng đến với PGD để doanh thu năm sau đạt cao hơn.

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 Năm 2009 Năm 2010 186.816 366.431 69.304 97.522 19.512 75.858 30.790 71.376 9.541 CNĐồ N i PGD L Thà h PGD L Khá h PGD Tả B PGD Tâ Tiế Giá trị (triệu đồng) N

(Nguồn: Báo cáo huy động vốn năm 2009, 2010)[5]

Biểu đồ 2.4: Tiền gửi tiết kiệm theo địa bàn tại chi nhánh

Qua biểu đồ 2.4 ta thấy tại chi nhánh Đồng Nai nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng cao hơn so với các phòng giao dịch khác, năm 2009 đạt 186.816 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 366.431 triệu đồng. Điều này cho thấy mức sống của người dân nơi đây khá và ổn định hơn các vùng khác nên việc huy động tiền gửi tiết kiệm cũng cao hơn.

Tại phòng giao dịch Long Thành năm 2009 huy động được 69.304 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 97.522 triệu đồng. Phòng giao dịch Long Khánh năm 2009 là 19.512 triệu đồng, sang năm 2010 tăng lên 75.858 triệu đồng. Phòng giao dịch Trảng Bom năm 2009 là 30.790 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 71.376 triệu đồng. Phòng giao dịch Tân Tiến năm 2010 huy động được 9.541 triệu đồng.

2.2.2.3 Phân tích sự biến động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền tại chi nhánh

Hiện nay không chỉ riêng chi nhánh Eximbank Đồng Nai hầu hết các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố thì đồng Việt Nam và đồng đôla Mỹ là hai đồng tiền huy động chủ yếu nhất. Tỷ trọng của hai loại tiền gửi này có một sự chênh lệch khá lớn, đồng Việt Nam vẫn là đồng tiền huy động chủ lực của ngân hàng. Ta sẽ xem xét diễn biến của hai loại tiền gửi này trong năm 2009 và năm 2010.

Bảng 2.7: Biến động nguồn tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động

(ĐVT: triệu đồng)

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Tiền gửi tiết kiệm

Số tiền TT (%) Số tiền TT(%) Số tiền TL (%)

1.Tiền gửi bằng VNĐ 252.589 82,43 530.271 85,43 277.682 109,9

2.Tiền gửi bằng ngoại

tệ (qui ra VNĐ) 53.833 17,57 90.457 14,57 36.376 67,57

Tổng 306.422 100 620.728 100 314.306 102,6

(Nguồn: Báo cáo huy động vốn năm 2009, 2010)[5]

Đối với tiền gửi bằng Việt Nam đồng:

Qua bảng 2.7 cho thấy nguồn tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ tại chi nhánh năm 2009 là 252.589 triệu đồng, chiếm 82,43% trong nguồn tiền gửi tiết kiệm. Cùng với nhu cầu vốn để đảm bảo cho sự phát triển của thành phố trong năm 2010 ngân hàng đã tăng cường công tác huy động nguồn tiền gửi bằng nội tệ, kết quả năm 2010 nguồn tiền gửi này tăng lên 109,9% về qui mô đạt 530.271triệu đồng.

Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ - chủ yếu là đồng đôla Mỹ-(qui raVNĐ):

Đối với loại tiền gửi này thì lãi suất thường thấp nên người dân cũng ít gửi. Chỉ gửi với số lượng lớn thì mới có lãi cao được, trong khi những người gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ thường là những khoản tiền được người thân ở nước ngoài gửi cho nên lượng tiền này cũng ít. Cụ thể năm 2009 qui mô của nguồn tiền gửi này tại ngân

hàng là 53.833 triệu đồng chiếm 17,57%. Để có nguồn ngoại tệ nhằm góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp này thì chi nhánh đã tăng cường thu hút nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ, vì vậy năm 2010 ngân hàng đã huy động được 90.457 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2009 là 36.376 triệu đồng.

