Ngành dệt may

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng chống bán phá giá trên thế giới và ở Việt Nam” ppt (Trang 69 - 73)

IV. KINH NGHIỆM CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC

VẤN ĐỀ BÁN PHÁ GIÁVÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT NAM

1.6. Ngành dệt may

Có đội ngũ hùng hậu với hơn 130 xí nghiệp, nhưng trên thực tế hiện nay vải nội chỉ mới giữ được khoảng hơn 20% thị phần, còn nhường 80% thị

phần cho hàng ngoại nắm giữ, trong đó hàng Trung quốc chiếm lĩnh khoảng 60% thị phần. Ngay cả các xí nghiệp may xuất khẩu của Tổng Công ty dệt may cũng không sử dụng vải của các xí nghiệp trong nước, vải cho may mặc xuất khẩu vẫn phải nhập khẩu 80 - 90%. Giá hàng vải Trung quốc chỉ bằng một nửa thậm chí 1/3 hàng sản xuất trong nước, một mét vải siu Trung quốc giá 12.000 - 15.000đ tuỳ theo khổ và mầu sắc, trong khi đó vải siu Long an là 21.000 đ/m. Quần áo của Trung quốc giá rất rẻ lại thích hợp với tầm vóc của người Việt nam, một bộ complet nếu mua ở một cửa hàng sang trọng ở Bắc kinh giá có thể là 2 triệu đồng, trong khi nếu mua ở Việt nam cũng bộ

complet đó giá chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng.

Lý giải tại sao hàng Trung quốc lại rẻ hơn hàng Việt nam, mặc dù phải chịu chi phí chuyên chở, tiền lãi cho các nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài và tiền lãi cho các nhà nhập khẩu Việt nam. Báo “Diễn đàn doanh nghiepẹ” số

ra ngày 25/4/1997 cho rằng “Xuất khẩu ra nước ngoài với giá rẻ, nhiều khi rẻ

hơn giá sản xuất trong nước đã giúp xí nghiệp đạt công suất tối đa, doanh thu và lợi nhuận đều cao hơn trường hợp bán trong nước với giá cao nhưng xí nghiệp không đạt công suất tối đa, chịu chi phí bất biến cao và rồi cuối cùng chỉđạt lợi nhuận thấp”.

1.7. Dược phm

Thị trường dược phẩm nước ta rất hỗn tạp, thuốc ngoại quốc được nhập khẩu hầu như khắp các nước trên thế giới. Các đường dây nhập lậu thuốc phát triển không kiểm soát được. Các loại thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc quá hạn sử dụng, thuốc kém chất lượng, thuốc không có nguồn gốc được bán lén lút, tràn lan khắp các ngõ phố. Ngay cả thuốc đã bị cấm sử dụng ở các nước khác cũng có bán ở Việt nam.

Về giá cả thì không có một cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra xem giá các công ty bán ra như vậy có hợp lý hay không. Cùng một loại thuốc mà giá

chênh lệch khác hẳn nhau. Thí dụ, một viên Cipre của Đức giá 30.000 đ, của Pháp 15.000 đ, của ấn độ từ 1.500 – 2.000 đ. Các hãng nước ngoài trong giai

đoạn khai phá thị trường có thể bán hàng chấp nhận lỗ đến 6 tháng. Chai thuốc nhỏ mắt V.Rohto ở Nhật giá bán lẻ là 8 USD, sang Việt nam bán đến tay người tiêu dùng là 4 USD. Tuy bán phá giá như thế nhưng họ vẫn có lãi vì thuế kinh doanh ở Nhật rất cao và Chính phủ Nhật lại miễn thuế một số mặt hàng xuất khẩu để tăng sức cạnh tranh.

Trước sức công phá mãnh liệt của các hãng nước ngoài, các công ty dược Việt nam chỉ còn chi phối được khoảng 25% thị phần. Hầu hết các loại thuốc nhập khẩu hiện nay các xí nghiệp trong nước đều có thể sản xuất được. Vấn đề bây giờ là phải hạn chế được thuốc ngoại nhập khẩu bán phá giá thì công nghiệp sản xuất thuốc nội mới có cơ hội phát triển được.

Qua phân tích đối với một số ngành sản xuất khác nhau đã nêu trên, chúng ta nhìn thấy bức tranh tổng quát là hầu hết các ngành đã từng có thể

mạnh ở nước ta như: xe đạp, quạt điện, cơ khí, điện tử dân dụng, vải và may mặc, giấy... đều đã có những thời gian bị suy yếu nghiêm trọng với lý do cơ

bản là không cạnh tranh nổi với các loại hàng nhập khẩu bán phát giá.

Rõ ràng là bán phá giá hàng nhập khẩu nước ngoài đã xảy ra ở Việt nam, nhiều hãng nước ngoài đã tiến hành các hoạt động bán phá giá và họ đã thành công trong việc đạt được một số mục tiêu chiếm lĩnh thị phần của các doanh nghiệp Việt nam. Ngược lại, các nhà doanh nghiệp Việt nam như là người chơi trên sân bóng mà không có trọng tài, họ bị các hãng nước ngoài chèn ép thô bạo với biện pháp không trung thực, nhưng chúng ta lại không thể kiện họ được. Do chúng ta chưa ban hành “Luật chống bán phá giá” nên không có cơ

sở pháp lý để khẳng định những mặt hàng nào đã và đang bán phá giá và không thể tiến hành hành động pháp lý để chống lại chúng.

