Khảo sát ảnh hưởng của mật độ gieo đến tỷ lệ nảy mầm

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu sản xuất giá đậu nành (Trang 57 - 59)

Mục đích: Chọn ra mật độ gieo thích hợp cho tỷ lệ nảy mầm cao.

Yếu tố cốđịnh:

- Giá thể gieo (cát)

- Nhiệt độ gieo (nhiệt độ phòng) - Chế độ ngâm hạt (3 giờ 350C) - Chế độ tưới

- Diện tích bề mặt gieo 0,07 m2, chia thành 2 lớp.

Yếu tố khảo sát: Mật độ gieo 100, 200, 300, 400, 500 hạt đậu trên diện tích 0,07 m2.

Tiến hành gieo: Sau khi ngâm đậu tiến hành gieo ở các mật độ 100 hạt, 200

hạt, 300 hạt, 400 hạt, 500 hạt trên diện tích 0,07 m2, gieo thành 2 lớp. Tiến hành lặp lại 3 lần và lấy trung bình.

Chỉ tiêu lựa chọn: Chọn mật độ gieo cho tỷ lệ nảy mầm cao ứng với năng

suất cao. Sơđồ bố trí thí nghiệm: B1 B2 B3 B4 B5

Hình 3.6: Sơđồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng mật độ gieo đến tỷ lệ nảy mầm.

Trong đó: B1, B2, B3, B4, B5 lần lượt là mật độ gieo 100, 200, 300, 400, 500 hạt trên diện tích 0,07 m2.

Hạt đậu nành (đã ngâm đủ ẩm và để ráo)

Gieo

Bảng 3.9: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của mật độ gieo đến tỷ lệ nảy mầm.

Kết quả phân tích anova:

Hình 3.7: Ảnh hưởng của mật độ gieo đến tỷ lệ nảy mầm.

Kết luận:

Qua khảo sát gieo với các mật độ khác nhau, kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ nảy mầm khi gieo ở các mật độ trên khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa > 95% (P-value < 0,05).

Dựa vào bảng kết quả và đồ thị trên ta thấy tỷ lệ nảy mầm của đậu nành khi gieo ở mật độ 100 hạt trên diện tích 0,07 m2 là cao nhất (64,67%). Đồng thời gieo ở mật độ 200 hạt trên diện tích 0,07 m2 cũng cho tỷ lệ nảy mầm cao (61,12%). Nhưng xét về tính kinh tế thì gieo ở mật độ 200 hạt trên tổng diện tích bề mặt 0,07 m2 cao hơn nên chọn mật độ này để gieo và sử dụng cho tất cả các thí nghiệm khảo sát.

Tỷ lệ nảy mầm % Số hạt Lặp lại 100 hạt 200 hạt 300 hạt 400 hạt 500 hạt 1 65,0 60,0 36,666 30,5 17,4 2 67,0 59,5 37,666 28,75 18,2 3 62,0 64,0 34,333 31,0 16,4 Trung bình 64,67 61,12 36,22 30,08 17,33

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu sản xuất giá đậu nành (Trang 57 - 59)