2.3.1 Phương pháp xác định hàm ẩm. [7]
2.3.1.1 Mục đích: xác định hàm ẩm của hạt đậu nành và của sản phẩm.
2.3.1.2 Nguyên tắc: mẫu được nghiền mịn. Đem sấy ở nhiệt độ 105 – 106oC, thời gian 3 giờ. Độẩm được tính toán bằng cách cân các chất còn lại sau khi
đã tách hoàn toàn ẩm, tính và suy ra hàm lượng ẩm.
2.3.1.3 Dụng cụ.
Cân 4 số lẻ, cốc cân bằng kim loại hoặc bằng nhôm có nắp đậy, tủ sấy, bình hút ẩm.
2.3.1.4 Tiến hành.
- Lấy mẫu: cân 5 g mẫu (m1).
- Chuẩn bị: cho mẫu vào cốc cân đã được sấy đến khi khối lượng không đổi. - Thực hiện phản ứng: đưa cốc vào tủ sấy, sấy mẫu ở 105 – 106oC trong 3 giờ nhằm mục đích loại hoàn toàn nước.
- Thực hiện phép đo: sau 3 giờ lấy cốc ra để nguội trong bình hút ẩm về nhiệt
độ phòng trong 20 phút rồi cân. Tiếp tục sấy lại 30 phút, để nguội trong bình hút ẩm rồi cân. Lặp lại đến khối lượng không đổi (m2).
- Kết quảđược tính theo công thức: X = 1 2 1 )*100 ( m m m − (%)
2.3.2 Phương pháp xác định hàm lượng tro. [7]
2.3.2.1 Mục đích: xác định hàm lượng tro trong sản phẩm.
2.3.2.2 Nguyên tắc: khi nguyên liệu hay sản phẩm thực phẩm ở nhiệt
độ 400 – 600oC, các chất hữu cơ cháy và bay hơi, các chất bay hơi, các chất hữu cơ
cháy và bay hơi, chất vô cơ còn lại, đó là thành phần tro.
2.3.2.3 Dụng cụ, thiết bị. Cân phân tích có độ chính xác 0,001 g. Cân phân tích có độ chính xác 0,001 g. Lò nung điều chỉnh nhiệt độ. Chén nung. Bình hút ẩm. 2.3.2.4 Cách tiến hành.
Lấy 1g sản phẩm cho vào chén nung đã được nung trước đến trọng lượng không đổi, rồi cho vào lò nung ở nhiệt độ 400 – 600oC trong 5 – 6 giờ. Sau đó lấy ra
để trong bình hút để nguội về nhiệt độ phòng trong 20 phút rồi cân. - Tính kết quả: Hàm lượng tro T (%) theo công thức:
T = ) ( 100 * ) ( 1 2 3 2 m m m m − − (%) Trong đó: m1: khối lượng chén nung (g)
m2: khối lượng chén nung và mẫu trước khi nung (g) m3: khối lượng chén nung và mẫu sau khi nung (g)
2.3.3 Phương pháp xác định hàm lượng Nitơ tổng số và Protein thôbằng phương pháp Micro – Kjeldahl. [5] phương pháp Micro – Kjeldahl. [5]
2.3.3.1Mục đích.
Xác định hàm lượng Nitơ tổng số và Protein thô trong nguyên liệu và sản phẩm.
2.3.3.2 Nguyên tắc.
Khi đốt nóng phẩm vật đem phân tích với H2SO4 đậm đặc, các hợp chất hữu cơ bị oxi hóa. Carbon và Hydro tạo thành CO2 và H2O. Còn Nitơ sau khi được giải phóng ra dưới dạng NH3 kết hợp với H2SO4 tạo thành (NH4)2SO4 tan trong dung dịch. Đuổi NH3 khỏi dung dịch bằng NaOH đồng thời cất và thu NH3 bằng một lượng dư H2SO4 0,1N. Định phân lượng H2SO4 0,1N còn lại bằng dung dịch NaOH 0,1N chuẩn, qua đó tính được lượng Nitơ có trong mẫu thí nghiệm.