Bán phá giá hàng nhập khẩu từ nước ngoài đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế và xã hội nước ta, thể hiện như sau:

Là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần gây ra hiện tượng trì trệ, hạn chế tốc độ phát triển của nền kinh tế như đã thể

hiện trong một số năm gần đây (cụ thể là đôí với một số ngành sản xuất như đã nêu ở trên).

Đối với nền sản xuất trong nước đã từng gây ra sự đình trệ sản xuất của nhiều xí nghiệp, thậm chí có xí nghiệp đã bị phá sản hoặc bị

giải thể.

Đối với người kinh doanh việc nhập khẩu hàng hóa giá rẻ, kể cả

nhập lậu, thu lợi nhuận cao đã lôi cuốn nhiều doanh nghiệp (trong

đó có nhiều doanh nghiệp Nhà nước có việc làm kinh doanh bất hợp pháp, làm tha hoá nhiều cán bộ Nhà nước gây hậu quả to lớn cho xã hội.

Đối với người tiêu dùng bị thiệt thòi vì lượng hàng quá thời hạn sử

dụng, hàng kém phẩm chất, hàng giả thậm chí cả hàng độc hại từ

nước ngoài tuồn vào bán với khối lượng lớn gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, về sức khoẻ cho người tiêu dùng.

Đối với xã hội thì tình trạng sản xuất trì trệ, xí nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc bị đóng cửa đã làm cho rất nhiều công nhân không có đủ việc làm hoặc bị thất nghiệp hoàn toàn, đời sống lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn.

2. Các vụ nước ngoài kiện doanh nghiệp Việt nam bán phá giá: Việc

Hiệp hội các chủ trại nuôi cá Nheo Mỹ (CFA) kiện các doanh nghiệp

Việt Nam bán phá giá sản phẩm fillet cá Tra, cá Basa trên thị

trường Mỹ

Kể từ năm 1991 đến nay, Việt nam đã phải đối phó với 8 vụ kiện chống bán phá giá. Trong đó có 5 vụ đã kết thúc và 3 vụ đang trong quá trình điều tra. Những vụ đã kết thúc là vụ Columbia kiện Việt nam bán phá giá gạo năm 1994, kêté quả Việt nam không bị đánh thuế, vì dù bị kết luận là có bán phá giá ở mức 9,07% nhưng không gây tổn hại cho ngành trồng lúa gạo của Columbia. Vụ EU kiện Việt nam bán phá giá mì chính vào năm 1998, kết quả

doanh nghiệp Việt nam bị đánh thuế chống bán phá giá ở mức 16,8%. Cùng năm này, EU còn kiện doanh nghiệp Việt nam bán phá giá về giầy dép, kết

quả là không bị đánh thuế vì thị phần hàng Việt nam gia tăng rất nhỏ so với các nước Trung quốc, Indonesia và Thái lan. Năm 2000, vụ kiện bán phá giá bật lửa tại Ba lan, kết quả doanh nghiệp Việt nam phải chịu đánh thuế chống bán phá giá với mức 0,09 Euro/chiếc. Năm 2001, tại Canada, vụ kiện bán phá giá sản phẩm tỏi, doanh nghiệp của Việt nam bị đánh thuế chống bán phá giá với mức 1,48 dollar Canada/kg.

Trong năm 2002, doanh nghiệp Việt nam đang chịu ba vụ kiện bán phá giá về giầy của Canada, bật lửa gas của EU và vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa của Mỹ. Việt nam đã thắng trong vụ kiện bán phá giá giầy ở Canada. Toà thương mại quốc tế Canada (CITT) đã ra phán quyết ngày 7/1/2003 khẳng định “giầy và đế giầy không thấm nước có nguồn gốc hoặc được xuất khẩu từ Việt nam không gây thiệt hại và cũng không đe doạ ngành sản xuất giầy Canada”. Phán quyết của CITT sẽ huỷ bỏ biện pháp chống bán phá giá tạm thời đã áp đặt trong 4 tháng qua đối với mặt hàng giầy xuất xứ từ Việt nam, cơ quan hải quan Canada phải hoàn trả lại số tiền thuế tính theo mức rất cao mà các công ty nhập hàng từ Việt nam phải nộp kể từ khi xảy ra vụ kiện: 72% đối với hàng của 6 doanh nghiệp bị điều tra và 187% với hàng xuất khẩu của các công ty khác. Trở lại với mức thuế bình thường là 20%. Hai vụ kiện còn lại đang trong quá trình điều tra.

Trong các vụ kiện nêu trên, vụ kiện bán phá giá sản phẩm fillet cá tra và cá basa của Mỹ đối với các doanh nghiệp Việt nam đang là tâm điểm thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp Việt nam và của nhiều nước trên thế giới.

2.1 Khái quát diễn biến tình hình

Kể từ năm 1997, sản phẩm fillet cá tra, cá basa của Việt nam bắt đầu được xuất khẩu sang Mỹ. Ngay sau thời gian đó không lâu, với ưu thế chất lượng cao, giá bán phù hợp, sản phẩm fillet cá tra và cá basa đã được người tiêu dùng “khó tính” Mỹ chấp nhận. Trước tín hiệu khả quan về thị trường lớn, nhiều người đã kỳ vọng vào một thương hiệu Việt nam có uy tín trên đất Mỹ,

đặc biệt vào thời điểm Hiệp định thương mại Việt-Mỹ sắp được ký kết. Nhưng thực tế, việc xuất khẩu những con cá da trơn Việt nam sang Mỹ không

hề suôn sẻ, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam lại phải đương đầu với các phiên toà xét xử do Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ (CFA) kiện Việt nam bán phá giá sản phẩm fillet cá tra và basa trên thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng chống bán phá giá trên thế giới và ở Việt Nam” ppt (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)