Kiến nghị đối với cơ quan quản lý giám sát bảo hiểm

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả quản trị khả năng thanh toán tại công ty cổ phần bảo hiểm petrolimex – pjico” (Trang 99 - 101)

. KẾT LUẬN CHƯƠNG

T ần số ỷ trọng Giá trị %% ích lũy

3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý giám sát bảo hiểm

Xây dựng cách tính nhanh hoặc cách tính cho kết quả tương đương cách tính Hệ số khả năng thanh toán dự trên Biên khả năng thanh toán như tham khảo chỉ số phá sản Z được nêu ở trên. Bởi cách tính này khá phức tạp, cần có số

liệu chi tiết về danh mục đầu tư của các cơ quan bảo hiểm. Ngoài ra trong cách tính này còn có nhiều bất cập như quy định tính giá trị tài sản hoạch toán chưa đầy đủ và cụ thể, vẫn thiếu tính mức hoạch toán đối với một số loại tài sản đầu tư.

Xây dựng tiêu chuẩn để đánh giá rủi ro trong hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm. Hiện tại Bộ Tài chính chỉ quy định danh mục đầu tư và tỷ

trọng tối đa đối với từng loại tài sản đầu tư cho công ty bảo hiểm. Theo đó các công ty bảo hiểm chỉ được phép đầu tư vào các tài sản có trong danh mục mà Bộ Tài chính đã quy định với các mức đầu tư tối đa được quy định trước. Nếu các công ty bảo hiểm có danh mục đầu tư nằm trong giới hạn cho phép thì được xem là an toàn chứ chưa xem xét đến các yếu tố rủi ro. Vì vậy cần phải xây dựng những tiêu chuẩn

để đánh giá rủi ro theo phương thức định lượng cụ thể hơn như chỉ tiêu độ lệch chuẩn về phương thức sinh lợi, chỉ tiêu đo lường rủi ro hệ thống hệ số beta β.

Ngoài ra cơ quan quản lý giám sát bảo hiểm cần phải:

+ Giám sát việc trích lập các nguồn dự phòng nghiệp vụ, biên khả

năng thanh toán, bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm;

+ Giám sát việc sử dụng các nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo đảm, vốn chủ sở hữu phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Quản lý hoạt động đầu tư, bảo đảm đầu tư của doanh nghiệp được

đang dạng, trong hạn mức theo quy định của pháp luật, định giá tài sản đầu tư thận trọng, cân đối giữa tài sản nợ và nguồn vốn của doanh nghiệp, bảo quản tài sản có của doanh nghiệp;

+ Đánh giá các chỉ tiêu tài chính, kinh tế của công ty bảo hiểm một cách thường xuyên, xây dựng chỉ tiêu cảnh báo sớm, đánh giá kịp thời tình hình tài chính của công ty bảo hiểm;

+ Nghiêm cấm cạnh tranh bất hợp pháp, gây bất ổn định thị trường. Giám sát hoạt động của công ty bảo hiểm tuân thủ các quy định về công khai hoá thông tin, cung cấp thông tin trung thực cho khách hàng, bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm nhanh chóng đầy đủ;

+ Thực hiện thanh tra định kỳ, đột xuất trên hồ sơ và thanh tra tại hiện trường của doanh nghiệp bảo hiểm, phân tích đánh giá hệ thống quản lý và giám sát của công ty bảo hiểm để từđó có thể ngăn ngừa các hành vi vi phạm;

+ Quan hệ với các cơ quan quản lý bảo hiểm nước ngoài để nghiên cứu các chuẩn mực quản lý quốc tếđể từng bước áp dụng phù hợp với trình độ phát triển của thị trường, học hỏi kinh nghiệm quản lý, trao đổi thông tin, nắm bắt diễn

biến thị trường bảo hiểm quốc tế, đặc biệt là về các thông tin có liên quan đến các Công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả quản trị khả năng thanh toán tại công ty cổ phần bảo hiểm petrolimex – pjico” (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)