2.3.3.3 Dụng cụ và thiết bị. - Bộ cất đạm. - Bình hút ẩm. - Tủ hotte. - Bình Kjeldahl. - Becher. - Burette. - Pipet. - Bình định mức. - Ống đong thủy tinh. 2.3.3.4 Hóa chất. - Axit Sunfuric đậm đặc. - Natri Hydroxit 40%. - Axit Perchloric tinh khiết. - Dung dịch chuẩn NaOH 0,1N. - Dung dịch H2SO4 0,1N.
- Chỉ thị Phenolphthalein.
2.3.2.5 Cách tiến hành.
- Vô cơ hóa mẫu: tiến hành trong tủ hotte. Lấy 0,5g mẫu cho vào bình Kjeldahl thêm vào từ từ 10ml H2SO4 đậm đặc, để tăng nhanh quá trình vô cơ hóa (đốt cháy) cần phải cho theo chất xúc tác CuSO4 : K2SO4 (3:1). Trong quá trình đun luôn để bình Kjeldahl nguyên 45o, đun đến khi dung dịch trong suốt.
- Cất đạm.
+ Chuyển toàn bộ dung dịch đã được làm nguội từ từ sang bình định mức 100ml tráng thành bình bằng nước cất, sau đó thêm nước cất đến vạch định mức. Lắc đều.
+ Tiến hành: lấy 10ml trong bình định mức cho vào phễu trên bộ cất đạm, thêm 18ml NaOH 40% và 3 giọt Phenolphthalein. Hút 10ml H2SO4 0,1N cho vào erlen 50ml sau đó đặt dưới ống sinh hàn (miệng ống sinh hàn luôn ngậm trong H2SO4 0,1N). Khi bình cầu chứa 2/3 nước sôi, cắm ống nối từ bình cầu với bộ cất
đạm, sau 15 phút lấy erlen đặt dưới ống sinh hàn ra cho thêm 3 giọt Phenolphthalein sau đó chuẩn độ bằng NaOH 0,1N đến khi dung dịch có màu phớt hồng. Ghi lại thể
tích NaOH 0,1N để tính toán.
Tiến hành cất đạm và định phân 2 – 3 lần, lấy kết quả trung bình. - Tính kết quả.
Hàm lượng phần trăm Nitơ tổng số có trong mẫu được tính theo công thức: N = m v V bT a * 100 * * 0014 , 0 * ) ( − (%) Trong đó:
+ N: hàm lượng nitơ tính bằng phần trăm khối lượng. + a: số ml H2SO4 0,1N đem hấp thụ NH3 .
+ V: tổng thể tích định mức dung dịch vô cơ hóa mẫu (100ml). + v: thể tích dung dịch vô cơ hóa dùng để phân tích (10ml). + m: khối lượng mẫu đem vô cơ hóa (g).
+ 0,0014: lượng gam Nitơứng với 1ml H2SO4 0,1N. + T: hệ sốđiều chỉnh nồng độ NaOH 0,1N.
2.3.4 Phương pháp xác định hàm lượng Lipid. [5]
2.3.4.1 Mục đích: xác định hàm lượng Lipid tổng trong nguyên liệu và sản phẩm.
2.3.4.2 Nguyên tắc.
- Dùng dung môi kỵ nước trích ly hoàn toàn Lipid từ sản phẩm đã được nghiền nhỏ. Một số thành phần hòa tan trong chất béo cũng được trích ly theo bao gồm sắc tố, các Vitamin tan trong chất béo, các chất mùi,…tuy nhiên hàm lượng của chúng thấp. Do có lẫn tạp chất, phần trích ly được gọi là Lipid tổng.
- Hàm lượng Lipid tổng được tính bằng cách cân trực tiếp lượng dầu sau khi chưng cất loại sạch dung môi hoặc tính gián tiếp từ khối lượng bã còn lại.
2.3.4.3 Dụng cụ, thiết bị.
- Bộ soxhlet (bình cầu, trụ chiết, ống sinh hàn). - Tủ sấy, cân phân tích.
- Bình hút ẩm, bếp điện.
2.3.4.4 Hóa chất.
Dung môi trích ly Diethyl Ether.
