CHƯƠNG II THỰC TRẠ NG CH Ố NG BÁN PHÁ GIÁ TRÊN TH Ế
4.3. Rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá
Mỹ quy định DOC là cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá sau khi đã áp dụng được 5 năm với trình tự
thủ tục được quy định như áp dụng thuế chống bán phá giá ban đầu. Nội dung rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá là xem xét hiệu quả của việc áp dụng thuế này để có thểđưa ra một trong ba quyết định như sau:
Giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá đã áp dụng; hoặc
Giảm mức thuế chống bán phá giá đã áp dụng; hoặc
Bãi bỏ thuế chống bán phá giá đã áp dụng.
Trong trường hợp vẫn tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá, DOC sẽ
tiếp tục tiến hành rà soát trong 5 năm tiếp theo.
5. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá của Mỹ
Các cuộc điều tra chống bán phá giá hàng năm của Mỹ ngày càng giảm từ khi Hiệp định chống bán phá giá của WTO có hiệu lực vào năm 1995, từ
(1997). Theo con số thống kê chính thức từ Bộ Thương mại Mỹ, đã có 72 cuộc điều tra chống phá giá từ 1996 đến 1998. Trong năm 19998, sức ép của ngành công nghiệp trong nước và cạnh tranh nước ngoài, đặc biệt là về sắt theo đã làm một số cuộc điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá tăng lên thành 36 cuộc, gấp đôi so với hai năm trước đó gộp lại.
Việc điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá của Mỹ thường tập trung vào mặt hàng chính là sắt thép. Trong số 72 cuộc điều tra chống phá giá từ 1996 đến 1998 có đến 39 cuộc (chiếm 54%) về sản phẩm sắt thép nhưng chỉ chú trọng vào một số mặt hàng sắt thép quan trọng, mang tính chiến lược cao như thép carbon cán nóng và cán mỏng. Từ năm 1999, Mỹ đang áp dụng mức thuế chống bán phá giá khoảng 25% đến 67,5% đối với sản phẩm sắt thép cán nóng nhập khẩu từ Nhật bản, và đối với Brazil là 50,7% đến 71%.
Đối với Liên bang Nga, Mỹ thực hiện theo chương trình hành động áp dụng cho ngành sắt thép, thoả thuận theo các yêu cầu liên quan đến nhập khẩu sản phẩm sắt thép và hạn chế chỉ nhập khẩu 16 mặt hàng sắt thép với số lượng nhất định.
Tổng kết trong giai đoạn từ năm 1995 đến cuối năm 2001, Mỹ đã tiến hành 255 cuộc điều tra chống bán phá giá và 169 lần áp dụng thuế chống bán phá giá, tuy nhiên chỉ là đối tượng chịu 57 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Như vậy, từ năm 1999 cho đến 2001, việc áp dụng thuế chống bán phá giá của Mỹ đã tăng lên khá nhanh.
III. ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA LIÊN MINH