Tóm lại, qua sự phân tích trên ta thấy nguồn vốn huy động được từ tiền gửi tiết kiệm tăng trưởng qua các năm. Đây là kết quả của sự nổ lực của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng đặc biệt là đội ngũ nhân viên phòng tiền gửi dân cư.

(Nguồn: Báo cáo huy động vốn năm 2009, 2010)[5]

Biểu đồ 2.5: Tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động

Theo biểu đồ 2.5 ta thấy nguồn tiền gửi bằng VNĐ tăng cao hơn so với ngoại tệ. Năm 2009 nguồn tiền này huy động được 252.589 triệu đồng, sang năm 2010 tăng lên đáng kể 530.271 triệu đồng. Tiền gửi bằng ngoại tệ năm 2009 chi nhánh chỉ huy động được 53.833 triệu đồng, năm 2010 là 90.457 triệu đồng.

2.3 Thực trạng đánh giá của khách hàng thông qua phiếu khảo sát. 2.3.1 Mô tả quá trình thu thập thông tin thực tế

Đối tượng khảo sát: Khách hàng cá nhân

Tổng số khách hàng khảo sát thực tế: 100 khách hàng Tổng số phiếu khảo sát phát ra: 100 phiếu

Tổng số phiếu khảo sát thu về: 85 phiếu Tỷ lệđạt được: 85%

Thời gian khảo sát: từ ngày 15/3/2011 đến 15/4/2011

Phương thức khảo sát: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp khách hàng bằng phiếu khảo sát in sẵn.

2.3.2 Phân tích về thực trạng đánh giá của khách hàng thông qua phiếu khảo sát.

Để có thể tiếp cận thực tế về nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng về dịch vụ gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng Eximbank chi nhánh Đồng Nai, em đã tiến hành điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin từ các khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, từ đó em có thểđề ra một số giải pháp nâng cao huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên những đánh giá chỉ có thểở mức độ tương đối. Sau đây là một sốđánh giá của khách hàng thông qua phiếu khảo sát:

Bảng 2.8: Mục đích khách hàng GTK Mục đích Số chọn Tỷ lệ Cất giữ an toàn 20 23.5 Hưởng lãi 31 36.5 Thanh toán 19 22.4 Khác 15 17.6 Tổng 85 100 (Nguồn: khảo sát của tác giả tháng 03/2011)

Nhìn vào bảng 2.8 ta có thể thấy mục đích gửi tiền của khách hàng nhằm vào mục đích hưởng lãi là cao nhất với số người chọn là 31 người chiếm 36.5%, kếđến là mục đích cất giữ an toàn với 20 người chọn chiếm 23.5%. Tiếp theo là dùng để thanh toán với 19 người chọn chiếm 22.4%, còn lại là mục đích khác với 15 người chọn chiếm 17.6%. Như vậy mục đích khách hàng GTK tại ngân hàng để hưởng lãi là cao nhất còn mục đích khác là thấp nhất.

Ta thấy đa số khách hàng gửi tiền tại ngân hàng là những khách hàng có độ tuổi trên 60 chiếm khoảng 23.5% [Bảng 2 - phụ lục 1], những khách hàng này thường là những người đã về hưu, muốn an dưỡng tuổi già bằng những khoản tiền lãi hàng tháng rút ra từ việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần có những chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, có như vậy mới níu giữ được khách hàng ở lại sử dụng dịch vụ của ngân hàng lâu hơn.

(Nguồn: khảo sát của tác giả tháng 03/2011)

Biểu đồ 2.6: Mục đích khách hàng GTK

Nhìn vào biểu đồ 2.6 ta có thể thấy mục đích hưởng lãi chiếm tỷ lệ cao nhất là 36.5%, kếđến là mục đích cất giữ an toàn chiếm 23.5%. Tiếp theo là dùng để thanh

toán chiếm 22.4%, còn lại là mục đích chiếm 17.6%. Như vậy mục đích khách hàng

Một phần của tài liệu Đề tài GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN gửi TIẾT KIỆM TẠICHI NHÁNH NGÂN HÀNG XUẤT NHẬPKHẨU EXIMBANK ĐỒNG NAI (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)