2.3.4.5 Cách tiến hành.
Sấy khô nguyên liệu đến khối lượng không đổi, cân chính xác 5 gam mẫu đã
được nghiền nhỏ, cho vào bao giấy đã được sấy khô và biết khối lượng. Chú ý gói mẫu phải có bề rộng nhỏ hơn đường kính ống trụ, chiều dài ngắn hơn chiều cao ống
chảy tràn. Đặt bao giấy vào trụ chiết, lắp trụ chiết vào bình cầu và gắn ống sinh hàn. Qua đầu ống sinh hàn dùng phễu cho dung môi vào trụ chiết sao cho một lượng dung môi đã chảy xuống bình cầu và một lượng trên trụ chiết còn đủ ngập mẫu. Dùng bông làm nút đầu ống sinh hàn. Mở nước lạnh vào ống sinh hàn. Mở bếp điện và bắt đầu trích ly Lipid. Chiết trong 8 – 12 giờ cho đến khi trích ly hoàn toàn hết chất béo. Thử bằng cách lấy vài giọt Ether ở cuối ống xiphong nhỏ lên giấy lọc, dung môi bay hơi không để lại vết dầu loang thì kết thúc.
Cho Ether chảy xuống hết bình cầu. Lấy bao giấy ra đặt dưới tủ hút cho bay hơi ở nhiệt độ thường rồi cho vào tủ sấy, sấy ở 100 – 105oC trong 1,5 giờ, để nguội trong bình hút ẩm, cân xác định khối lượng.
- Tính kết quả.
Hàm lượng phần trăm chất béo tính theo công thức: X = m m m )*100 ( 1− 2 (%) Trong đó:
m1: khối lượng bao giấy và mẫu ban đầu (g)
m2: khối lượng bao giấy và mẫu sau khi trích Lipid và sấy khô (g) m: khối lượng mẫu ban đầu (g).
2.3.3 Phương pháp xác định hiệu suất thu hồi chất khô. [Theo TCVN 5533 – 1991].
Hiệu suất thu hồi chất khô xác định theo công thức: H = *100 1 2 m m (%) Với m1 = (1 – x1) * M1 m2 = (1 – x2) * M2
m2: lượng chất khô có trong sản phẩm (g)
x1, x2: hàm ẩm của nguyên liệu ban đầu và sản phẩm (g) M1, M2: khối lượng của nguyên liệu và sản phẩm (g)
2.3.6 Xác định Isoflavone bằng phương pháp HPLC - MS. 2.3.7 Kiểm tra vi sinh.
- Xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí theo ISO 4833:2003. - Xác định tổng số nấm men, nấm mốc, theo ISO 7954 – 1987. - Xác định E.Coli theo NF V08 – 017:1980.
- Xác định B.Cereus theo Ref. ISO 7932:2004. - Xác định Coliforms theo ISO4832:2006.
- Xác định Clostridium Perfrigens theo ISO 7937:004.
2.3.8 Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm.
2.3.8.1 Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm theo TCVN 3215 – 79. [12] 3215 – 79. [12]
Mục đích:
Đánh giá tổng quát mức chất lượng của sản phẩm bởi các chuyên gia.
Cách tiến hành.
Sản phẩm được đánh giá bằng phương pháp cho điểm theo thang điểm 5 điểm 6 bậc bởi đội ngũ chuyên gia.
Trong đó điểm ‘‘0’’ ứng với chất lượng sản phẩm bị hỏng. Còn từ 1 – 5 điểm ứng với mức khuyết tật giảm dần.
Bảng 2.3 Bảng đánh giá cảm quan sản phẩm bánh Flan từ sữa đậu nành. Chỉ tiêu Mức điểm quan trHệ sốọng Yêu cầu 5 Cấu trúc đồng nhất, bề mặt mềm, mịn, bóng láng. 4 Cấu trúc đồng nhất, bề mặt mềm, mịn. 3 Cấu trúc không đồng nhất, mặt bánh nổi bọt. 2 Bánh hơi nhão. 1 Bánh nhão. Cấu trúc 0 1,2 Bánh rất nhão. 5 Mùi thơm đặc trưng của sữa đậu nành. 4 Mùi thơm nhẹ của sữa đậu nành. 3 Mùi ít thơm của sữa đậu nành. 2 Có mùi hơi khét 1 Có mùi khét. Mùi 0 1 Có mùi lạ của sự hư hỏng. 5 Màu trắng ngà đặc trưng của sữa đậu nành 4 Màu trắng ngà đặc trưng của sữa đậu nành, có đốm trắng trên mặt bánh. 3 Màu vàng nhạt. 2 Màu vàng nhạt, có đốm trắng trên mặt bánh. 1 Màu vàng nhạt, có màu lạ. Màu 0 1 Biến màu sản phẩm. 5 Vị béo của sữa đậu nành. 4 Hơi béo của sữa đậu nành. 3 Không béo. 2 Hơi đắng. 1 Đắng. Vị 0 0,8 Vị lạ của sự hư hỏng.
Bảng 2.4 Phiếu đánh giá cảm quan.
Sau khi có phiếu đánh giá cảm quan của từng thành viên, thư ký hội đồng sẽ tổng kết điểm của từng thành viên sau đó tính ra điểm chất lượng sản phẩm.
Theo hệđiểm 20 chất lượng sản phẩm được chia làm 6 mức. Bảng 2.6 Bảng mức chất lượng.
Mức Điểm Điểm trung bình có trọng lượng Tốt 18,6 – 20,0 Các chỉ tiêu quan trọng nhất ≥ 4,7 Khá 15,2 – 18,5 Các chỉ tiêu quan trọng nhất ≥ 3,8 Trung bình 11,2 – 15,1 Các chỉ tiêu quan trọng nhất ≥ 2,8 Kém 7,2 – 11,1 Các chỉ tiêu quan trọng nhất ≥ 1,8 Rất kém 4,0 – 7,1 Các chỉ tiêu quan trọng nhất ≥ 1
Hỏng 0 – 3,9
2.3.8.2 Phép thử cho điểm thị hiếu. [12]
Mục đích.
Nhằm thu nhận thông tin từ người thử xem họ có ưa thích sản phẩm hay không, mức độưa thích như thế nào.
Cách tiến hành.
Mỗi người thử nhận được ba mẫu thử gồm bánh Flan từ sữa đậu nành (A),
đậu hũ nước đường (B), bánh Flan từ trứng và sữa (C), để tiến hành đánh giá cảm quan bằng cách nhìn, ngửi, nếm mẫu, cho điểm vào phiếu đánh giá cảm quan.
Các chỉ tiêu đánh giá qua thang điểm 9 được quy định như sau: Bảng 2.7 Thang điểm đánh giá cảm quan.
Điểm Mức độ ưa thích Điểm Mức độ ưa thích 9 Cực kỳ thích 4 Hơi ghét 8 Rất thích 3 Tương đối ghét 7 Tương đối thích 2 Rất ghét 6 Hơi thích 1 Cực kỳ ghét 5 Bình thường
2.3.9 Phương pháp xử lý số liệu.
Phương pháp xử lý số liệu của phân tích Anova.
Phân tích phương sai Anova để xác định các mẫu phân tích khác nhau có ý nghĩa hay không.
Giả thuyết H0: Sự khác nhau các mẫu phân tích chỉ là ngẫu nhiên (chọn mức ý nghĩa là 0,05%).
+ Nếu P-value < 0,05 thì sự khác biệt có ý nghĩa giữa các mẫu.
+ Nếu P-value > 0,05 thì không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các mẫu.
Dùng Statgraphic để xử lý số liệu. - Xử lý Anova:
Nhập số liệu chọn Compare Analysic of variance One way Anova OK.
Bảng Anova Analysis sẽ xuất hiện, so sánh P-value với 0,05. - Xử lý Multiples Ranges Test:
Sau khi có kết quả Anova, chọn Multiples Ranges Test xuất hiện bảng cho biết các giá trị nào khác nhau có ý nghĩa và giá trị nào không khác nhau có ý nghĩa (biểu hiện bằng các chữ X đồng hàng thì sự khác nhau đó không có ý nghĩa, các chữ
2.4 CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CHO SẢN PHẨM BÁNH FLAN TỪSỮA ĐẬU NÀNH. SỮA ĐẬU NÀNH. 2.4.1 Chỉ tiêu cảm quan. Bảng 2.9 Bảng chỉ tiêu cảm quan. Chỉ tiêu Yêu cầu Cấu trúc Cấu trúc đồng nhất, mịn, bề mặt bóng láng. Mùi Thơm đặc trưng của sữa đậu nành. Màu Màu trắng ngà đặc trưng của sữa đậu nành. Vị Vị béo đặc trưng của sữa đậu nành 2.4.2 Chỉ tiêu vi sinh. Bảng 2.10 Bảng chỉ tiêu vi sinh. [9] Chỉ tiêu vi sinh Giới hạn cho phép Tổng số vi khuẩn hiếu khí 106 Coliform 103 Escherichia coli 102 Staphylococcus aureus 102 Clostrium perfringens 102 Bacillus cereus 102 Salmonella 103 2.4.3 Các thành phần dinh dưỡng.
- Xác định hàm lượng Protein trong sản phẩm. - Xác định hàm lượng Lipid.
- Xác định hàm ẩm.
- Xác định hàm lượng tro. - Xác định Isoflavon.
2.5 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM.
2.5.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát sản phẩm trên thị trường.
Chúng tôi tiến hành khảo sát một số sản phẩm đậu hũ có mặt trên thị trường. Qúa trình khảo sát được thực hiện trên 3 sản phẩm, các thông số khảo sát bao gồm: Hàm lượng chất khô, Protein, Lipid, Isoflavon
2.5.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát nhiệt độ và thời gian sấy.
- Mục đích: tìm ra nhiệt độ và thời gian sấy thích hợp để màu sắc của hạt
đạt giá trị cảm quan (màu vàng vừa không quá sẫm). Tỉ lệ nát thấp nhất, tỉ lệ
bóc vỏ cao nhất. - Tiến hành: + Yếu tố cốđịnh: khối lượng đậu 50g, thời gian sấy là 10 phút. + Yếu tố khảo sát: nhiệt độ sấy 55oC; 60oC; 65oC; 70oC; 75oC; 80oC. + Giá trị ghi nhận: • Màu sắc. • Tỉ lệ nát. • Tỉ lệ bóc vỏ.
2.5.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát thời gian ngâm, tỉ lệđậu : nước ngâm.
- Mục đích: tìm ra lượng nước ngâm, thời gian ngâm phù hợp để hạt đạt giá trị cảm quan thuận lợi cho quá trình xay đậu và hiệu suất thu hồi chất khô là cao nhất.
- Tiến hành:
+ Yếu tố cốđịnh: khối lượng đậu 50g.
+ Yếu tố khảo sát: lượng nước ngâm lần lượt 150g; 175g; 200g; 225g (ứng với tỉ lệ đậu : nước là: 1:3; 1:3,5; 1:4; 1:4,5) theo khối lượng, thời gian ngâm lần lượt là 2,5h; 3h; 3,5h; 4h.
+ Giá trị ghi nhận:
• Hiệu suất thu hồi chất khô.
• Biến đổi cảm quan về cấu trúc của hạt đậu.
2.5.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát tỉ lệđậu : nước, tỉ lệ thạch cao.
- Mục đích: tìm ra tỉ lệđậu : nước, tỉ lệ thạch cao thích hợp để sản phẩm có cấu trúc đồng nhất, mịn, bề mặt bóng láng, thơm đặc trưng của sữa đậu nành.
- Tiến hành: + Yếu tố cốđịnh:
• Khối lượng đậu 100g.
• Nhiệt độđun sôi 90 – 95oC, thời gian đun 15 phút. + Yếu tố khảo sát:
• Lượng nước lần lượt: 400ml; 500ml; 600ml; 700ml (ứng với tỉ lệ đậu : nước là 1:4; 1:5; 1:6; 1:7).
• Lượng thạch cao: 0,05%; 0,1%; 0,2%; 0,3%; 0,4% theo khối lượng dịch sữa. + Giá trị ghi nhận: